CTTĐT - Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025. Đồng chí Lê Thành Long - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.
Các đại biểu dự tại điểm cầu Bộ Tư pháp.
Năm 2024, kết quả công tác trên hầu hết các lĩnh vực của Bộ, ngành Tư pháp đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, có một số lĩnh vực đạt kết quả nổi bật như: công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; công tác truyền thông, phổ biến về chính sách, pháp luật; công tác thi hành án dân sự… Thể chế trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý nhà nước. Công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
Năm 2024, Bộ Tư pháp đã thẩm định 40 điều ước quốc tế, góp ý 223 điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; cấp 5 ý kiến pháp lý cho các Hiệp định vay nước ngoài. Trong công tác trợ giúp pháp lý, cả nước đã thụ lý mới trên 39.600 vụ việc, hoàn thành trên 37.300 vụ việc, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, công tác xây dựng ngành, kiện toàn tổ chức, bộ máy được triển khai quyết liệt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và cán bộ làm công tác pháp luật, tư pháp được quan tâm, chú trọng… Qua đó đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước và của từng địa phương.
Tại tỉnh Yên Bái, năm 2024, công tác tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực, tỉnh đã chủ động gắn công tác tư pháp với chuyển đổi số để hoàn thành các nhiệm vụ với chất lượng, hiệu quả cao hơn. Công tác chỉ đạo, điều hành được tăng cường đã góp phần đảm bảo cho hoạt động được thông suốt và đạt hiệu quả. Công tác thẩm định dự thảo văn bản được đề cao, nâng cao chất lượng và tính hiệu quả của văn bản đã được thẩm định, các văn bản đều đảm bảo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, các ý kiến thẩm định đều được các cơ quan xây dựng dự thảo tiếp thu. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật được đổi mới cả về hình thức và nội dung. Tỉnh đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ số hóa dữ liệu hộ tịch, với gần 625 nghìn dữ liệu đã được số hóa, đạt 96%; tổ chức thành công 1700 vụ hòa giải, đạt tỷ lệ 88,5%. Các hoạt động về hộ tịch, luật sư, công chứng, giám định được thực hiện theo đúng quy định, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lý Nhà nước đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những kết quả đạt được cũng những khó khăn, vướng mắc và đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác tư pháp trong thời gian tới.
Đánh giá cao những kết quả đáng khích lệ ngành Tư pháp đã đạt được, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ, ngành Tư pháp cần tiếp tục nỗ lực, tập trung, ưu tiên tối đa cho việc xây dựng hoàn thiện thể chế đảm bảo kịp thời và có chất lượng; phối hợp tích cực với các bộ, ngành chức năng để nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật, để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống. Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đặc biệt lưu ý đến việc tích cực xây dựng ngành, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Tư pháp trong sạch, chuyên nghiệp, bản lĩnh, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số…
408 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025. Đồng chí Lê Thành Long - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.
Các đại biểu dự tại điểm cầu Bộ Tư pháp.
Năm 2024, kết quả công tác trên hầu hết các lĩnh vực của Bộ, ngành Tư pháp đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, có một số lĩnh vực đạt kết quả nổi bật như: công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; công tác truyền thông, phổ biến về chính sách, pháp luật; công tác thi hành án dân sự… Thể chế trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý nhà nước. Công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
Năm 2024, Bộ Tư pháp đã thẩm định 40 điều ước quốc tế, góp ý 223 điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; cấp 5 ý kiến pháp lý cho các Hiệp định vay nước ngoài. Trong công tác trợ giúp pháp lý, cả nước đã thụ lý mới trên 39.600 vụ việc, hoàn thành trên 37.300 vụ việc, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, công tác xây dựng ngành, kiện toàn tổ chức, bộ máy được triển khai quyết liệt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và cán bộ làm công tác pháp luật, tư pháp được quan tâm, chú trọng… Qua đó đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước và của từng địa phương.
Tại tỉnh Yên Bái, năm 2024, công tác tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực, tỉnh đã chủ động gắn công tác tư pháp với chuyển đổi số để hoàn thành các nhiệm vụ với chất lượng, hiệu quả cao hơn. Công tác chỉ đạo, điều hành được tăng cường đã góp phần đảm bảo cho hoạt động được thông suốt và đạt hiệu quả. Công tác thẩm định dự thảo văn bản được đề cao, nâng cao chất lượng và tính hiệu quả của văn bản đã được thẩm định, các văn bản đều đảm bảo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, các ý kiến thẩm định đều được các cơ quan xây dựng dự thảo tiếp thu. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật được đổi mới cả về hình thức và nội dung. Tỉnh đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ số hóa dữ liệu hộ tịch, với gần 625 nghìn dữ liệu đã được số hóa, đạt 96%; tổ chức thành công 1700 vụ hòa giải, đạt tỷ lệ 88,5%. Các hoạt động về hộ tịch, luật sư, công chứng, giám định được thực hiện theo đúng quy định, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lý Nhà nước đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những kết quả đạt được cũng những khó khăn, vướng mắc và đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác tư pháp trong thời gian tới.
Đánh giá cao những kết quả đáng khích lệ ngành Tư pháp đã đạt được, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ, ngành Tư pháp cần tiếp tục nỗ lực, tập trung, ưu tiên tối đa cho việc xây dựng hoàn thiện thể chế đảm bảo kịp thời và có chất lượng; phối hợp tích cực với các bộ, ngành chức năng để nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật, để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống. Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đặc biệt lưu ý đến việc tích cực xây dựng ngành, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Tư pháp trong sạch, chuyên nghiệp, bản lĩnh, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số…