CTTĐT - Đó là nội dung trong Chỉ thị về việc tổ chức phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Nhân dịp Xuân Ất Tỵ và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2025 của UBND tỉnh Yên Bái.
Tết trồng cây là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ môi trường sinh thái
Nhằm phát huy kết quả đạt được trong năm qua, khắc phục khó khăn, tồn tại, hạn chế, đồng thời chủ động tích cực chuẩn bị tổ chức tốt phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” gắn với triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và trồng cây, trồng rừng ngay từ những tháng đầu năm 2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần thực hiện các nội dung sau:
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp; xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hiệu quả, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2025 về bảo vệ và phát triển rừng, trồng cây phân tán, phát triển lâm sản ngoài gỗ,…
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, vai trò của người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp; làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, có tiêu cực, để xảy ra vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.
Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nhất là chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng; quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng, chứng nhận hữu cơ; phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định của pháp luật, nhằm phát huy giá trị đa dụng của rừng, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính…
Tăng cường kiểm tra, truy quét các hoạt động mua bán, vận chuyển, tàng trữ gỗ, động vật rừng, các loại lâm sản trái pháp luật và xử lý nghiêm theo quy định. Tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án trọng điểm về phá rừng, lấn chiếm đất rừng đã được lực lượng chức năng phát hiện và các cơ quan truyền thông phản ánh. Thực hiện rà soát phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo chủ động lực lượng, phương tiện theo phương châm 4 tại chỗ; chỉ đạo lực lượng ứng trực 24/24 giờ, bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào khu vực rừng có nguy cơ cháy cao; tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì có dùng lửa trong suốt thời kỳ cao điểm cháy rừng.
- Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đồng loạt tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây” và ra quân trồng rừng vào ngày 03 tháng 02 năm 2025 (Tức ngày mồng 06 tháng giêng năm Ất Tỵ).
UBND tỉnh giao Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức Lễ hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025, tại Tổ 5 và Tổ 8, Phường Yên Ninh, trồng hai bên hành lang đường Bách Lẫm (đoạn từ đường Yên Ninh đến Chi cục Thuế thành phố Yên Bái); Nghiên cứu, lựa chọn loại cây trồng phù hợp, bảo đảm thích nghi, sinh trưởng tốt với đặc điểm khí hậu, tình hình thời tiết cũng như mỹ quan đô thị của thành phố Yên Bái.
Việc tổ chức phát động “Tết trồng cây” và ra quân trồng rừng cần thiết thực, trở thành nét đẹp văn hóa, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng. Tăng cường trồng cây xanh phân tán ở khu vực đô thị, khu công nghiệp, hành lang giao thông và khu vực nông thôn, tạo môi trường cảnh quan, góp phần xây dựng nông thôn mới xanh, sạch đẹp.
Trước và sau khi tổ chức thực hiện “Tết trồng cây”, yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân điển hình có cách làm hay, mô hình tốt, sáng tạo; kịp thời báo cáo kế hoạch tổ chức và kết quả thực hiện
Tại Văn bản này, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ trong trồng rừng, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Năm 2024, các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu trồng rừng được 15.804 ha, đạt 105,4 % kế hoạch giao (trong đó toàn tỉnh đã trồng bù đắp diện tích bị thiệt hại do hoàn lưu bão số 3 gây ra là 324,6 ha); tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định ở mức 63%, đứng thứ 6 toàn quốc về độ che phủ của rừng; chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đạt 138.980 triệu đồng.
|
766 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đó là nội dung trong Chỉ thị về việc tổ chức phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Nhân dịp Xuân Ất Tỵ và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2025 của UBND tỉnh Yên Bái. Nhằm phát huy kết quả đạt được trong năm qua, khắc phục khó khăn, tồn tại, hạn chế, đồng thời chủ động tích cực chuẩn bị tổ chức tốt phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” gắn với triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và trồng cây, trồng rừng ngay từ những tháng đầu năm 2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần thực hiện các nội dung sau:
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp; xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hiệu quả, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2025 về bảo vệ và phát triển rừng, trồng cây phân tán, phát triển lâm sản ngoài gỗ,…
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, vai trò của người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp; làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, có tiêu cực, để xảy ra vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.
Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nhất là chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng; quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng, chứng nhận hữu cơ; phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định của pháp luật, nhằm phát huy giá trị đa dụng của rừng, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính…
Tăng cường kiểm tra, truy quét các hoạt động mua bán, vận chuyển, tàng trữ gỗ, động vật rừng, các loại lâm sản trái pháp luật và xử lý nghiêm theo quy định. Tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án trọng điểm về phá rừng, lấn chiếm đất rừng đã được lực lượng chức năng phát hiện và các cơ quan truyền thông phản ánh. Thực hiện rà soát phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo chủ động lực lượng, phương tiện theo phương châm 4 tại chỗ; chỉ đạo lực lượng ứng trực 24/24 giờ, bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào khu vực rừng có nguy cơ cháy cao; tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì có dùng lửa trong suốt thời kỳ cao điểm cháy rừng.
- Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đồng loạt tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây” và ra quân trồng rừng vào ngày 03 tháng 02 năm 2025 (Tức ngày mồng 06 tháng giêng năm Ất Tỵ).
UBND tỉnh giao Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức Lễ hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025, tại Tổ 5 và Tổ 8, Phường Yên Ninh, trồng hai bên hành lang đường Bách Lẫm (đoạn từ đường Yên Ninh đến Chi cục Thuế thành phố Yên Bái); Nghiên cứu, lựa chọn loại cây trồng phù hợp, bảo đảm thích nghi, sinh trưởng tốt với đặc điểm khí hậu, tình hình thời tiết cũng như mỹ quan đô thị của thành phố Yên Bái.
Việc tổ chức phát động “Tết trồng cây” và ra quân trồng rừng cần thiết thực, trở thành nét đẹp văn hóa, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng. Tăng cường trồng cây xanh phân tán ở khu vực đô thị, khu công nghiệp, hành lang giao thông và khu vực nông thôn, tạo môi trường cảnh quan, góp phần xây dựng nông thôn mới xanh, sạch đẹp.
Trước và sau khi tổ chức thực hiện “Tết trồng cây”, yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân điển hình có cách làm hay, mô hình tốt, sáng tạo; kịp thời báo cáo kế hoạch tổ chức và kết quả thực hiện
Tại Văn bản này, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ trong trồng rừng, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Năm 2024, các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu trồng rừng được 15.804 ha, đạt 105,4 % kế hoạch giao (trong đó toàn tỉnh đã trồng bù đắp diện tích bị thiệt hại do hoàn lưu bão số 3 gây ra là 324,6 ha); tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định ở mức 63%, đứng thứ 6 toàn quốc về độ che phủ của rừng; chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đạt 138.980 triệu đồng.