Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 220/CĐ-TTg ngày 5/4/2023 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhất là những quy định, giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
Thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực, kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí về số vụ, thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra.
Tuy nhiên, quá trình rà soát, kiểm tra phát hiện nhiều công trình, cơ sở chưa bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng chống cháy, nổ theo quy định pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, buộc phải tạm dừng hoạt động, làm gián đoạn hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh.
Để bảo đảm tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, đồng thời phục vụ có hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành, địa phương:
- Rà soát chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy để kịp thời sửa đổi, bổ sung ngay theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; đẩy mạnh cải cách, cắt giảm mạnh thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội.
- Phân loại cụ thể theo nhóm các công trình, cơ sở có khó khăn, vướng mắc trong việc khắc phục sau kiểm tra, rà soát; chủ động, kịp thời giải đáp, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể chi tiết các quy định và giải pháp để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân khắc phục tổng thể các vi phạm, thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy của công trình, cơ sở, phục vụ có hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh (hoàn thành trước ngày 30 tháng 4 năm 2023).
2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng nhà và công trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; làm rõ nguyên nhân để có giải pháp bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền ngay những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh, đồng thời cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy (báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 4 năm 2023).
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm xử lý ngay những hạn chế, bất cập, cản trở trong quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn mình quản lý. Chỉ đạo có giải pháp cụ thể, chi tiết để xử lý dứt điểm những vi phạm về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng theo thẩm quyền để khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về phòng cháy, chữa cháy, phục vụ có hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
- Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc về phòng cháy, chữa cháy ngoài thẩm quyền giải quyết để kiến nghị Bộ Công an, Bộ Xây dựng hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời giải quyết (gửi về Bộ Công an, Bộ Xây dựng trước ngày 20 tháng 4 năm 2023).
4. Các Bộ, ngành, địa phương:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhất là những quy định, giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập trong công tác phòng cháy, chữa cháy đã ban hành để người dân, doanh nghiệp kịp thời nắm bắt và thuận lợi trong triển khai thực hiện.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc về phòng cháy, chữa cháy thuộc thẩm quyền và báo cáo đề xuất các cấp nếu vượt thẩm quyền.
5. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, định kỳ hàng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện Công điện này./.
1292 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 220/CĐ-TTg ngày 5/4/2023 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy.Thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực, kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí về số vụ, thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra.
Tuy nhiên, quá trình rà soát, kiểm tra phát hiện nhiều công trình, cơ sở chưa bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng chống cháy, nổ theo quy định pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, buộc phải tạm dừng hoạt động, làm gián đoạn hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh.
Để bảo đảm tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, đồng thời phục vụ có hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành, địa phương:
- Rà soát chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy để kịp thời sửa đổi, bổ sung ngay theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; đẩy mạnh cải cách, cắt giảm mạnh thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội.
- Phân loại cụ thể theo nhóm các công trình, cơ sở có khó khăn, vướng mắc trong việc khắc phục sau kiểm tra, rà soát; chủ động, kịp thời giải đáp, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể chi tiết các quy định và giải pháp để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân khắc phục tổng thể các vi phạm, thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy của công trình, cơ sở, phục vụ có hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh (hoàn thành trước ngày 30 tháng 4 năm 2023).
2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng nhà và công trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; làm rõ nguyên nhân để có giải pháp bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền ngay những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh, đồng thời cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy (báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 4 năm 2023).
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm xử lý ngay những hạn chế, bất cập, cản trở trong quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn mình quản lý. Chỉ đạo có giải pháp cụ thể, chi tiết để xử lý dứt điểm những vi phạm về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng theo thẩm quyền để khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về phòng cháy, chữa cháy, phục vụ có hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
- Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc về phòng cháy, chữa cháy ngoài thẩm quyền giải quyết để kiến nghị Bộ Công an, Bộ Xây dựng hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời giải quyết (gửi về Bộ Công an, Bộ Xây dựng trước ngày 20 tháng 4 năm 2023).
4. Các Bộ, ngành, địa phương:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhất là những quy định, giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập trong công tác phòng cháy, chữa cháy đã ban hành để người dân, doanh nghiệp kịp thời nắm bắt và thuận lợi trong triển khai thực hiện.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc về phòng cháy, chữa cháy thuộc thẩm quyền và báo cáo đề xuất các cấp nếu vượt thẩm quyền.
5. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, định kỳ hàng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện Công điện này./.