Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 345/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”.
Phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ đến doanh nghiệp.
Đề án xác định mục tiêu tổng quát là phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các vướng mắc, bất cập; tiếp tục đổi mới toàn diện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành; huy động các nguồn lực xã hội; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến mạnh trong chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, Đề án xác định các mục tiêu cụ thể: Hoàn thiện khung pháp lý về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ đến doanh nghiệp; tăng cường tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp và người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Vận hành hiệu quả hệ thống mạng lưới tư vấn viên pháp luật; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp; đảm bảo 100% doanh nghiệp được hỗ trợ pháp lý khi có đề xuất; giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý cho doanh nghiệp khi có yêu cầu.
Thí điểm và nhân rộng ít nhất 02 mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả trên toàn quốc; ứng dụng chuyển đổi số trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; xây dựng hệ sinh thái về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Một trong các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án là hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Cụ thể, hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp; nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở Việt Nam.
Trong đó, Bộ Tư pháp chủ trì nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đề xuất việc sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm huy động được sự tham gia trực tiếp của tổ chức đại diện doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ pháp lý và các chuyên gia độc lập trong các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý có tính mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Hoàn thiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (theo hướng nâng cao trách nhiệm, trọng tâm, chuyên môn hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP).
Các bộ, cơ quan ngang bộ theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành rà soát các quy định của pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tăng cường khảo sát, kịp thời đối thoại với doanh nghiệp nhằm xác định đúng và trúng các khó khăn, vướng mắc pháp lý để đề xuất hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.
Triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Nhiệm vụ, giải pháp khác của Đề án là triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trong đó, Bộ Tư pháp chủ trì đẩy mạnh tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp thông qua các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp. Cụ thể, thực hiện tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp thông qua các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ khác có liên quan và UBND cấp tỉnh tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến doanh nghiệp. Cụ thể, tổ chức diễn đàn kinh doanh và pháp luật, hội nghị đối thoại giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp.
Từ năm 2024 đến năm 2027, Bộ Tư pháp chủ trì triển khai, nhân rộng một số mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả, thiết thực, trong đó có các hoạt động: Lựa chọn một số địa phương để xây dựng, phát triển mô hình điểm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm từ việc triển khai mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại một số địa phương; kết hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương triển khai đồng bộ mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại 63 địa phương trên cả nước.
Hằng năm (từ năm 2023 đến năm 2030), Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh tăng cường xã hội hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Cụ thể, tăng cường xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; khuyến khích các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hỗ trợ, triển khai đề án, chương trình, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
1396 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 345/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”.Đề án xác định mục tiêu tổng quát là phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các vướng mắc, bất cập; tiếp tục đổi mới toàn diện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành; huy động các nguồn lực xã hội; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến mạnh trong chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, Đề án xác định các mục tiêu cụ thể: Hoàn thiện khung pháp lý về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ đến doanh nghiệp; tăng cường tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp và người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Vận hành hiệu quả hệ thống mạng lưới tư vấn viên pháp luật; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp; đảm bảo 100% doanh nghiệp được hỗ trợ pháp lý khi có đề xuất; giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý cho doanh nghiệp khi có yêu cầu.
Thí điểm và nhân rộng ít nhất 02 mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả trên toàn quốc; ứng dụng chuyển đổi số trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; xây dựng hệ sinh thái về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Một trong các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án là hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Cụ thể, hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp; nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở Việt Nam.
Trong đó, Bộ Tư pháp chủ trì nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đề xuất việc sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm huy động được sự tham gia trực tiếp của tổ chức đại diện doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ pháp lý và các chuyên gia độc lập trong các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý có tính mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Hoàn thiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (theo hướng nâng cao trách nhiệm, trọng tâm, chuyên môn hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP).
Các bộ, cơ quan ngang bộ theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành rà soát các quy định của pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tăng cường khảo sát, kịp thời đối thoại với doanh nghiệp nhằm xác định đúng và trúng các khó khăn, vướng mắc pháp lý để đề xuất hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.
Triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Nhiệm vụ, giải pháp khác của Đề án là triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trong đó, Bộ Tư pháp chủ trì đẩy mạnh tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp thông qua các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp. Cụ thể, thực hiện tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp thông qua các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ khác có liên quan và UBND cấp tỉnh tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến doanh nghiệp. Cụ thể, tổ chức diễn đàn kinh doanh và pháp luật, hội nghị đối thoại giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp.
Từ năm 2024 đến năm 2027, Bộ Tư pháp chủ trì triển khai, nhân rộng một số mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả, thiết thực, trong đó có các hoạt động: Lựa chọn một số địa phương để xây dựng, phát triển mô hình điểm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm từ việc triển khai mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại một số địa phương; kết hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương triển khai đồng bộ mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại 63 địa phương trên cả nước.
Hằng năm (từ năm 2023 đến năm 2030), Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh tăng cường xã hội hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Cụ thể, tăng cường xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; khuyến khích các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hỗ trợ, triển khai đề án, chương trình, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.