CTTĐT - Nhờ có điều kiện khí hậu thuận lợi nên những năm qua, các xã phía Tây của huyện như: Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Lương Thịnh đã hình thành vùng sản xuất cây ăn quả có múi bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, thu nhập bình quân đạt từ 130 - 150 triệu đồng/ha/năm.
Mô hình bưởi diễn cho hiệu quả kinh tế cao của người dân xã Hưng Thịnh
Những hàng bưởi da xanh quả sai lúc lỉu là thành quả của sự chăm sóc tỉ mỉ và áp dụng phương thức sản xuất tiên tiến của hộ gia đình bà Hoàng Thị Dụng, thôn Quang Vinh, xã Hưng Thịnh. Bà Dụng cho biết: Gia đình tôi trồng hơn 200 gốc bưởi diễn ghép đã cho thu hoạch chừng 2 năm nay, mỗi vụ cũng thu về cả trăm triệu đồng. Giống bưởi diễn ghép dễ trồng và dễ chăm sóc hơn so với các giống bưởi truyền thống khác, cho trái sai cành. Nhờ có thêm nhiều kiến thức về trồng trọt từ các lớp tập huấn được mở ngay tại xã nên gia đình tôi cũng như nhiều hộ trồng bưởi trong toàn xã Hưng Thịnh đã áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên chất lượng quả bưởi diễn ngày càng được nâng cao.
Xã Hưng Thịnh là một trong những xã vùng trọng điểm về cây ăn quả có múi của huyện Trấn Yên. Những năm qua, địa phương này đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả có múi, vận động nhân dân chuyển đổi những diễn tích đồi dốc kém hiệu quả để trồng các loại cây ăn quả có múi như: Bưởi, Cam, quýt với diện tích đạt trên 230 ha, đạt 234% so với Nghị quyết đề ra. Sản lượng cây ăn quả mỗi năm đạt trên 1.200 tấn, đạt 120% so với Nghị quyết, giá trị đạt 24 tỷ đồng/năm, tăng hơn 9 tỷ đồng so với năm 2015. Hưng Thịnh cũng xây dựng thành công gần 40 ha cây ăn quả có múi vào sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap có chứng nhận chất lượng sản phẩm và có tem truy suất nguồn gốc cho sản phẩm cam đường canh và quả bưởi Diễn tại các thôn Yên Bình, Khang Chính, Yên Thuận, Quang Vinh.
Ông Nguyễn Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh cho biết: Cây ăn quả có múi đã trở thành cây mũi nhọn sản xuất hàng hóa chủ lực của địa phương với diện tích trên 200 ha, trong đó có 100 ha đang trong kỳ kinh doanh. Năm 2020, căn cứ trên các tiềm năng thế mạnh của địa phương, cụ thể hóa Nghị quyết Đại Hội đảng bộ xã lần thứ 26, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xã đã đề ra các chương trình chính sách tập trung phát triển kinh tế sát với điều kiện thực tế, trong đó chú trọng phát triển cây ăn quả có múi đang là thế mạnh lớn của xã và tập trung đi sâu vào việc vận động, hỗ trợ người dân đầu tư thâm canh chăm sóc, chế biến và đưa ra những sản phẩm hữu cơ dần hướng tới sản phẩm OCOP. Phấn đấu trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 sẽ đưa sản phẩm bưởi diễn và cam đường canh được chứng nhận là sản phẩm OCOP.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện Trấn Yên đã trồng mới được 553 ha cây ăn quả, bằng 184% Nghị quyết, nâng diện tích cây ăn quả có múi của toàn huyện là 762 ha gồm: 390 ha bưởi, 290 ha cam, 14,5 ha quýt và gần 70 ha chanh; sản lượng quả mỗi năm đạt 2.000 tấn, tăng 1.300 tấn so với năm 2015. Trong 6 tháng đầu năm 2020, huyện đã hướng dẫn xã Hồng Ca xây dựng chứng nhận chất lượng sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế đối với sản phẩm cây ăn quả có múi của Hợp tác xã cây ăn quả xã Hồng Ca… Có được thành quả đó là do huyện Trấn Yên đã biết khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, khí hậu, quy hoạch cụ thể chi tiết vùng trồng cây ăn quả, tập trung chủ yếu ở các xã như: Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Hồng Ca, Lương Thịnh, Quy Mông… Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các địa phương lựa chọn giống cây ăn quả đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, sạch bệnh vào trồng để chuyển đổi diện tích đất vườn tạp, đất trồng cây kém hiệu quả; mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân, xuống tận vườn để hướng dẫn người trồng cách chăm sóc cây theo từng giai đoạn phát triển. Đến nay, toàn huyện đã có nhiều mô hình sản xuất cây ăn quả có múi cho thu nhập bình quân từ 130 – 150 triệu đồng/ha/năm, một số mô hình còn cho thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm, mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân.
Bà Triệu Thị Bích Liệu, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên cho biết: Để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là trồng mới 250 ha, nâng tổng diện tích cây ăn quả có múi trên toàn huyện đến năm 2025 lên trên 1.000 ha, sản lượng đạt 3.500 tấn. Trong những năm tới, cùng với việc chuyển đổi những diện tích đất vườn tạp, đất đồi kém hiệu quả sang trồng, sản xuất cây ăn quả có múi chuyên canh theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô lớn, hướng tới sản xuất hàng hóa liên kết theo chuỗi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, sản lượng quả tại các địa phương trong vùng quy hoạch, huyện sẽ tập trung nâng tầm sản phẩm cây ăn quả có múi bằng nhiều giải pháp như: Xây dựng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, hoàn thiện xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, xây dựng sản phẩm OCOP cho các sản phẩm quả có múi; đưa sản phẩm Bưởi, Cam, Quýt của huyện tham gia các Hội chợ trưng bày sản phẩm nông nghiệp đặc sản địa phương, tăng cường giới thiệu quảng bá thương hiệu chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh quả có múi của huyện Trấn Yên trên thị trường./.
1465 lượt xem
CTV: Nguyễn Thư
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhờ có điều kiện khí hậu thuận lợi nên những năm qua, các xã phía Tây của huyện như: Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Lương Thịnh đã hình thành vùng sản xuất cây ăn quả có múi bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, thu nhập bình quân đạt từ 130 - 150 triệu đồng/ha/năm. Những hàng bưởi da xanh quả sai lúc lỉu là thành quả của sự chăm sóc tỉ mỉ và áp dụng phương thức sản xuất tiên tiến của hộ gia đình bà Hoàng Thị Dụng, thôn Quang Vinh, xã Hưng Thịnh. Bà Dụng cho biết: Gia đình tôi trồng hơn 200 gốc bưởi diễn ghép đã cho thu hoạch chừng 2 năm nay, mỗi vụ cũng thu về cả trăm triệu đồng. Giống bưởi diễn ghép dễ trồng và dễ chăm sóc hơn so với các giống bưởi truyền thống khác, cho trái sai cành. Nhờ có thêm nhiều kiến thức về trồng trọt từ các lớp tập huấn được mở ngay tại xã nên gia đình tôi cũng như nhiều hộ trồng bưởi trong toàn xã Hưng Thịnh đã áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên chất lượng quả bưởi diễn ngày càng được nâng cao.
Xã Hưng Thịnh là một trong những xã vùng trọng điểm về cây ăn quả có múi của huyện Trấn Yên. Những năm qua, địa phương này đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả có múi, vận động nhân dân chuyển đổi những diễn tích đồi dốc kém hiệu quả để trồng các loại cây ăn quả có múi như: Bưởi, Cam, quýt với diện tích đạt trên 230 ha, đạt 234% so với Nghị quyết đề ra. Sản lượng cây ăn quả mỗi năm đạt trên 1.200 tấn, đạt 120% so với Nghị quyết, giá trị đạt 24 tỷ đồng/năm, tăng hơn 9 tỷ đồng so với năm 2015. Hưng Thịnh cũng xây dựng thành công gần 40 ha cây ăn quả có múi vào sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap có chứng nhận chất lượng sản phẩm và có tem truy suất nguồn gốc cho sản phẩm cam đường canh và quả bưởi Diễn tại các thôn Yên Bình, Khang Chính, Yên Thuận, Quang Vinh.
Ông Nguyễn Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh cho biết: Cây ăn quả có múi đã trở thành cây mũi nhọn sản xuất hàng hóa chủ lực của địa phương với diện tích trên 200 ha, trong đó có 100 ha đang trong kỳ kinh doanh. Năm 2020, căn cứ trên các tiềm năng thế mạnh của địa phương, cụ thể hóa Nghị quyết Đại Hội đảng bộ xã lần thứ 26, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xã đã đề ra các chương trình chính sách tập trung phát triển kinh tế sát với điều kiện thực tế, trong đó chú trọng phát triển cây ăn quả có múi đang là thế mạnh lớn của xã và tập trung đi sâu vào việc vận động, hỗ trợ người dân đầu tư thâm canh chăm sóc, chế biến và đưa ra những sản phẩm hữu cơ dần hướng tới sản phẩm OCOP. Phấn đấu trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 sẽ đưa sản phẩm bưởi diễn và cam đường canh được chứng nhận là sản phẩm OCOP.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện Trấn Yên đã trồng mới được 553 ha cây ăn quả, bằng 184% Nghị quyết, nâng diện tích cây ăn quả có múi của toàn huyện là 762 ha gồm: 390 ha bưởi, 290 ha cam, 14,5 ha quýt và gần 70 ha chanh; sản lượng quả mỗi năm đạt 2.000 tấn, tăng 1.300 tấn so với năm 2015. Trong 6 tháng đầu năm 2020, huyện đã hướng dẫn xã Hồng Ca xây dựng chứng nhận chất lượng sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế đối với sản phẩm cây ăn quả có múi của Hợp tác xã cây ăn quả xã Hồng Ca… Có được thành quả đó là do huyện Trấn Yên đã biết khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, khí hậu, quy hoạch cụ thể chi tiết vùng trồng cây ăn quả, tập trung chủ yếu ở các xã như: Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Hồng Ca, Lương Thịnh, Quy Mông… Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các địa phương lựa chọn giống cây ăn quả đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, sạch bệnh vào trồng để chuyển đổi diện tích đất vườn tạp, đất trồng cây kém hiệu quả; mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân, xuống tận vườn để hướng dẫn người trồng cách chăm sóc cây theo từng giai đoạn phát triển. Đến nay, toàn huyện đã có nhiều mô hình sản xuất cây ăn quả có múi cho thu nhập bình quân từ 130 – 150 triệu đồng/ha/năm, một số mô hình còn cho thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm, mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân.
Bà Triệu Thị Bích Liệu, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên cho biết: Để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là trồng mới 250 ha, nâng tổng diện tích cây ăn quả có múi trên toàn huyện đến năm 2025 lên trên 1.000 ha, sản lượng đạt 3.500 tấn. Trong những năm tới, cùng với việc chuyển đổi những diện tích đất vườn tạp, đất đồi kém hiệu quả sang trồng, sản xuất cây ăn quả có múi chuyên canh theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô lớn, hướng tới sản xuất hàng hóa liên kết theo chuỗi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, sản lượng quả tại các địa phương trong vùng quy hoạch, huyện sẽ tập trung nâng tầm sản phẩm cây ăn quả có múi bằng nhiều giải pháp như: Xây dựng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, hoàn thiện xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, xây dựng sản phẩm OCOP cho các sản phẩm quả có múi; đưa sản phẩm Bưởi, Cam, Quýt của huyện tham gia các Hội chợ trưng bày sản phẩm nông nghiệp đặc sản địa phương, tăng cường giới thiệu quảng bá thương hiệu chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh quả có múi của huyện Trấn Yên trên thị trường./.