CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW và Kế hoạch số 200-KH/TU về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới nhằm tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc bố trí nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách.
Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Kế hoạch xác định rõ nhiệm vụ chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh của các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Các cấp ủy, chính quyền cần xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2030, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, lần thứ XIV của Đảng; Nghị quyết Đại hội XIX (nhiệm kỳ 2020-2025), Đại hội XX (nhiệm kỳ 2025-2030) Đảng bộ tỉnh.
Cùng với đó, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới; phát huy được vai trò và sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị trong công tác tín dụng chính sách xã hội, giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng.
Chỉ đạo, tổ chức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị 39-CT/TW tới các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân đối với tín dụng chính sách xã hội. Đồng thời thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong việc góp phần thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.
Phát hiện, biểu dương, tuyên truyền kịp thời các điển hình, tổ chức, cá nhân có mô hình với cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong triển khai tín dụng chính sách xã hội và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách hiệu quả.
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh tạo mọi điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách. Tăng cường phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế ngành, lĩnh vực, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đào tạo nguồn nhân lực để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và giai đoạn.
Hướng dẫn các địa phương tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình đầu kỳ và hằng năm đảm bảo theo đúng quy định. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững hàng năm, giai đoạn và các chương trình, đề án về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gắn với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 để tăng cường chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại địa phương. Làm tốt công tác điều tra, rà soát, xác định đối tượng vay vốn các chương trình tín dụng chính sách để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được thụ hưởng kịp thời các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ; Tăng cường phối hợp trong triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội; đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất kinh doanh giỏi, sử dụng vốn vay hiệu quả; Làm tốt chức năng kiểm tra, giám sát đảm bảo nguồn vốn ưu đãi được đầu tư đúng đối tượng, đầu tư, sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn đúng mục đích, có hiệu quả.
Cùng với đó tham mưu, thực hiện cơ chế lồng ghép tín dụng chính sách xã hội với các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chính sách an sinh xã hội tại địa phương. Các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các công việc được Ngân hàng Chính sách xã hội uỷ thác, lồng ghép các nội dung được uỷ thác với các chương trình, dự án và hoạt động thường xuyên của tổ chức chính trị; làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, các tấm gương vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng từ vốn tín dụng chính sách.
Ưu tiên tập trung nguồn lực, đa dạng hóa các kênh huy động vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Cân đối, ưu tiên bố trí kinh phí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng trên địa bàn, đảm bảo theo đúng mục tiêu tại Kế hoạch số 200-KH/TU, phấn đấu hằng năm nguồn vốn nhận uỷ thác từ ngân sách địa phương chiếm khoảng 15-20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của Ngân hàng Chính sách xã hội và đến năm 2030, tỷ trọng nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm ít nhất 15% tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu, tham mưu ban hành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở địa phương gắn với tín dụng chính sách, giảm dần việc cho không sang cho vay với lãi suất ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội các cấp để triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Đơn giản hóa trình tự, thủ tục vay vốn, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp, hiện đại hóa công tác quản trị điều hành. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, khai thác các ứng dụng tin học trong quản lý tín dụng chính sách xã hội. Tổ chức tốt mạng lưới hoạt động và Điểm giao dịch xã để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng ưu đãi. Chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị, nhất là cán bộ ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi để thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách xã hội.
94 lượt xem
Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW và Kế hoạch số 200-KH/TU về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới nhằm tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc bố trí nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách.Kế hoạch xác định rõ nhiệm vụ chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh của các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Các cấp ủy, chính quyền cần xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2030, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, lần thứ XIV của Đảng; Nghị quyết Đại hội XIX (nhiệm kỳ 2020-2025), Đại hội XX (nhiệm kỳ 2025-2030) Đảng bộ tỉnh.
Cùng với đó, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới; phát huy được vai trò và sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị trong công tác tín dụng chính sách xã hội, giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng.
Chỉ đạo, tổ chức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị 39-CT/TW tới các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân đối với tín dụng chính sách xã hội. Đồng thời thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong việc góp phần thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.
Phát hiện, biểu dương, tuyên truyền kịp thời các điển hình, tổ chức, cá nhân có mô hình với cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong triển khai tín dụng chính sách xã hội và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách hiệu quả.
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh tạo mọi điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách. Tăng cường phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế ngành, lĩnh vực, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đào tạo nguồn nhân lực để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và giai đoạn.
Hướng dẫn các địa phương tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình đầu kỳ và hằng năm đảm bảo theo đúng quy định. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững hàng năm, giai đoạn và các chương trình, đề án về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gắn với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 để tăng cường chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại địa phương. Làm tốt công tác điều tra, rà soát, xác định đối tượng vay vốn các chương trình tín dụng chính sách để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được thụ hưởng kịp thời các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ; Tăng cường phối hợp trong triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội; đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất kinh doanh giỏi, sử dụng vốn vay hiệu quả; Làm tốt chức năng kiểm tra, giám sát đảm bảo nguồn vốn ưu đãi được đầu tư đúng đối tượng, đầu tư, sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn đúng mục đích, có hiệu quả.
Cùng với đó tham mưu, thực hiện cơ chế lồng ghép tín dụng chính sách xã hội với các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chính sách an sinh xã hội tại địa phương. Các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các công việc được Ngân hàng Chính sách xã hội uỷ thác, lồng ghép các nội dung được uỷ thác với các chương trình, dự án và hoạt động thường xuyên của tổ chức chính trị; làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, các tấm gương vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng từ vốn tín dụng chính sách.
Ưu tiên tập trung nguồn lực, đa dạng hóa các kênh huy động vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Cân đối, ưu tiên bố trí kinh phí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng trên địa bàn, đảm bảo theo đúng mục tiêu tại Kế hoạch số 200-KH/TU, phấn đấu hằng năm nguồn vốn nhận uỷ thác từ ngân sách địa phương chiếm khoảng 15-20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của Ngân hàng Chính sách xã hội và đến năm 2030, tỷ trọng nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm ít nhất 15% tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu, tham mưu ban hành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở địa phương gắn với tín dụng chính sách, giảm dần việc cho không sang cho vay với lãi suất ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội các cấp để triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Đơn giản hóa trình tự, thủ tục vay vốn, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp, hiện đại hóa công tác quản trị điều hành. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, khai thác các ứng dụng tin học trong quản lý tín dụng chính sách xã hội. Tổ chức tốt mạng lưới hoạt động và Điểm giao dịch xã để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng ưu đãi. Chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị, nhất là cán bộ ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi để thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách xã hội.
Các bài khác
- Đảng bộ huyện Yên Bình vinh dự được chọn tổ chức Đại hội điểm cấp trên cơ sở tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2025 - 2030 (18/02/2025)
- Nghiêm túc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (10/02/2025)
- Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn làm Trưởng Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (05/02/2025)
- Quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Yên Bái (07/01/2025)
- Tỉnh Yên Bái giảm 3,48% hộ nghèo năm 2024 (24/12/2024)
- Tạm giãn thời gian tuyển dụng, tiếp nhận viên chức sự nghiệp công lập tỉnh Yên Bái (19/12/2024)
- Tuyên truyền, phổ biến tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách của tỉnh (11/12/2024)
- Chỉ thị của UBND tỉnh Yên Bái về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh Đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025 (06/11/2024)
- Quy định của Tỉnh ủy về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên địa bàn tỉnh Yên Bái (01/11/2024)
- Quy định, chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024 (01/11/2024)
Xem thêm »