CTTĐT - Nhằm giảm thiệt hại về tính mạng, tài sản cho người dân, bảo vệ những thành quả phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hướng đến phát triển bền vững, xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai sau năm 2030 và chủ động phòng ngừa sau năm 2045, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Ảnh minh họa
Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái được chia làm 2 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 từ năm 2022 - 2030; giai đoạn 2 từ năm 2031 - 2045.
Các nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra để thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái gồm:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và năng lực quản lý điều hành trong phòng, chống thiên tai; nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai, như: đầu tư hệ thống thông tin dữ liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ tham mưu chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh để từng bước kết nối trực tuyến với cơ quan phòng, chống thiên tai trung ương và các cấp ở địa phương phục vụ chỉ đạo ứng phó kịp thời, hiệu quả trước các tình huống thiên tai; xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai; đầu tư mua sắm, lắp đặt và tổ chức quản lý, vận hành các trạm khí tượng thuỷ văn chuyên; rà soát, xây dựng bản đồ cảnh báo rủi ro do lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, lốc xoáy; rà soát, xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa, bản đồ ngập lụt do bão mạnh, siêu bão làm cơ sở để cập nhật phương án ứng phó, chủ động tổ chức sơ tán bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân khi có tình huống thiên tai nguy hiểm; đào tạo nguồn nhân lực, bố trí trang thiết bị thiết yếu cho lực lượng tham gia hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai. Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai; chỉ đạo dự trữ lương thực, hàng hóa thiết yếu chủ động ứng phó khi thiên tai xảy ra.
Cùng với đó, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, như: Tăng cường mạng lưới trạm khí tượng, thủy văn quốc gia; hiện đại hóa hệ thống quan trắc, thông tin, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; chú trọng bảo đảm thông tin, truyền tin thiên tai đến người dân tại khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai, vùng cao, vùng sâu, vùng xa; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hỗ trợ ra quyết định chỉ đạo điều hành ứng phó các loại hình thiên tai phổ biến theo thời gian thực; cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và các loại hình thiên tai phổ biến khác; xây dựng công cụ, hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng phục vụ công tác vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện; hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán, ngập lụt đô thị theo thời gian thực. Xây dựng công cụ tính toán, nâng cao năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo an toàn hồ đập, cảnh báo lũ lớn, xả lũ khẩn cấp; rà soát hoàn thiện các quy trình vận hành hồ chứa.
Xây dựng, tu bổ, nâng cấp và quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình phòng, chống thiên tai. Nâng cấp, sửa chữa các hồ chứa nước thuỷ lợi bị hư hỏng, xuống cấp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước. Vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện. Xây dựng công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại một số khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng đến an toàn dân cư. Đầu tư khắc phục các vị trí đường giao thông, nhất là trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện để đảm bảo an toàn, không làm gia tăng rủi ro thiên tai; có biện pháp xử lý các vị trí có nguy cơ xảy ra sụt, trượt, ngập sâu khi mưa lũ nhằm đảm bảo an toàn, không làm gia tăng rủi ro thiên tai. Xây dựng hệ thống thông tin khẩn cấp phục vụ chỉ đạo điều hành khi có tình huống thiên tai lớn, nâng cấp hạ tầng viễn thông chống chịu được với các tình huống thiên tai; sẵn sàng nguồn lực, chuẩn bị vật tư phương tiện, lực lượng tại những vùng trọng điểm thường xuyên xảy ra thiên tai
Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, kết hợp đa mục tiêu các trụ sở chính, công trình công cộng như y tế, giáo dục, văn hóa thể thao, du lịch, nhà sinh hoạt cộng đồng thành nơi tránh trú khi xảy ra thiên tai. Đầu tư công trình hạ tầng theo hướng đa mục tiêu như đường, đê kết hợp sơ tán dân cư khi ngập lụt.
Rà soát, mở rộng khẩu độ thoát lũ của cầu, cống, khắc phục những vị trí đường giao thông gây cản trở thoát lũ. Quản lý chặt chẽ việc khai thác, nạo vét, cải tạo lòng dẫn, thanh thải vật cản bảo đảm không gian thoát lũ; kiểm soát việc xây dựng nhà ở, công trình cơ sở hạ tầng ven sông, suối, nằm trong vùng ngập lũ, nhất là công trình giao thông, khu dân cư, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng để hạn chế gia tăng rủi ro thiên tai, ảnh hưởng đến thoát lũ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân, nhất là các hộ nghèo, khó khăn bị thiệt hại do thiên tai.
Nâng cao khả năng phục hồi và tái thiết sau thiên tai; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; đẩy mạnh chuyển đổi số trong phòng, chống thiên tai; nghiên cứu cơ chế chia sẻ thông tin, phương thức truyền tin; ứng dụng khoa học, công nghệ tự động hóa trong kết nối, cập nhật, phân tích dữ liệu về thiên tai để phục vụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả; huy động và tiếp nhận, điều phối có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi, trao đổi chuyên gia,...).
1606 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm giảm thiệt hại về tính mạng, tài sản cho người dân, bảo vệ những thành quả phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hướng đến phát triển bền vững, xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai sau năm 2030 và chủ động phòng ngừa sau năm 2045, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái được chia làm 2 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 từ năm 2022 - 2030; giai đoạn 2 từ năm 2031 - 2045.
Các nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra để thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái gồm:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và năng lực quản lý điều hành trong phòng, chống thiên tai; nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai, như: đầu tư hệ thống thông tin dữ liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ tham mưu chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh để từng bước kết nối trực tuyến với cơ quan phòng, chống thiên tai trung ương và các cấp ở địa phương phục vụ chỉ đạo ứng phó kịp thời, hiệu quả trước các tình huống thiên tai; xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai; đầu tư mua sắm, lắp đặt và tổ chức quản lý, vận hành các trạm khí tượng thuỷ văn chuyên; rà soát, xây dựng bản đồ cảnh báo rủi ro do lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, lốc xoáy; rà soát, xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa, bản đồ ngập lụt do bão mạnh, siêu bão làm cơ sở để cập nhật phương án ứng phó, chủ động tổ chức sơ tán bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân khi có tình huống thiên tai nguy hiểm; đào tạo nguồn nhân lực, bố trí trang thiết bị thiết yếu cho lực lượng tham gia hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai. Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai; chỉ đạo dự trữ lương thực, hàng hóa thiết yếu chủ động ứng phó khi thiên tai xảy ra.
Cùng với đó, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, như: Tăng cường mạng lưới trạm khí tượng, thủy văn quốc gia; hiện đại hóa hệ thống quan trắc, thông tin, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; chú trọng bảo đảm thông tin, truyền tin thiên tai đến người dân tại khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai, vùng cao, vùng sâu, vùng xa; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hỗ trợ ra quyết định chỉ đạo điều hành ứng phó các loại hình thiên tai phổ biến theo thời gian thực; cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và các loại hình thiên tai phổ biến khác; xây dựng công cụ, hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng phục vụ công tác vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện; hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán, ngập lụt đô thị theo thời gian thực. Xây dựng công cụ tính toán, nâng cao năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo an toàn hồ đập, cảnh báo lũ lớn, xả lũ khẩn cấp; rà soát hoàn thiện các quy trình vận hành hồ chứa.
Xây dựng, tu bổ, nâng cấp và quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình phòng, chống thiên tai. Nâng cấp, sửa chữa các hồ chứa nước thuỷ lợi bị hư hỏng, xuống cấp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước. Vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện. Xây dựng công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại một số khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng đến an toàn dân cư. Đầu tư khắc phục các vị trí đường giao thông, nhất là trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện để đảm bảo an toàn, không làm gia tăng rủi ro thiên tai; có biện pháp xử lý các vị trí có nguy cơ xảy ra sụt, trượt, ngập sâu khi mưa lũ nhằm đảm bảo an toàn, không làm gia tăng rủi ro thiên tai. Xây dựng hệ thống thông tin khẩn cấp phục vụ chỉ đạo điều hành khi có tình huống thiên tai lớn, nâng cấp hạ tầng viễn thông chống chịu được với các tình huống thiên tai; sẵn sàng nguồn lực, chuẩn bị vật tư phương tiện, lực lượng tại những vùng trọng điểm thường xuyên xảy ra thiên tai
Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, kết hợp đa mục tiêu các trụ sở chính, công trình công cộng như y tế, giáo dục, văn hóa thể thao, du lịch, nhà sinh hoạt cộng đồng thành nơi tránh trú khi xảy ra thiên tai. Đầu tư công trình hạ tầng theo hướng đa mục tiêu như đường, đê kết hợp sơ tán dân cư khi ngập lụt.
Rà soát, mở rộng khẩu độ thoát lũ của cầu, cống, khắc phục những vị trí đường giao thông gây cản trở thoát lũ. Quản lý chặt chẽ việc khai thác, nạo vét, cải tạo lòng dẫn, thanh thải vật cản bảo đảm không gian thoát lũ; kiểm soát việc xây dựng nhà ở, công trình cơ sở hạ tầng ven sông, suối, nằm trong vùng ngập lũ, nhất là công trình giao thông, khu dân cư, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng để hạn chế gia tăng rủi ro thiên tai, ảnh hưởng đến thoát lũ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân, nhất là các hộ nghèo, khó khăn bị thiệt hại do thiên tai.
Nâng cao khả năng phục hồi và tái thiết sau thiên tai; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; đẩy mạnh chuyển đổi số trong phòng, chống thiên tai; nghiên cứu cơ chế chia sẻ thông tin, phương thức truyền tin; ứng dụng khoa học, công nghệ tự động hóa trong kết nối, cập nhật, phân tích dữ liệu về thiên tai để phục vụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả; huy động và tiếp nhận, điều phối có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi, trao đổi chuyên gia,...).