CTTĐT - Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái có bài viết "Yên Bái gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh".
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đón nhận lẵng hoa của lãnh đạo Quân khu 2 chúc mừng Đại hội Thi đua Quyết thắng LLVT tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2019 - 2024 (ảnh chụp tháng 7/2024).
Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, luôn được tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm, chú trọng. Bằng việc triển khai đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, những năm qua, bức tranh kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh xuất hiện nhiều điểm sáng tích cực, có mặt nổi trội; quốc phòng - an ninh (QPAN) được giữ vững. Đây là động lực quan trọng để Yên Bái tiếp tục phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Cách đây 80 năm, vào ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam - được thành lập. Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, QĐND Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, lập nên những chiến công lẫy lừng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chiến tranh bảo vệ biên giới và thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả.
Trong suốt hành trình ấy, lực lượng vũ trang tỉnh Yên Bái luôn là một phần không thể tách rời của QĐND Việt Nam anh hùng. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, Yên Bái đã là căn cứ địa cách mạng vững chắc, nơi hội tụ sức mạnh đoàn kết của đồng bào các dân tộc. Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã phát huy tinh thần chiến đấu ngoan cường, lập nên nhiều chiến công xuất sắc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Thực hiện quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là Kết luận số 57-KL/TW ngày 16/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kết hợp QPAN với kinh tế; kinh tế với QPAN và các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành kết hợp chặt chẽ phát triển KTXH với bảo đảm QPAN; thực hiện quan điểm bảo vệ Tổ quốc "từ sớm, từ xa”; tích lũy đầy đủ về tiềm lực kinh tế, chính trị - tinh thần, khoa học - công nghệ để đầu tư, xây dựng khu vực phòng thủ.
Hoàn thành công tác lập Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040 và các quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các đô thị, khu du lịch, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất... bảo đảm thống nhất, đồng bộ với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ.
Quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất, phương tiện, công cụ hỗ trợ và chi cho nhiệm vụ QPAN. Theo đó, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh Yên Bái đã bố trí 1,4% tổng chi ngân sách địa phương cho lĩnh vực QPAN; trong đó, chi đầu tư phát triển bằng 102% so với cả giai đoạn 2016 - 2020, chi thường xuyên bằng 104% cả giai đoạn 2016 - 2020.
Đầu tư đồng bộ, hiện đại, hiệu quả trụ sở Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh; cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng 9/9 ban CHQS cấp huyện; đã hoàn thành giai đoạn 2 và đưa vào sử dụng công trình (AY-01); trường bắn Bộ CHQS tỉnh; trung tâm huấn luyện dự bị, động viên tỉnh Yên Bái; trong đó có căn cứ chiến đấu giả định phục vụ cho nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2023 và những năm tiếp theo; triển khai thủ tục đầu tư cải tạo hang Thẩm Công, huyện Văn Chấn, trụ sở làm việc ban CHQS xã, phường, thị trấn (đến nay, đã đầu tư xây dựng 36 trụ sở làm việc).
Hoàn thành đầu tư Sở Chỉ huy Công an tỉnh, 3 trụ sở công an cấp huyện và 160/160 trụ sở công an xã, thị trấn (Trung tâm Chỉ huy công an tỉnh sử dụng 50% từ ngân sách tỉnh). Quản lý chặt chẽ đất quốc phòng và các công trình quốc phòng; rà soát, thực hiện quy hoạch hệ thống trường bắn, thao trường huấn luyện, góp phần nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập của LLVT tỉnh.
LLVT tỉnh thực hiện tốt vai trò đội quân công tác. Nổi bật là, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tham gia có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, LLVT tỉnh Yên Bái đã huy động gần 20.000 công lao động tham gia xây dựng, tu sửa, mở rộng, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn; nạo vét khơi thông dòng chảy kênh mương nội đồng... Chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nâng cao cảnh giác, phòng chống âm mưu "Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Chỉ đạo LLVT duy trì nghiêm túc chế độ trực, chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình sự cố, thiên tai trên địa bàn. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, kiểm tra và có kế hoạch tổ chức tập kết, quản lý sử dụng các phương tiện, trang thiết bị thường trực để tham gia kịp thời, có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ tán dân khi xảy ra thiên tai. Từ năm 2020 đến nay, đã huy động trên 15.000 lượt cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, hàng ngàn phương tiện, thực hiện "4 cùng” với các địa phương tích cực tham gia tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai giúp đồng bào ổn định cuộc sống.
Triển khai hiệu quả các chương trình, dự án phát triển KTXH gắn với tăng cường củng cố QPAN. Trọng tâm là ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thuộc các ngành, lĩnh vực tỉnh có thế mạnh, các dự án áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng nhiều lao động địa phương, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy hoạch tỉnh, mang tính lưỡng dụng cao, vừa phục vụ nhu cầu dân sinh, phát triển KTXH địa phương; đồng thời, sẵn sàng huy động phục vụ nhiệm vụ QPAN khi có diễn biến bất thường, bạo động, khủng bố, chiến tranh, nhất là các mặt hàng quân dụng, chế biến lương thực, thực phẩm...
Công tác quản lý, thẩm định, xét duyệt, cấp phép các chương trình, dự án trong nước và hợp tác quốc tế được thực hiện chặt chẽ; chỉ đạo gửi hồ sơ lấy ý kiến tham gia của cơ quan quân sự, công an, đặc biệt tại các địa bàn "nhạy cảm” về QPAN trước khi trình phê duyệt, bảo đảm đúng quy trình, thủ tục, đúng Luật, chủ trương đầu tư của tỉnh. Bảo đảm an ninh tại các khu, cụm công nghiệp, doanh nghiệp FDI; bảo đảm an ninh trật tự; an ninh tài chính, tiền tệ, an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập và các vấn đề liên quan đến khai thác khoáng sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường...
Quan tâm làm tốt công tác giáo dục và đào tạo, văn hóa - xã hội, y tế, công tác khoa học và công nghệ ở những địa bàn trọng yếu về QPAN, căn cứ hậu phương, căn cứ chiến đấu. Trước những thời cơ, thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức, để thực hiện tốt mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 7,5%/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 22%; công nghiệp, xây dựng chiếm 30%; dịch vụ chiếm 48%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 6,2%/năm; giữ vững và tăng cường QPAN..., tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, triển khai quyết liệt các giải pháp trên cơ sở một số định hướng lớn sau:
Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ vững chắc. Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về quốc phòng và an ninh. Chỉ đạo xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thế trận phòng thủ tỉnh, huyện, thị xã, thành phố gắn với quy hoạch tổng thể bố trí QPAN kết hợp phát triển KTXH. Chỉ đạo khảo sát, quy hoạch, lập dự án, từng bước đầu tư xây dựng sở chỉ huy cơ bản cấp huyện; thao trường huấn luyện cấp huyện; tiếp tục triển khai Đề án xây dựng trụ sở làm việc ban CHQS xã, phường, thị trấn.
Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự. Xây dựng phương án đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch, phản động; bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng yếu. Chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài; triển khai các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, gian lận thương mại… không tạo "điểm nóng” về an ninh, trật tự. Kịp thời điều tra, truy tố, xét xử các vụ án lớn, phức tạp được dư luận quan tâm, bảo đảm không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Thực hiện tốt việc điều chỉnh tổ chức, biên chế theo Quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, phấn đấu đến năm 2025, cơ bản xây dựng lực lượng quân đội, công an "tinh, gọn, mạnh”. Bảo đảm quân số cho các cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, đơn vị có yếu tố trọng yếu. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, có năng lực thực thi pháp luật; đăng ký, quản lý tốt phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân.
Kết hợp chặt chẽ giữa QPAN với phát triển KTXH. Tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó, có quy hoạch khu vực địa hình ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng kết hợp với phát triển KTXH chú trọng xây dựng các công trình lưỡng dụng cao; tranh thủ nguồn lực để từng bước đầu tư xây dựng các công trình chiến đấu, công trình phòng thủ; nâng cấp các công trình, trụ sở làm việc, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác; ưu tiên cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu, lực lượng công an tại cơ sở, với phương châm "Phát huy nội lực, kết hợp trên dưới cùng làm, quản lý chặt chẽ, đúng luật, bảo đảm chất lượng công trình”.
Từng bước xây dựng, phát triển các khu, các cụm công nghiệp lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vừa góp phần quan trọng phát triển KTXH; có cơ chế huy động nguồn lực từ địa phương và nguồn lực xã hội cho xây dựng tiềm lực, thế trận QPAN trong khu vực phòng thủ. Đầu tư xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, trang bị quốc phòng trên các địa bàn, nhất là địa bàn trọng điểm.
Trước những thời cơ, vận hội mới, Đảng bộ, chính quyền, LLVT và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết, đổi mới tư duy, khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển KTXH nhanh, bền vững gắn với tăng cường QPAN, phấn đấu sớm trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng trung du, miền núi phía Bắc.
Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái
934 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái có bài viết "Yên Bái gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh".Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, luôn được tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm, chú trọng. Bằng việc triển khai đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, những năm qua, bức tranh kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh xuất hiện nhiều điểm sáng tích cực, có mặt nổi trội; quốc phòng - an ninh (QPAN) được giữ vững. Đây là động lực quan trọng để Yên Bái tiếp tục phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Cách đây 80 năm, vào ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam - được thành lập. Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, QĐND Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, lập nên những chiến công lẫy lừng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chiến tranh bảo vệ biên giới và thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả.
Trong suốt hành trình ấy, lực lượng vũ trang tỉnh Yên Bái luôn là một phần không thể tách rời của QĐND Việt Nam anh hùng. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, Yên Bái đã là căn cứ địa cách mạng vững chắc, nơi hội tụ sức mạnh đoàn kết của đồng bào các dân tộc. Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã phát huy tinh thần chiến đấu ngoan cường, lập nên nhiều chiến công xuất sắc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Thực hiện quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là Kết luận số 57-KL/TW ngày 16/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kết hợp QPAN với kinh tế; kinh tế với QPAN và các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành kết hợp chặt chẽ phát triển KTXH với bảo đảm QPAN; thực hiện quan điểm bảo vệ Tổ quốc "từ sớm, từ xa”; tích lũy đầy đủ về tiềm lực kinh tế, chính trị - tinh thần, khoa học - công nghệ để đầu tư, xây dựng khu vực phòng thủ.
Hoàn thành công tác lập Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040 và các quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các đô thị, khu du lịch, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất... bảo đảm thống nhất, đồng bộ với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ.
Quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất, phương tiện, công cụ hỗ trợ và chi cho nhiệm vụ QPAN. Theo đó, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh Yên Bái đã bố trí 1,4% tổng chi ngân sách địa phương cho lĩnh vực QPAN; trong đó, chi đầu tư phát triển bằng 102% so với cả giai đoạn 2016 - 2020, chi thường xuyên bằng 104% cả giai đoạn 2016 - 2020.
Đầu tư đồng bộ, hiện đại, hiệu quả trụ sở Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh; cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng 9/9 ban CHQS cấp huyện; đã hoàn thành giai đoạn 2 và đưa vào sử dụng công trình (AY-01); trường bắn Bộ CHQS tỉnh; trung tâm huấn luyện dự bị, động viên tỉnh Yên Bái; trong đó có căn cứ chiến đấu giả định phục vụ cho nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2023 và những năm tiếp theo; triển khai thủ tục đầu tư cải tạo hang Thẩm Công, huyện Văn Chấn, trụ sở làm việc ban CHQS xã, phường, thị trấn (đến nay, đã đầu tư xây dựng 36 trụ sở làm việc).
Hoàn thành đầu tư Sở Chỉ huy Công an tỉnh, 3 trụ sở công an cấp huyện và 160/160 trụ sở công an xã, thị trấn (Trung tâm Chỉ huy công an tỉnh sử dụng 50% từ ngân sách tỉnh). Quản lý chặt chẽ đất quốc phòng và các công trình quốc phòng; rà soát, thực hiện quy hoạch hệ thống trường bắn, thao trường huấn luyện, góp phần nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập của LLVT tỉnh.
LLVT tỉnh thực hiện tốt vai trò đội quân công tác. Nổi bật là, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tham gia có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, LLVT tỉnh Yên Bái đã huy động gần 20.000 công lao động tham gia xây dựng, tu sửa, mở rộng, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn; nạo vét khơi thông dòng chảy kênh mương nội đồng... Chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nâng cao cảnh giác, phòng chống âm mưu "Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Chỉ đạo LLVT duy trì nghiêm túc chế độ trực, chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình sự cố, thiên tai trên địa bàn. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, kiểm tra và có kế hoạch tổ chức tập kết, quản lý sử dụng các phương tiện, trang thiết bị thường trực để tham gia kịp thời, có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ tán dân khi xảy ra thiên tai. Từ năm 2020 đến nay, đã huy động trên 15.000 lượt cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, hàng ngàn phương tiện, thực hiện "4 cùng” với các địa phương tích cực tham gia tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai giúp đồng bào ổn định cuộc sống.
Triển khai hiệu quả các chương trình, dự án phát triển KTXH gắn với tăng cường củng cố QPAN. Trọng tâm là ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thuộc các ngành, lĩnh vực tỉnh có thế mạnh, các dự án áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng nhiều lao động địa phương, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy hoạch tỉnh, mang tính lưỡng dụng cao, vừa phục vụ nhu cầu dân sinh, phát triển KTXH địa phương; đồng thời, sẵn sàng huy động phục vụ nhiệm vụ QPAN khi có diễn biến bất thường, bạo động, khủng bố, chiến tranh, nhất là các mặt hàng quân dụng, chế biến lương thực, thực phẩm...
Công tác quản lý, thẩm định, xét duyệt, cấp phép các chương trình, dự án trong nước và hợp tác quốc tế được thực hiện chặt chẽ; chỉ đạo gửi hồ sơ lấy ý kiến tham gia của cơ quan quân sự, công an, đặc biệt tại các địa bàn "nhạy cảm” về QPAN trước khi trình phê duyệt, bảo đảm đúng quy trình, thủ tục, đúng Luật, chủ trương đầu tư của tỉnh. Bảo đảm an ninh tại các khu, cụm công nghiệp, doanh nghiệp FDI; bảo đảm an ninh trật tự; an ninh tài chính, tiền tệ, an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập và các vấn đề liên quan đến khai thác khoáng sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường...
Quan tâm làm tốt công tác giáo dục và đào tạo, văn hóa - xã hội, y tế, công tác khoa học và công nghệ ở những địa bàn trọng yếu về QPAN, căn cứ hậu phương, căn cứ chiến đấu. Trước những thời cơ, thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức, để thực hiện tốt mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 7,5%/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 22%; công nghiệp, xây dựng chiếm 30%; dịch vụ chiếm 48%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 6,2%/năm; giữ vững và tăng cường QPAN..., tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, triển khai quyết liệt các giải pháp trên cơ sở một số định hướng lớn sau:
Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ vững chắc. Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về quốc phòng và an ninh. Chỉ đạo xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thế trận phòng thủ tỉnh, huyện, thị xã, thành phố gắn với quy hoạch tổng thể bố trí QPAN kết hợp phát triển KTXH. Chỉ đạo khảo sát, quy hoạch, lập dự án, từng bước đầu tư xây dựng sở chỉ huy cơ bản cấp huyện; thao trường huấn luyện cấp huyện; tiếp tục triển khai Đề án xây dựng trụ sở làm việc ban CHQS xã, phường, thị trấn.
Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự. Xây dựng phương án đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch, phản động; bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng yếu. Chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài; triển khai các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, gian lận thương mại… không tạo "điểm nóng” về an ninh, trật tự. Kịp thời điều tra, truy tố, xét xử các vụ án lớn, phức tạp được dư luận quan tâm, bảo đảm không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Thực hiện tốt việc điều chỉnh tổ chức, biên chế theo Quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, phấn đấu đến năm 2025, cơ bản xây dựng lực lượng quân đội, công an "tinh, gọn, mạnh”. Bảo đảm quân số cho các cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, đơn vị có yếu tố trọng yếu. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, có năng lực thực thi pháp luật; đăng ký, quản lý tốt phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân.
Kết hợp chặt chẽ giữa QPAN với phát triển KTXH. Tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó, có quy hoạch khu vực địa hình ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng kết hợp với phát triển KTXH chú trọng xây dựng các công trình lưỡng dụng cao; tranh thủ nguồn lực để từng bước đầu tư xây dựng các công trình chiến đấu, công trình phòng thủ; nâng cấp các công trình, trụ sở làm việc, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác; ưu tiên cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu, lực lượng công an tại cơ sở, với phương châm "Phát huy nội lực, kết hợp trên dưới cùng làm, quản lý chặt chẽ, đúng luật, bảo đảm chất lượng công trình”.
Từng bước xây dựng, phát triển các khu, các cụm công nghiệp lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vừa góp phần quan trọng phát triển KTXH; có cơ chế huy động nguồn lực từ địa phương và nguồn lực xã hội cho xây dựng tiềm lực, thế trận QPAN trong khu vực phòng thủ. Đầu tư xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, trang bị quốc phòng trên các địa bàn, nhất là địa bàn trọng điểm.
Trước những thời cơ, vận hội mới, Đảng bộ, chính quyền, LLVT và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết, đổi mới tư duy, khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển KTXH nhanh, bền vững gắn với tăng cường QPAN, phấn đấu sớm trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng trung du, miền núi phía Bắc.
Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái