CTTĐT - Tỉnh ủy Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2025, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cuối năm còn 6,87%.
Phấn đấu năm 2025 giảm 3.528 hộ nghèo
Tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh năm 2025 so với năm 2024 là trên 1,8%, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cuối năm 2025 còn 6,87%, trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 1,5% (giảm 3.528 hộ), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2025 còn 4,18% (9.047 hộ); giảm tỷ lệ hộ cận nghèo toàn tỉnh năm 2025 so với năm 2024 là trên 0,30% (giảm 698 hộ), tỷ lệ hộ cận nghèo cuối năm 2025 còn 2,69% (5.914 hộ); giảm tỷ lệ hộ nghèo trong các hộ đồng bào dân tộc thiểu số năm 2025 so với năm 2024 là 2,57% (2.849 hộ); duy trì 19 xã, phường không có hộ nghèo đã hoàn thành năm 2024; xây dựng thêm 06 xã, phường, thị trấn, nâng tổng số xã, phường, thị trấn không có hộ nghèo vào cuối năm 2025 lên thành 25 xã, phường, thị trấn (chiếm tỷ lệ 14,88% tổng số xã, phường, thị trấn toàn tỉnh).
Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền nhằm huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Trong đó, tiếp tục phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho 52 ban, sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, giúp đỡ 843 hộ nghèo tại 64 xã khó khăn thoát nghèo trong năm 2025 (gồm: 21 xã đặc biệt khó khăn; 28 xã đặc biệt khó khăn đã đạt chuẩn nông thôn mới trong các năm 2022 và 2023 và 05 xã có nhiều thôn đặc biệt khó khăn) để góp phần bổ sung, tăng cường nguồn lực và nâng cao tính bền vững của hoạt động giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.
Cùng với đó, nâng cao ý thức tự giác thoát nghèo của hộ nghèo, người nghèo thông qua đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về giảm nghèo phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng với các hình thức phù hợp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo.
Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kết nối liên vùng, thúc đẩy giao thương, hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi, hệ thống điện, công trình nước sạch, hạ tầng giáo dục, y tế, dạy nghề; các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, sinh kế, hỗ trợ về y tế, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hạ tầng phát thanh, truyền hình, viễn thông, điểm cung cấp thông tin công cộng... nhằm cải thiện thu nhập và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các huyện nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn. Chú trọng triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo gồm: hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ mô hình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hoạt động cho vay vốn tín dụng đối với hộ nghèo..., nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập và thoát nghèo bền vững cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Đa dạng hóa sinh kế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Năm 2025, toàn tỉnh đào tạo nghề cho 1.220 người; tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho 10.000 người; giải quyết việc làm cho 1.930 người; chuyển dịch 555 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, xuất khẩu lao động cho 200 người trở lên. Dự kiến năm 2025, có khoảng 6.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ từ các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; có khoảng 5.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất. Phấn đấu 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo nghề, kết nối, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, xuất khẩu lao động, qua đó góp phần mở rộng sinh kế, cải thiện thu nhập cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, việc làm và thông tin; Lựa chọn, xây dựng thôn, bản, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn không có hộ nghèo; huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho hoạt động giảm nghèo.
845 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tỉnh ủy Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2025, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cuối năm còn 6,87%. Tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh năm 2025 so với năm 2024 là trên 1,8%, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cuối năm 2025 còn 6,87%, trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 1,5% (giảm 3.528 hộ), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2025 còn 4,18% (9.047 hộ); giảm tỷ lệ hộ cận nghèo toàn tỉnh năm 2025 so với năm 2024 là trên 0,30% (giảm 698 hộ), tỷ lệ hộ cận nghèo cuối năm 2025 còn 2,69% (5.914 hộ); giảm tỷ lệ hộ nghèo trong các hộ đồng bào dân tộc thiểu số năm 2025 so với năm 2024 là 2,57% (2.849 hộ); duy trì 19 xã, phường không có hộ nghèo đã hoàn thành năm 2024; xây dựng thêm 06 xã, phường, thị trấn, nâng tổng số xã, phường, thị trấn không có hộ nghèo vào cuối năm 2025 lên thành 25 xã, phường, thị trấn (chiếm tỷ lệ 14,88% tổng số xã, phường, thị trấn toàn tỉnh).
Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền nhằm huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Trong đó, tiếp tục phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho 52 ban, sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, giúp đỡ 843 hộ nghèo tại 64 xã khó khăn thoát nghèo trong năm 2025 (gồm: 21 xã đặc biệt khó khăn; 28 xã đặc biệt khó khăn đã đạt chuẩn nông thôn mới trong các năm 2022 và 2023 và 05 xã có nhiều thôn đặc biệt khó khăn) để góp phần bổ sung, tăng cường nguồn lực và nâng cao tính bền vững của hoạt động giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.
Cùng với đó, nâng cao ý thức tự giác thoát nghèo của hộ nghèo, người nghèo thông qua đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về giảm nghèo phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng với các hình thức phù hợp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo.
Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kết nối liên vùng, thúc đẩy giao thương, hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi, hệ thống điện, công trình nước sạch, hạ tầng giáo dục, y tế, dạy nghề; các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, sinh kế, hỗ trợ về y tế, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hạ tầng phát thanh, truyền hình, viễn thông, điểm cung cấp thông tin công cộng... nhằm cải thiện thu nhập và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các huyện nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn. Chú trọng triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo gồm: hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ mô hình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hoạt động cho vay vốn tín dụng đối với hộ nghèo..., nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập và thoát nghèo bền vững cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Đa dạng hóa sinh kế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Năm 2025, toàn tỉnh đào tạo nghề cho 1.220 người; tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho 10.000 người; giải quyết việc làm cho 1.930 người; chuyển dịch 555 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, xuất khẩu lao động cho 200 người trở lên. Dự kiến năm 2025, có khoảng 6.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ từ các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; có khoảng 5.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất. Phấn đấu 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo nghề, kết nối, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, xuất khẩu lao động, qua đó góp phần mở rộng sinh kế, cải thiện thu nhập cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, việc làm và thông tin; Lựa chọn, xây dựng thôn, bản, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn không có hộ nghèo; huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho hoạt động giảm nghèo.