CTTĐT - Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025, với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới hơn 770 điểm cầu tỉnh, thành trực thuộc Trung ương và các quận, huyện với gần 16.000 đại biểu tham dự.
Đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó Bí thư TỈnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2024, toàn ngành đã quán triệt và triển khai kịp thời các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, căn cứ tình hình thực tiễn, tích cực, chủ động triển khai nhiệm vụ với chủ đề công tác năm: "Tận tụy - Chuyên nghiệp - Tinh thông - Hiện đại - Đoàn kết - Kỷ cương - Tăng tốc về đích". Các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đạt kết quả rõ nét hơn về cả nhận thức, hành động và kết quả.
Sự chuyển biến trong nhận thức, tư duy từ "làm văn hóa" sang "quản lý Nhà nước về văn hoá" ngày càng được nâng cao và hoàn thiện, tiếp cận theo hướng chiều sâu. Bộ đã tập trung rà soát, đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng hoàn thiện chính sách pháp luật chuyên ngành với 20 văn bản quy phạm pháp luật, góp phần tháo gỡ "điểm nghẽn", "nút thắt" bước đầu kiến tạo không gian phát triển.
Bộ đã tham mưu, trình Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035…
Hoàn thiện thể chế pháp luật về di sản văn hóa có chuyển biến rõ rệt, tạo hành lang pháp lý quan trọng, góp phần tháo gỡ, khó khăn vướng mắc và hướng tới chuyển hóa tài sản văn hóa thành nguồn lực phát triển, nhiều di sản văn hóa được UNESCO ghi danh, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực.
Năm 2024, đánh dấu sự chuyển biến về công nghiệp văn hóa từ chính sách đến thực tiễn. Công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước; các cơ chế chính sách liên quan đến thúc đẩy sáng tạo tiếp tục được hoàn thiện; công tác tổ chức thi hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan có tiến bộ.
Thể thao Việt Nam tham dự các đại hội thể thao quốc tế để lại nhiều dấu ấn tích cực, đã giành được tổng số 1.214 huy chương quốc tế.
Năm 2024, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 17,5 triệu lượt, tăng 38,9% so với cùng kỳ năm 2023; khách nội địa ước đạt 110 triệu lượt, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 840.000 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Cùng với đó, văn hóa đối ngoại có nhiều điểm sáng. Bộ VHTTDL đã tổ chức ký kết 11 văn bản hợp tác quốc tế; xây dựng 14 kế hoạch triển khai các hoạt động đối ngoại, 9 đề án. Nhiều hoạt động, sự kiện giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, thể thao và Du lịch được tổ chức thành công, quảng bá hình ảnh và góp phần củng cố vị thế quốc tế của đất nước...
Tham luận tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận với nội dung: Văn hóa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam: Thời cơ - Thách thức - Một số việc cần làm ngày; công tác xây dựng pháp luật ngành VHTTDL; giải pháp phát triển văn hóa đọc trong bối cảnh chuyển đổi số; bảo tồn, phát huy giá trị các lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch; xây dựng môi trường văn hóa cho công nhân trong các khu công nghiệp; nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch sinh thái; chính sách phát triển thể thao…
Tại tỉnh Yên Bái, trong năm 2024, ngành VHTTDL đã nỗ lực, vượt qua khó khăn và đạt được nhiều dấu ấn nổi bật trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật diễn ra sôi nổi, phong phú, rộng khắp tại các địa phương trong tỉnh gắn với tuyên truyền các sự kiện chính trị, lịch sử trọng đại của đất nước. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa được quan tâm thực hiện. Toàn tỉnh có 142 di tích được xếp hạng, trong đó 01 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích quốc gia và 129 di tích cấp tỉnh. Nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, giữ gìn nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc được tổ chức, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham gia. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được duy trì. Công tác gia đình được quan tâm triển khai tạo sự lan tỏa sâu rộng.
Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được tăng cường và nâng cao. Trong thời gian qua phong trào thể dục thể thao trong các cơ quan đơn vị từ cấp tỉnh đến cơ sở không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Các hoạt động tập luyện, thi đấu dần đi vào nề nếp và trở thành nhu cầu hàng ngày của công chức, viên chức, người lao động, góp phần hiệu quả trong việc đạt được 45% dân số toàn tỉnh tham gia tập luyện thường xuyên đến năm 2024. Hiện nay, 750 Câu lạc bộ Thể dục thể thao đang duy trì hoạt động, trong đó, có một số cơ quan, đơn vị, địa phương có phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh và được duy trì thường xuyên.
Các sản phẩm, dịch vụ du lịch được cải thiện về số lượng và chất lượng. Tập trung phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với tìm hiểu văn hóa dân tộc bản địa, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch gắn với các sản phẩm nông nghiệp, du lịch xanh…Tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu của du lịch Yên Bái. Năm 2024 toàn ngành du lịch ước đón phục vụ được 2.150.000 lượt khách du lịch; khách quốc tế ước đạt 270.000 lượt; doanh thu ước đạt 1.790 tỷ đồng.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu thành tích ngành VHTTDL đạt được trong năm 2024. Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ ra một số tồn tại hạn chế, đồng thời nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động của ngành VHTTDL, đó là: Ngành VHTTDL phải bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, giúp đỡ của bạn bè quốc tế để phát triển ngành VHTTDL; phát huy tính tự chủ, tự lực, tự cường, phát huy nội lực, nội sinh, nắm chắc tình hình, phản ứng linh hoạt các chính sách kịp thời, hiệu quả trong hoạt động của ngành; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; xây dựng con người có trách nhiệm với công việc; tích cực chủ động hội nhập quốc tế; phát triển ngành thể dục, thể thao, du lịch; triển khai các giải pháp đảm bảo người dân hưởng thụ thành quả của ngành một cách thỏa đáng nhất.
Năm 2025 là năm diễn ra các sự kiện trọng đại của đất nước, là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ngành VHTTDL tập trung hoàn thiện thể chế, giảm thủ tục hành chính, phân cấp phân quyền mạnh mẽ hơn nữa, chấm dứt tình trạng “xin - cho”, bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; phát triển hạ tầng VHTTDL, đặc biệt là hạ tầng số; tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bên cạnh chính sách chung, cần có chính sách đặc thù để thu hút người tài, người có năng khiếu, đam mê; huy động nguồn lực cho sự phát triển; quản trị ngành VHTTDL phải thông minh, muốn vậy cần phải đầu tư cơ sở dữ liệu; nhân rộng cách làm hay, mô hình tốt tạo phong trào, xu thế để phát triển; tạo điều kiện, cơ chế cho người dân hưởng thụ nền VHTTDL của đất nước…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ngành VHTTDL phải tăng tốc bứt phát với tầm nhìn tư duy chiến lược nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, phát huy trí tuệ, bản lĩnh, coi trọng thời gian, quyết đoán, quyết liệt thực hiện hiệu quả các mục tiêu giải pháp đề ra.
1014 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025, với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới hơn 770 điểm cầu tỉnh, thành trực thuộc Trung ương và các quận, huyện với gần 16.000 đại biểu tham dự.Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó Bí thư TỈnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2024, toàn ngành đã quán triệt và triển khai kịp thời các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, căn cứ tình hình thực tiễn, tích cực, chủ động triển khai nhiệm vụ với chủ đề công tác năm: "Tận tụy - Chuyên nghiệp - Tinh thông - Hiện đại - Đoàn kết - Kỷ cương - Tăng tốc về đích". Các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đạt kết quả rõ nét hơn về cả nhận thức, hành động và kết quả.
Sự chuyển biến trong nhận thức, tư duy từ "làm văn hóa" sang "quản lý Nhà nước về văn hoá" ngày càng được nâng cao và hoàn thiện, tiếp cận theo hướng chiều sâu. Bộ đã tập trung rà soát, đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng hoàn thiện chính sách pháp luật chuyên ngành với 20 văn bản quy phạm pháp luật, góp phần tháo gỡ "điểm nghẽn", "nút thắt" bước đầu kiến tạo không gian phát triển.
Bộ đã tham mưu, trình Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035…
Hoàn thiện thể chế pháp luật về di sản văn hóa có chuyển biến rõ rệt, tạo hành lang pháp lý quan trọng, góp phần tháo gỡ, khó khăn vướng mắc và hướng tới chuyển hóa tài sản văn hóa thành nguồn lực phát triển, nhiều di sản văn hóa được UNESCO ghi danh, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực.
Năm 2024, đánh dấu sự chuyển biến về công nghiệp văn hóa từ chính sách đến thực tiễn. Công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước; các cơ chế chính sách liên quan đến thúc đẩy sáng tạo tiếp tục được hoàn thiện; công tác tổ chức thi hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan có tiến bộ.
Thể thao Việt Nam tham dự các đại hội thể thao quốc tế để lại nhiều dấu ấn tích cực, đã giành được tổng số 1.214 huy chương quốc tế.
Năm 2024, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 17,5 triệu lượt, tăng 38,9% so với cùng kỳ năm 2023; khách nội địa ước đạt 110 triệu lượt, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 840.000 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Cùng với đó, văn hóa đối ngoại có nhiều điểm sáng. Bộ VHTTDL đã tổ chức ký kết 11 văn bản hợp tác quốc tế; xây dựng 14 kế hoạch triển khai các hoạt động đối ngoại, 9 đề án. Nhiều hoạt động, sự kiện giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, thể thao và Du lịch được tổ chức thành công, quảng bá hình ảnh và góp phần củng cố vị thế quốc tế của đất nước...
Tham luận tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận với nội dung: Văn hóa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam: Thời cơ - Thách thức - Một số việc cần làm ngày; công tác xây dựng pháp luật ngành VHTTDL; giải pháp phát triển văn hóa đọc trong bối cảnh chuyển đổi số; bảo tồn, phát huy giá trị các lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch; xây dựng môi trường văn hóa cho công nhân trong các khu công nghiệp; nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch sinh thái; chính sách phát triển thể thao…
Tại tỉnh Yên Bái, trong năm 2024, ngành VHTTDL đã nỗ lực, vượt qua khó khăn và đạt được nhiều dấu ấn nổi bật trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật diễn ra sôi nổi, phong phú, rộng khắp tại các địa phương trong tỉnh gắn với tuyên truyền các sự kiện chính trị, lịch sử trọng đại của đất nước. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa được quan tâm thực hiện. Toàn tỉnh có 142 di tích được xếp hạng, trong đó 01 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích quốc gia và 129 di tích cấp tỉnh. Nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, giữ gìn nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc được tổ chức, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham gia. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được duy trì. Công tác gia đình được quan tâm triển khai tạo sự lan tỏa sâu rộng.
Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được tăng cường và nâng cao. Trong thời gian qua phong trào thể dục thể thao trong các cơ quan đơn vị từ cấp tỉnh đến cơ sở không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Các hoạt động tập luyện, thi đấu dần đi vào nề nếp và trở thành nhu cầu hàng ngày của công chức, viên chức, người lao động, góp phần hiệu quả trong việc đạt được 45% dân số toàn tỉnh tham gia tập luyện thường xuyên đến năm 2024. Hiện nay, 750 Câu lạc bộ Thể dục thể thao đang duy trì hoạt động, trong đó, có một số cơ quan, đơn vị, địa phương có phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh và được duy trì thường xuyên.
Các sản phẩm, dịch vụ du lịch được cải thiện về số lượng và chất lượng. Tập trung phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với tìm hiểu văn hóa dân tộc bản địa, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch gắn với các sản phẩm nông nghiệp, du lịch xanh…Tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu của du lịch Yên Bái. Năm 2024 toàn ngành du lịch ước đón phục vụ được 2.150.000 lượt khách du lịch; khách quốc tế ước đạt 270.000 lượt; doanh thu ước đạt 1.790 tỷ đồng.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu thành tích ngành VHTTDL đạt được trong năm 2024. Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ ra một số tồn tại hạn chế, đồng thời nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động của ngành VHTTDL, đó là: Ngành VHTTDL phải bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, giúp đỡ của bạn bè quốc tế để phát triển ngành VHTTDL; phát huy tính tự chủ, tự lực, tự cường, phát huy nội lực, nội sinh, nắm chắc tình hình, phản ứng linh hoạt các chính sách kịp thời, hiệu quả trong hoạt động của ngành; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; xây dựng con người có trách nhiệm với công việc; tích cực chủ động hội nhập quốc tế; phát triển ngành thể dục, thể thao, du lịch; triển khai các giải pháp đảm bảo người dân hưởng thụ thành quả của ngành một cách thỏa đáng nhất.
Năm 2025 là năm diễn ra các sự kiện trọng đại của đất nước, là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ngành VHTTDL tập trung hoàn thiện thể chế, giảm thủ tục hành chính, phân cấp phân quyền mạnh mẽ hơn nữa, chấm dứt tình trạng “xin - cho”, bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; phát triển hạ tầng VHTTDL, đặc biệt là hạ tầng số; tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bên cạnh chính sách chung, cần có chính sách đặc thù để thu hút người tài, người có năng khiếu, đam mê; huy động nguồn lực cho sự phát triển; quản trị ngành VHTTDL phải thông minh, muốn vậy cần phải đầu tư cơ sở dữ liệu; nhân rộng cách làm hay, mô hình tốt tạo phong trào, xu thế để phát triển; tạo điều kiện, cơ chế cho người dân hưởng thụ nền VHTTDL của đất nước…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ngành VHTTDL phải tăng tốc bứt phát với tầm nhìn tư duy chiến lược nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, phát huy trí tuệ, bản lĩnh, coi trọng thời gian, quyết đoán, quyết liệt thực hiện hiệu quả các mục tiêu giải pháp đề ra.
Các bài khác
- Hơn 150 hiện vật, tư liệu được giới thiệu tại triển lãm trưng bày chuyên đề “Quân đội anh hùng - Truyền thống vẻ vang” (18/12/2024)
- Yên Bái: 7 điểm bắn pháo hoa dịp giao thừa chào đón Xuân Ất Tỵ - 2025 (13/12/2024)
- Bí thư Tỉnh ủy Trần Huy Tuấn dự Lễ khai trương Trạm phát sóng di động tại bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải (13/12/2024)
- Yên Bái đã hoàn thành 2.995 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (13/12/2024)
- Yên Bái tham dự Hội nghị trực tuyến về công tác cải cách thủ tục hành chính (12/12/2024)
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh tham dự cuộc họp tổng kết Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2024 (11/12/2024)
- Nghệ thuật “Khắp cọi” của người Tày - huyện Lục Yên, Yên Bình và Lễ cúng rừng của người Mông - xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên được đưa vào Danh mục di sản văn hoá Phi vật thể quốc gia (11/12/2024)
- Hội nghị triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số tỉnh Yên Bái năm 2025 dự kiến tổ chức vào cuối tháng 02 - đầu tháng 03/2025 (09/12/2024)
- Bộ Nội vụ trả lời kiến nghị của cử tri về nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (08/12/2024)
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các cơ quan, đơn vị, địa phương (06/12/2024)
Xem thêm »