Huyện xây dựng phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ cơ sở với phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và đưa ra các giải pháp cụ thể.
Người dân cần nhận thức đầy đủ về phòng tránh thiên tai, nhất là lũ quét và sạt lở đất. (Trong ảnh: Khu vực sạt đất tại thôn Hồng Xuân, xã Đại Đồng mùa mưa bão năm 2015).
Năm 2016, huyện Yên Bình chịu ảnh hưởng của một số cơn bão và các trận mưa to kèm gió lốc, sấm sét đã làm thiệt hại về nhà ở, hoa màu, chăn nuôi...
Cụ thể, gần 100 nhà dân bị sập, tốc mái; trên 30 ha lúa, rau màu, gần 300 con gia súc, gia cầm bị thiệt hại; nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng. Công tác khắc phục hậu quả được UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thực hiện kịp thời. Các hộ bị đổ nhà được lãnh đạo huyện thăm hỏi, động viên và hỗ trợ một phần kinh phí.
UBND huyện chỉ đạo nhân dân gieo cấy lại những diện tích hoa màu ngập úng bảo đảm đủ diện tích theo kế hoạch; các công trình thủy lợi hư hỏng được khắc phục đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất. Các tuyến đường bị chia cắt nhanh chóng làm cầu tạm để nhân dân đi lại... từ đó, góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2016 của huyện.
Mục tiêu công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) năm 2017 của huyện Yên Bình là giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai, mưa lũ gây ra. Để đạt mục tiêu này, huyện xây dựng phương án PCTT - TKCN từ cơ sở với phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và đưa ra các giải pháp cụ thể.
Ông Lã Tuấn Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: “Huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả Luật PCTT; kiện toàn ban chỉ huy PCTT - TKCN các cấp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ủy viên phụ trách từng khu vực, địa bàn cụ thể; đồng thời, đôn đốc kiểm tra công tác phòng, chống bão lũ tại khu vực phân công”.
Cùng với đó, huyện tăng cường tổ chức, tuyên truyền, phổ biến trực tiếp và trên hệ thống thông tin của địa phương cho nhân dân nhận thức đầy đủ về phòng tránh thiên tai, nhất là lũ quét và sạt lở đất; kiên quyết chỉ đạo, vận động những hộ dân ở khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ quét, ngập úng, sạt lở đất di dời đến nơi an toàn, nghiêm cấm người qua sông, suối vớt củi khi có mưa, lũ; chỉ đạo kiểm tra các phương tiện giao thông đường thủy trên hồ Thác Bà bắt buộc phải có phao cứu sinh đủ cho số người trên tàu, thuyền.
Ban chỉ huy PCTT-TKCN các xã, thị trấn trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống lụt bão của đơn vị, cơ sở mình quản lý và cử cán bộ phụ trách thôn. Mỗi thôn thành lập 1 tổ ứng trực, thành phần gồm: bí thư chi bộ, trưởng thôn, công an viên, thôn đội trưởng, chi đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ, chi hội cựu chiến binh... do đồng chí bí thư chi bộ trực tiếp chỉ huy, sẵn sàng ứng trực phòng, chống lụt bão theo phương châm "4 tại chỗ".
UBND các xã, thị trấn tổ chức rà soát thống kê, lập danh sách các hộ có nhà tạm, nhà yếu và yêu cầu các hộ ký cam kết chằng chống nhà ở trước mùa mưa bão; hướng dẫn nhân dân chằng chống nhà cửa, bảo đảm hiệu quả (trong mùa mưa bão, nếu hộ nào bị đổ nhà, tốc mái do lỗi chủ quan chưa chằng chống nhà cửa thì chủ tịch UBND xã, thị trấn đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về hậu quả xảy ra); thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, đài, báo...) về tình hình mưa, bão để thông báo cho nhân dân bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống loa phát thanh của thôn, xã; đồng thời, chủ động triển khai phương án phòng, chống; khi có mưa bão xảy ra và có chỉ đạo của cấp trên, phải triển khai ngay các nội dung, chỉ thị, công điện tới nhân dân, chủ động điều động nhân lực, phương tiện để ứng cứu kịp thời.
Bên cạnh đó, huyện cũng tăng cường công tác quản lý các công trình xây dựng cơ bản về phòng, chống lụt bão. Đối với các công trình đang khai thác, nhất là các hồ chứa nước lớn như: hồ Thác Bà, hồ Gò Cao (thị trấn Thác Bà), hồ Ba Nai (Vĩnh Kiên), hồ Khe Hoài, hồ Thống Nhất (xã Tích Cốc), hồ Gốc Nhội (xã Xuân Lai), hồ Lang Luồn (xã Vũ Linh)… yêu cầu đặt ra là công tác bảo vệ phải nghiêm ngặt, cần được tu bổ, bảo dưỡng máy móc, huấn luyện lực lượng vận hành luôn ở tư thế sẵn sàng tham gia chống lũ. Đồng thời, xây dựng phương án xử lý chống lũ để bảo đảm an toàn công trình, tài sản của Nhà nước và tính mạng nhân dân vùng thượng, hạ lưu của công trình.
Mặc dù công tác PCTT - TKCN được huyện Yên Bình triển khai sớm; lực lượng, vật tư, phương tiện đã được chuẩn bị đầy đủ; các cấp, các ngành đã tích cực, chủ động ngay từ bây giờ, nhưng ở một số địa phương, việc tuyên truyền người dân đối phó với thiên tai, lũ lụt chưa được làm thường xuyên, nguy hại nhất là một bộ phận người dân còn chủ quan, vẫn sinh sống tại chân núi cao, ven sông suối; công tác chuẩn bị vật tư tại chỗ của một số xã chưa đủ... Những tồn tại này cần được khắc phục ngay trước mùa mưa bão đang đến gần.
2305 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Huyện xây dựng phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ cơ sở với phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và đưa ra các giải pháp cụ thể. Năm 2016, huyện Yên Bình chịu ảnh hưởng của một số cơn bão và các trận mưa to kèm gió lốc, sấm sét đã làm thiệt hại về nhà ở, hoa màu, chăn nuôi...
Cụ thể, gần 100 nhà dân bị sập, tốc mái; trên 30 ha lúa, rau màu, gần 300 con gia súc, gia cầm bị thiệt hại; nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng. Công tác khắc phục hậu quả được UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thực hiện kịp thời. Các hộ bị đổ nhà được lãnh đạo huyện thăm hỏi, động viên và hỗ trợ một phần kinh phí.
UBND huyện chỉ đạo nhân dân gieo cấy lại những diện tích hoa màu ngập úng bảo đảm đủ diện tích theo kế hoạch; các công trình thủy lợi hư hỏng được khắc phục đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất. Các tuyến đường bị chia cắt nhanh chóng làm cầu tạm để nhân dân đi lại... từ đó, góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2016 của huyện.
Mục tiêu công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) năm 2017 của huyện Yên Bình là giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai, mưa lũ gây ra. Để đạt mục tiêu này, huyện xây dựng phương án PCTT - TKCN từ cơ sở với phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và đưa ra các giải pháp cụ thể.
Ông Lã Tuấn Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: “Huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả Luật PCTT; kiện toàn ban chỉ huy PCTT - TKCN các cấp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ủy viên phụ trách từng khu vực, địa bàn cụ thể; đồng thời, đôn đốc kiểm tra công tác phòng, chống bão lũ tại khu vực phân công”.
Cùng với đó, huyện tăng cường tổ chức, tuyên truyền, phổ biến trực tiếp và trên hệ thống thông tin của địa phương cho nhân dân nhận thức đầy đủ về phòng tránh thiên tai, nhất là lũ quét và sạt lở đất; kiên quyết chỉ đạo, vận động những hộ dân ở khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ quét, ngập úng, sạt lở đất di dời đến nơi an toàn, nghiêm cấm người qua sông, suối vớt củi khi có mưa, lũ; chỉ đạo kiểm tra các phương tiện giao thông đường thủy trên hồ Thác Bà bắt buộc phải có phao cứu sinh đủ cho số người trên tàu, thuyền.
Ban chỉ huy PCTT-TKCN các xã, thị trấn trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống lụt bão của đơn vị, cơ sở mình quản lý và cử cán bộ phụ trách thôn. Mỗi thôn thành lập 1 tổ ứng trực, thành phần gồm: bí thư chi bộ, trưởng thôn, công an viên, thôn đội trưởng, chi đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ, chi hội cựu chiến binh... do đồng chí bí thư chi bộ trực tiếp chỉ huy, sẵn sàng ứng trực phòng, chống lụt bão theo phương châm "4 tại chỗ".
UBND các xã, thị trấn tổ chức rà soát thống kê, lập danh sách các hộ có nhà tạm, nhà yếu và yêu cầu các hộ ký cam kết chằng chống nhà ở trước mùa mưa bão; hướng dẫn nhân dân chằng chống nhà cửa, bảo đảm hiệu quả (trong mùa mưa bão, nếu hộ nào bị đổ nhà, tốc mái do lỗi chủ quan chưa chằng chống nhà cửa thì chủ tịch UBND xã, thị trấn đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về hậu quả xảy ra); thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, đài, báo...) về tình hình mưa, bão để thông báo cho nhân dân bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống loa phát thanh của thôn, xã; đồng thời, chủ động triển khai phương án phòng, chống; khi có mưa bão xảy ra và có chỉ đạo của cấp trên, phải triển khai ngay các nội dung, chỉ thị, công điện tới nhân dân, chủ động điều động nhân lực, phương tiện để ứng cứu kịp thời.
Bên cạnh đó, huyện cũng tăng cường công tác quản lý các công trình xây dựng cơ bản về phòng, chống lụt bão. Đối với các công trình đang khai thác, nhất là các hồ chứa nước lớn như: hồ Thác Bà, hồ Gò Cao (thị trấn Thác Bà), hồ Ba Nai (Vĩnh Kiên), hồ Khe Hoài, hồ Thống Nhất (xã Tích Cốc), hồ Gốc Nhội (xã Xuân Lai), hồ Lang Luồn (xã Vũ Linh)… yêu cầu đặt ra là công tác bảo vệ phải nghiêm ngặt, cần được tu bổ, bảo dưỡng máy móc, huấn luyện lực lượng vận hành luôn ở tư thế sẵn sàng tham gia chống lũ. Đồng thời, xây dựng phương án xử lý chống lũ để bảo đảm an toàn công trình, tài sản của Nhà nước và tính mạng nhân dân vùng thượng, hạ lưu của công trình.
Mặc dù công tác PCTT - TKCN được huyện Yên Bình triển khai sớm; lực lượng, vật tư, phương tiện đã được chuẩn bị đầy đủ; các cấp, các ngành đã tích cực, chủ động ngay từ bây giờ, nhưng ở một số địa phương, việc tuyên truyền người dân đối phó với thiên tai, lũ lụt chưa được làm thường xuyên, nguy hại nhất là một bộ phận người dân còn chủ quan, vẫn sinh sống tại chân núi cao, ven sông suối; công tác chuẩn bị vật tư tại chỗ của một số xã chưa đủ... Những tồn tại này cần được khắc phục ngay trước mùa mưa bão đang đến gần.