CTTĐT - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Chăn nuôi và Thú y chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, cơ quan liên quan địa phương tuyên truyền, hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi.
Chăm sóc đàn vật nuôi để tăng khả năng chống chịu tác động lớn do thay đổi về thời tiết
Để chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong vụ Đông Xuân 2024-2025, đồng thời bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2024 - 2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố Thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương tuyên truyền đến người chăn nuôi, chủ động, tích cực chăm sóc đàn vật nuôi để tăng khả năng chống chịu tác động lớn do thay đổi về thời tiết, mưa rét, cũng như có biện pháp khắc phục thiên tai, phòng chống dịch bệnh.
Hướng dẫn các biện pháp phòng chống đói, rét
a) Về chuồng trại chăn nuôi
Cần gia cố, che chắn vệ sinh chuồng trại, giữ ấm cho gia súc, áp dụng các biện pháp quản lý, chăm sóc tốt đàn gia súc, có kế hoạch chủ động, kịp thời đưa gia súc về nơi nuôi nhốt, khi có thời tiết lạnh bất thường, thực hiện nuôi trâu bò có kiểm soát, không thả rông trong rừng, vùng núi cao. Chủ động nguồn thức ăn cho đàn gia súc: Dữ trữ rơm, rạ, cỏ khô và thức ăn tinh bổ sung, tích cực trồng chăm sóc diện tích cỏ hiện có, tận dụng tối đa nguồn phế phụ phẩm từ trồng trọt, để chế biến, bảo quản đảm bảo cung cấp đủ nguồn thức ăn cho đàn gia súc (Phấn đấu mỗi hộ gia đình nuôi trâu, bò đều có chuồng nuôi đủ ấm và có ít nhất một cây rơm hoặc thức ăn khô dự trữ khác đảm bảo bình quân 5-7kg/con/ngày trong những ngày giá rét). Bổ sung muối, khoáng và thức ăn tinh trong những ngày rét đậm, rét hại cho trâu, bò.
b) Chế độ làm việc và chăn thả
Không chăn thả và không được cho trâu, bò làm việc khi thời tiết rét đậm, rét hại (khi nhiệt độ xuống ≤ 120C); áp dụng chế độ chăn thả muộn, về sớm. Nếu nhiệt độ quá lạnh sẽ làm giảm sức đề kháng của vật nuôi nhất là đối với gia súc già yếu và gia súc non. Do vậy, khi thời tiết rét đậm, rét hại phải nuôi nhốt gia súc tại chuồng để tiện chăm sóc, quản lý.
c) Chăm sóc và nuôi dưỡng
Chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn thô xanh (phụ phẩm nông nghiệp hoặc ủ chua) cũng như thức ăn tinh (khoai, sắn...) cho gia súc để đảm bảo đủ thức ăn dự trữ cho gia súc trong vụ Đông Xuân.
Cung cấp thức ăn cho gia súc với định mức bằng 10% trọng lượng cơ thể. Ví dụ như trâu bò 300 kg thì cho ăn 30 kg cỏ xanh hoặc cỏ ủ chua… đồng thời bổ sung thêm thức ăn tinh như bột ngô, bột sắn, cám gạo... (khoảng 0.5-1kg/con/ngày). Cung cấp đủ nước uống cho trâu bò hàng ngày khi nuôi nhốt trong chuồng những ngày rét đậm, rét hại; có thể bổ sung cho trâu bò uống nước ấm có hòa muối với lượng khoảng 5g/100 kg khối lượng cơ thể để tăng cường sức đề kháng.
Những ngày rét đậm, rét hại có thể may áo cho trâu, bò bằng các loại chăn, áo cũ; bao tải gai hoặc các vật liệu khác tương tự cho trâu, bò. Diện tích may có thể che chắn tối đa cho phần lưng, vai, ngực và bụng cho trâu bò, đặc biệt là bê, nghé nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
d) Phòng bệnh cho vật nuôi
Triển khai tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho vật nuôi. Việc tiêm phòng vắc xin sẽ giúp cho đàn gia súc khỏe mạnh có sức đề kháng tốt để phòng bệnh, nhằm giảm tối đa thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại; hàng ngày cần theo dõi giám sát thường xuyên tình trạng sức khỏe của vật nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời, khi vật nuôi có những biểu hiện bất thường do đói, rét hoặc bệnh dịch.
Chủ động triển khai giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới phát sinh; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản đến cấp xã, huyện và tỉnh theo đúng quy định hiện hành.
Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt trong công tác kiểm dịch gia súc, gia cầm làm giống và tổ chức ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào địa bàn tỉnh.
787 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Chăn nuôi và Thú y chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, cơ quan liên quan địa phương tuyên truyền, hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi.Để chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong vụ Đông Xuân 2024-2025, đồng thời bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2024 - 2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố Thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương tuyên truyền đến người chăn nuôi, chủ động, tích cực chăm sóc đàn vật nuôi để tăng khả năng chống chịu tác động lớn do thay đổi về thời tiết, mưa rét, cũng như có biện pháp khắc phục thiên tai, phòng chống dịch bệnh.
Hướng dẫn các biện pháp phòng chống đói, rét
a) Về chuồng trại chăn nuôi
Cần gia cố, che chắn vệ sinh chuồng trại, giữ ấm cho gia súc, áp dụng các biện pháp quản lý, chăm sóc tốt đàn gia súc, có kế hoạch chủ động, kịp thời đưa gia súc về nơi nuôi nhốt, khi có thời tiết lạnh bất thường, thực hiện nuôi trâu bò có kiểm soát, không thả rông trong rừng, vùng núi cao. Chủ động nguồn thức ăn cho đàn gia súc: Dữ trữ rơm, rạ, cỏ khô và thức ăn tinh bổ sung, tích cực trồng chăm sóc diện tích cỏ hiện có, tận dụng tối đa nguồn phế phụ phẩm từ trồng trọt, để chế biến, bảo quản đảm bảo cung cấp đủ nguồn thức ăn cho đàn gia súc (Phấn đấu mỗi hộ gia đình nuôi trâu, bò đều có chuồng nuôi đủ ấm và có ít nhất một cây rơm hoặc thức ăn khô dự trữ khác đảm bảo bình quân 5-7kg/con/ngày trong những ngày giá rét). Bổ sung muối, khoáng và thức ăn tinh trong những ngày rét đậm, rét hại cho trâu, bò.
b) Chế độ làm việc và chăn thả
Không chăn thả và không được cho trâu, bò làm việc khi thời tiết rét đậm, rét hại (khi nhiệt độ xuống ≤ 120C); áp dụng chế độ chăn thả muộn, về sớm. Nếu nhiệt độ quá lạnh sẽ làm giảm sức đề kháng của vật nuôi nhất là đối với gia súc già yếu và gia súc non. Do vậy, khi thời tiết rét đậm, rét hại phải nuôi nhốt gia súc tại chuồng để tiện chăm sóc, quản lý.
c) Chăm sóc và nuôi dưỡng
Chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn thô xanh (phụ phẩm nông nghiệp hoặc ủ chua) cũng như thức ăn tinh (khoai, sắn...) cho gia súc để đảm bảo đủ thức ăn dự trữ cho gia súc trong vụ Đông Xuân.
Cung cấp thức ăn cho gia súc với định mức bằng 10% trọng lượng cơ thể. Ví dụ như trâu bò 300 kg thì cho ăn 30 kg cỏ xanh hoặc cỏ ủ chua… đồng thời bổ sung thêm thức ăn tinh như bột ngô, bột sắn, cám gạo... (khoảng 0.5-1kg/con/ngày). Cung cấp đủ nước uống cho trâu bò hàng ngày khi nuôi nhốt trong chuồng những ngày rét đậm, rét hại; có thể bổ sung cho trâu bò uống nước ấm có hòa muối với lượng khoảng 5g/100 kg khối lượng cơ thể để tăng cường sức đề kháng.
Những ngày rét đậm, rét hại có thể may áo cho trâu, bò bằng các loại chăn, áo cũ; bao tải gai hoặc các vật liệu khác tương tự cho trâu, bò. Diện tích may có thể che chắn tối đa cho phần lưng, vai, ngực và bụng cho trâu bò, đặc biệt là bê, nghé nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
d) Phòng bệnh cho vật nuôi
Triển khai tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho vật nuôi. Việc tiêm phòng vắc xin sẽ giúp cho đàn gia súc khỏe mạnh có sức đề kháng tốt để phòng bệnh, nhằm giảm tối đa thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại; hàng ngày cần theo dõi giám sát thường xuyên tình trạng sức khỏe của vật nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời, khi vật nuôi có những biểu hiện bất thường do đói, rét hoặc bệnh dịch.
Chủ động triển khai giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới phát sinh; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản đến cấp xã, huyện và tỉnh theo đúng quy định hiện hành.
Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt trong công tác kiểm dịch gia súc, gia cầm làm giống và tổ chức ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào địa bàn tỉnh.