CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện giải pháp phát triển phương tiện giao thông xanh trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
Phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
Giai đoạn 2025 - 2030: Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.
Từ năm 2025, phấn đấu tối thiểu 50% xe buýt, xe taxi đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.
Giai đoạn 2031 - 2050
Từ năm 2031, phấn đấu trên 50% phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh trong đó 100% xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.
Đến năm 2040, từng bước hạn chế với xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Đến năm 2050, phấn đấu 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh; toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
100% xe buýt, xe taxi hoạt động ở đô thị trên địa bàn tỉnh sử dụng điện, năng lượng xanh; hoàn thiện hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn tỉnh đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Theo đó, tỉnh sẽ đề xuất các giải pháp với các Bộ, ngành Trung ương trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông xanh, nhằm thu hút đầu tư, tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển để thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan trong ngành giao thông vận tải phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích, thu hút đầu tư, hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực để đầu tư hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị đáp ứng lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh.
Xây dựng chương trình chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với phương tiện vận tải. Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện giao thông vận tải sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
Cùng với đó, triển khai phát triển hạ tầng giao thông theo quy hoạch của tỉnh, chú trọng hạ tầng phục vụ phát triển vận chuyển giao thông công cộng với khối lượng lớn, phát triển hạ tầng giao thông phi cơ giới; điểm trông giữ phương tiện kết nối hợp lý với các phương thức vận tải hành khách công cộng khác. Các công trình giao thông (bến xe, bến cảng, bến thủy nội địa, nhà ga,…) đảm bảo phát triển và chuyển đổi theo quy định về tiêu chí xanh. Phối hợp triển triển khai quy hoạch và xây dựng hệ thống trạm sạc điện, trạm cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh.
Tập trung phát triển nguồn nhân lực để sẵn sàng tiếp nhận chuyển giao, quản lý, khai thác, vận hành phương tiện, hạ tầng giao thông công nghệ mới không phát thải khí nhà kính. Đồng thời tổ chức truyền thông đến người dân và doanh nghiệp về lộ trình, chính sách, lợi ích của chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh.
Tỉnh sẽ huy động tối đa mọi nguồn lực nhà nước và tư nhân để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.
175 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện giải pháp phát triển phương tiện giao thông xanh trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.Giai đoạn 2025 - 2030: Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.
Từ năm 2025, phấn đấu tối thiểu 50% xe buýt, xe taxi đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.
Giai đoạn 2031 - 2050
Từ năm 2031, phấn đấu trên 50% phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh trong đó 100% xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.
Đến năm 2040, từng bước hạn chế với xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Đến năm 2050, phấn đấu 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh; toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
100% xe buýt, xe taxi hoạt động ở đô thị trên địa bàn tỉnh sử dụng điện, năng lượng xanh; hoàn thiện hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn tỉnh đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Theo đó, tỉnh sẽ đề xuất các giải pháp với các Bộ, ngành Trung ương trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông xanh, nhằm thu hút đầu tư, tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển để thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan trong ngành giao thông vận tải phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích, thu hút đầu tư, hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực để đầu tư hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị đáp ứng lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh.
Xây dựng chương trình chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với phương tiện vận tải. Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện giao thông vận tải sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
Cùng với đó, triển khai phát triển hạ tầng giao thông theo quy hoạch của tỉnh, chú trọng hạ tầng phục vụ phát triển vận chuyển giao thông công cộng với khối lượng lớn, phát triển hạ tầng giao thông phi cơ giới; điểm trông giữ phương tiện kết nối hợp lý với các phương thức vận tải hành khách công cộng khác. Các công trình giao thông (bến xe, bến cảng, bến thủy nội địa, nhà ga,…) đảm bảo phát triển và chuyển đổi theo quy định về tiêu chí xanh. Phối hợp triển triển khai quy hoạch và xây dựng hệ thống trạm sạc điện, trạm cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh.
Tập trung phát triển nguồn nhân lực để sẵn sàng tiếp nhận chuyển giao, quản lý, khai thác, vận hành phương tiện, hạ tầng giao thông công nghệ mới không phát thải khí nhà kính. Đồng thời tổ chức truyền thông đến người dân và doanh nghiệp về lộ trình, chính sách, lợi ích của chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh.
Tỉnh sẽ huy động tối đa mọi nguồn lực nhà nước và tư nhân để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.