CTTĐT - Năm 2024, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động luôn được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái quan tâm triển khai. Nhiều giải pháp được các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Học sinh bậc trung học phổ thông Yên Bái tìm hiểu về các thị trường xuất khẩu lao động.
Năm 2024, toàn tỉnh Yên Bái giải quyết việc làm cho 22.970 lao động (đạt 114,9% kế hoạch, tăng so với năm 2023); trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 10.099 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 3.387 người, xuất khẩu lao động 901 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 8.583 người.
Cùng với công tác giải quyết việc làm, công tác tuyển sinh đào tạo nghề cũng đã được các cấp, các địa phương quan tâm chú trọng. Trong năm đã tuyển sinh đào tạo nghề cho trên 20.700 người, đạt và vượt kế hoạch năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2024 đạt 69,1%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 38,4%.
Năm 2024, đã chuyển dịch được 8.206 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp (đạt 117,2% kế hoạch năm); lĩnh vực chuyển dịch chủ yếu gồm: sản xuất công nghiệp, xây dựng, du lịch, kinh doanh, bán hàng… Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là 51,95% (giảm 1,91% so với năm 2023); lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ là 48,05%.
Năm 2025 tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 20.000 lao động; trong đó, riêng xuất khẩu lao động cho 1.170 lao động và 7.400 lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài; đào tạo nghề cho 18 nghìn lao động.
Các giải pháp để đạt mục tiêu chính là nâng cao hiệu quả khai thác thông tin thị trường lao động; gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp tuyển dụng lao động và kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để cung ứng lao động qua đào tạo. Tăng cường thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động thông qua sàn giao dịch việc làm, phiên giao dịch việc làm, Bản tin thị trường lao động nhằm hỗ trợ lao động tìm việc làm, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động.
Đẩy mạnh việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao (thị trường Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Trung Đông…); chú trọng đối với lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp đào tạo nghề, gắn kết hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề.
772 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2024, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động luôn được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái quan tâm triển khai. Nhiều giải pháp được các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.Năm 2024, toàn tỉnh Yên Bái giải quyết việc làm cho 22.970 lao động (đạt 114,9% kế hoạch, tăng so với năm 2023); trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 10.099 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 3.387 người, xuất khẩu lao động 901 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 8.583 người.
Cùng với công tác giải quyết việc làm, công tác tuyển sinh đào tạo nghề cũng đã được các cấp, các địa phương quan tâm chú trọng. Trong năm đã tuyển sinh đào tạo nghề cho trên 20.700 người, đạt và vượt kế hoạch năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2024 đạt 69,1%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 38,4%.
Năm 2024, đã chuyển dịch được 8.206 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp (đạt 117,2% kế hoạch năm); lĩnh vực chuyển dịch chủ yếu gồm: sản xuất công nghiệp, xây dựng, du lịch, kinh doanh, bán hàng… Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là 51,95% (giảm 1,91% so với năm 2023); lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ là 48,05%.
Năm 2025 tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 20.000 lao động; trong đó, riêng xuất khẩu lao động cho 1.170 lao động và 7.400 lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài; đào tạo nghề cho 18 nghìn lao động.
Các giải pháp để đạt mục tiêu chính là nâng cao hiệu quả khai thác thông tin thị trường lao động; gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp tuyển dụng lao động và kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để cung ứng lao động qua đào tạo. Tăng cường thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động thông qua sàn giao dịch việc làm, phiên giao dịch việc làm, Bản tin thị trường lao động nhằm hỗ trợ lao động tìm việc làm, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động.
Đẩy mạnh việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao (thị trường Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Trung Đông…); chú trọng đối với lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp đào tạo nghề, gắn kết hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề.