CTTĐT - Để chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm có khả năng xảy ra trên diện rộng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; Không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.
Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm theo quy định của Luật Thú y
Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2024 hầu hết các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đều xảy ra như: bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục, Dại và đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, đã gây tổn thất lớn về kinh tế đối với người chăn nuôi.
Tại tỉnh Yên Bái bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 92 hộ, thuộc 11 thôn/bản, 04 xã thuộc các huyện Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu; số lượng lợn mắc bệnh, chết là 363 con, số lợn tiêu hủy là 363 con với khối lượng tiêu hủy 16.768 kg. Bệnh Lở mồm long móng xảy ra tại 47 hộ, thuộc 02 thôn Tống Trong, Tống Ngoài của xã Túc Đán huyện Trạm Tấu; tổng số gia súc mắc bệnh 104 con (68 con trâu, 24 con bò, 12 con lợn), số gia súc chết và tiêu hủy 16 con (10 con trâu, 06 con bò) với tổng khối lượng phải tiêu hủy 2.788 kg.
Nguy cơ dịch bệnh xảy ra trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là rất cao, đặc biệt khi thời tiết thay đổi bất lợi, tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển, lây lan và gây bệnh; việc vận chuyển, giết mổ động vật, các sản phẩm động vật gia tăng mạnh để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội đầu năm 2025; tổng đàn gia súc, gia cầm sẽ tăng cao sau Tết Nguyên đán để tái đàn; việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học còn hạn chế ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Để chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm có khả năng xảy ra trên diện rộng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thành lập các đoàn công tác do Lãnh đạo Sở và Lãnh đạo Ủy ban nhân dân đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch tại các nơi có nguy cơ cao, có tỷ lệ tiêm phòng thấp, nơi có các loại dịch bệnh động vật đã xảy ra trong năm 2024.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; phát hiện sớm và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch theo Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, xử lý các trường hợp lơ là, chủ quan, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo để dịch bệnh phát sinh, lây lan ra diện rộng.
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn theo dõi, nắm bắt chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh và cả nước, đưa ra cảnh báo và hướng dẫn xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; cung cấp đầy đủ hóa chất trong chương trình cho các huyện, thị xã, thành phố.
Chủ động phối hợp với các cơ quan Quản lý thị trường, Công an tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho đàn vật nuôi, trong đó chú ý tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh đối với các bệnh (Tụ huyết trùng trâu bò, Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Dại,…) tại các khu vực có ổ dịch cũ, các địa bàn có nguy cơ cao, địa phương có nguy cơ bị ảnh hưởng do rét đậm, rét hại,…
Chủ động triển khai giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo; chỉ đạo, huy động các nguồn lực của địa phương để xử lý dứt điểm các ổ dịch mới phát sinh (nếu có), xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản đến cấp xã, huyện theo đúng quy định.
Tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ vận chuyển gia súc, gia cầm vào địa bàn và tổ chức ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc.
956 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm có khả năng xảy ra trên diện rộng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; Không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2024 hầu hết các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đều xảy ra như: bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục, Dại và đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, đã gây tổn thất lớn về kinh tế đối với người chăn nuôi.
Tại tỉnh Yên Bái bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 92 hộ, thuộc 11 thôn/bản, 04 xã thuộc các huyện Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu; số lượng lợn mắc bệnh, chết là 363 con, số lợn tiêu hủy là 363 con với khối lượng tiêu hủy 16.768 kg. Bệnh Lở mồm long móng xảy ra tại 47 hộ, thuộc 02 thôn Tống Trong, Tống Ngoài của xã Túc Đán huyện Trạm Tấu; tổng số gia súc mắc bệnh 104 con (68 con trâu, 24 con bò, 12 con lợn), số gia súc chết và tiêu hủy 16 con (10 con trâu, 06 con bò) với tổng khối lượng phải tiêu hủy 2.788 kg.
Nguy cơ dịch bệnh xảy ra trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là rất cao, đặc biệt khi thời tiết thay đổi bất lợi, tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển, lây lan và gây bệnh; việc vận chuyển, giết mổ động vật, các sản phẩm động vật gia tăng mạnh để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội đầu năm 2025; tổng đàn gia súc, gia cầm sẽ tăng cao sau Tết Nguyên đán để tái đàn; việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học còn hạn chế ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Để chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm có khả năng xảy ra trên diện rộng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thành lập các đoàn công tác do Lãnh đạo Sở và Lãnh đạo Ủy ban nhân dân đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch tại các nơi có nguy cơ cao, có tỷ lệ tiêm phòng thấp, nơi có các loại dịch bệnh động vật đã xảy ra trong năm 2024.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; phát hiện sớm và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch theo Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, xử lý các trường hợp lơ là, chủ quan, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo để dịch bệnh phát sinh, lây lan ra diện rộng.
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn theo dõi, nắm bắt chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh và cả nước, đưa ra cảnh báo và hướng dẫn xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; cung cấp đầy đủ hóa chất trong chương trình cho các huyện, thị xã, thành phố.
Chủ động phối hợp với các cơ quan Quản lý thị trường, Công an tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho đàn vật nuôi, trong đó chú ý tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh đối với các bệnh (Tụ huyết trùng trâu bò, Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Dại,…) tại các khu vực có ổ dịch cũ, các địa bàn có nguy cơ cao, địa phương có nguy cơ bị ảnh hưởng do rét đậm, rét hại,…
Chủ động triển khai giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo; chỉ đạo, huy động các nguồn lực của địa phương để xử lý dứt điểm các ổ dịch mới phát sinh (nếu có), xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản đến cấp xã, huyện theo đúng quy định.
Tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ vận chuyển gia súc, gia cầm vào địa bàn và tổ chức ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc.