CTTĐT - Từ hiệu quả cây tre Bát Độ, xã Hồng Ca huyện Trấn Yên đã ra nghị quyết lãnh đạo ổn định vùng tre 1.000 ha vào năm 2020. Việc trồng và mở rộng diện tích cây tre thành vùng nguyên liệu là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với địa phương, đây là tín hiệu vui trong phát triển sản xuất bền vững, lâu dài, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần vào chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Nhân dân xã Hồng Ca huyện Trấn Yên tích cực tham gia trồng tre Bát Độ
Năm 2008, gia đình anh Cháng A Lồng thôn Hồng Lâu xã Hồng Ca đã bắt tay vào việc trồng trên 1ha tre Bát Độ thay cho những cây trồng có giá trị kinh tế thấp. Với diện tích này mỗi năm gia đình anh Cháng A Lồng thu từ 25-30 triệu đồng. Đây là nguồn thu rất có giá trị đối với đời sống của đồng bào Mông như gia đình anh Cháng A Lồng, anh Lồng chia sẻ: “Được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật cách chăm sóc, nên diện tích của gia đình hàng năm ra rất nhiều măng, thêm vào đó giá thu mua luôn ổn định. Cây tre Bát Độ thực sự là cây trồng hiệu quả và là cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Mông. Đã có rất nhiều gia đình trong thôn đăng ký trồng và năm nay thôn Hồng Lâu đăng ký trồng mới 80 ha tre Bát Độ, đây là thôn sẽ trồng nhiều nhất xã Hồng Ca trong năm 2017”.
Là một trong những hộ tiên phong trong việc chuyển đổi vườn tạp kém hiệu quả sang trồng cây tre Bát Độ của Hồng Ca, năm 2006 gia đình anh Hà Tiến Nghĩa thôn Bản Cọ tiến hành trồng 2 ha tre Bát Độ, đến nay diện tích này vẫn là nguồn thu chủ lực của gia đình. “Từ cây tre Bát Độ đã giúp gia đình xây dựng được ngôi nhà khang trang với nhiều tiện nghi đắt tiền và nuôi con cái ăn học. Thời điểm hiện tại, gia đình tôi đã trồng thêm 2 ha tre Bát Độ tại diện tích Bồ Đề mới khai thác. Hy vọng có thêm nhiều gia đình cũng tiến hành trồng tre như gia đình tôi”. Đó là lời khẳng định của anh Hà Tiến Nghĩa ở thôn Bản Cọ xã Hồng Ca.
Xã Hồng Ca huyện Trấn Yên bắt đầu triển khai chương trình trồng măng Bát Độ từ năm 2006, đến nay đã có 63,5% số hộ trong xã tham gia trồng tre Bát Độ, với diện tích trên 419 ha, tập trung chủ yếu ở các thôn Nam Hồng, Liên Hiệp, Chi Vụ, Đồng Đình. Đặc biệt, loại cây trồng này đang mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho đồng bào Mông ở các thôn Khuôn Bổ, Hồng Lâu, Khe Ron. Chỉ tính riêng trong năm 2016, nhân dân Hồng Ca đã thu hoạch 5.600 tấn măng vỏ tươi, giá trị đạt trên 11 tỷ đồng. Năm 2017 này, xã Hồng Ca phấn đấu trồng 300 ha tre Bát Độ, nâng tổng diện tre Bát Độ của xã lên hơn 710 ha. Để thực hiện được chỉ tiêu giao, xã Hồng Ca đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng tre, chuẩn bị các điều kiện để chuẩn bị trồng, phối hợp với cán bộ khối Nông nghiệp chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc tre sau trồng và huy động nhân lực từ các đoàn thể chính trị xã hội tham gia giúp nhân dân khai thác củ giống tại chỗ để tiến hành trồng tre Bát Độ trong thời vụ tốt nhất. Điển hình như lực lượng dân quân, trước và trong quá trình huấn luyện quân sự năm 2017, Ban Chỉ huy Quân sự xã (BCHQS) đã tiến hành làm công tác dân vận, trực tiếp giúp nhân dân khai thác củ giống để kịp tiến độ trồng tre Bát Độ. Anh Hà Xuân Hòa - Phó Chỉ huy trưởng BCHQS xã Hồng Ca cho biết: “BCHQS xã đã huy động gần 100 công lao động, chia làm 2 đợt làm công tác dân vận, qua 2 đợt đã khai thác được trên 1.000 củ tre giống tại những vùng khó khăn nhất, vùng đồng bào dân tộc Mông, tương đương với diện tích trồng 2,5ha. Qua công tác dân vận, vừa góp phần giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ trồng tre, chung tay xây dựng nông thôn mới, mặt khác còn thể hiện sự gắn bó, tình đoàn kết, giữa lực lượng dân quân với nhân dân các dân tộc trên địa bàn”
Lực lượng dân quân xã tham gia khai thác củ tre giống.
Để thuận tiện cho việc trồng tre, Hồng Ca được huyện đồng ý cho mở 6 km đường tại 3 thôn vào khu trồng tre tập trung, ngoài việc tỉnh hỗ trợ 1 triệu đồng/ha thì huyện cũng đã trích ngân sách hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha cho các hộ trồng mới, đảm bảo các hộ có đủ kinh phí mua củ giống. Đến thời điểm này, Hồng Ca đã và đang huy động tối đa nhân lực cho kế hoạch trồng tre Bát Độ, tuy nhiên do thời tiết mưa nhiều đã gây nhiều khó khăn trong việc khai thác củ giống dẫn đến tiến độ trồng tre của Hồng Ca bị chậm tiến độ, xã mới trồng được 150/300 ha, đạt 50% kế hoạch đề ra, diện tích đã trồng chủ yếu nằm ở các thôn vùng thấp, bởi diện tích khai thác củ giống liền kề với diện tích trồng mới. Dự kiến đến 15/4 sẽ hoàn thành việc trồng mới 300 ha tre Bát Độ theo kế hoạch đề ra. Anh Hà Ngọc Điệp - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Ca khẳng định: “Xã Hồng Ca tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi diện tích trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây tre Bát Độ, mỗi năm phấn đấu trồng thêm 200 ha để đến năm 2020 ổn định vùng nguyên liệu tre Bát Độ 1.000 ha trở lên, đồng thời xã được công nhận xã NTM”.
Hiệu quả kinh tế của cây măng tre Bát Độ trên đất rừng Hồng Ca đã rõ, đủ minh chứng cho tính hiệu quả của một dự án hiệu quả ở Trấn Yên. Quan trọng hơn, loại cây trồng này đã khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như ở Hồng Ca, góp phần quan trọng vào xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương./.
1845 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ hiệu quả cây tre Bát Độ, xã Hồng Ca huyện Trấn Yên đã ra nghị quyết lãnh đạo ổn định vùng tre 1.000 ha vào năm 2020. Việc trồng và mở rộng diện tích cây tre thành vùng nguyên liệu là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với địa phương, đây là tín hiệu vui trong phát triển sản xuất bền vững, lâu dài, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần vào chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.Năm 2008, gia đình anh Cháng A Lồng thôn Hồng Lâu xã Hồng Ca đã bắt tay vào việc trồng trên 1ha tre Bát Độ thay cho những cây trồng có giá trị kinh tế thấp. Với diện tích này mỗi năm gia đình anh Cháng A Lồng thu từ 25-30 triệu đồng. Đây là nguồn thu rất có giá trị đối với đời sống của đồng bào Mông như gia đình anh Cháng A Lồng, anh Lồng chia sẻ: “Được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật cách chăm sóc, nên diện tích của gia đình hàng năm ra rất nhiều măng, thêm vào đó giá thu mua luôn ổn định. Cây tre Bát Độ thực sự là cây trồng hiệu quả và là cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Mông. Đã có rất nhiều gia đình trong thôn đăng ký trồng và năm nay thôn Hồng Lâu đăng ký trồng mới 80 ha tre Bát Độ, đây là thôn sẽ trồng nhiều nhất xã Hồng Ca trong năm 2017”.
Là một trong những hộ tiên phong trong việc chuyển đổi vườn tạp kém hiệu quả sang trồng cây tre Bát Độ của Hồng Ca, năm 2006 gia đình anh Hà Tiến Nghĩa thôn Bản Cọ tiến hành trồng 2 ha tre Bát Độ, đến nay diện tích này vẫn là nguồn thu chủ lực của gia đình. “Từ cây tre Bát Độ đã giúp gia đình xây dựng được ngôi nhà khang trang với nhiều tiện nghi đắt tiền và nuôi con cái ăn học. Thời điểm hiện tại, gia đình tôi đã trồng thêm 2 ha tre Bát Độ tại diện tích Bồ Đề mới khai thác. Hy vọng có thêm nhiều gia đình cũng tiến hành trồng tre như gia đình tôi”. Đó là lời khẳng định của anh Hà Tiến Nghĩa ở thôn Bản Cọ xã Hồng Ca.
Xã Hồng Ca huyện Trấn Yên bắt đầu triển khai chương trình trồng măng Bát Độ từ năm 2006, đến nay đã có 63,5% số hộ trong xã tham gia trồng tre Bát Độ, với diện tích trên 419 ha, tập trung chủ yếu ở các thôn Nam Hồng, Liên Hiệp, Chi Vụ, Đồng Đình. Đặc biệt, loại cây trồng này đang mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho đồng bào Mông ở các thôn Khuôn Bổ, Hồng Lâu, Khe Ron. Chỉ tính riêng trong năm 2016, nhân dân Hồng Ca đã thu hoạch 5.600 tấn măng vỏ tươi, giá trị đạt trên 11 tỷ đồng. Năm 2017 này, xã Hồng Ca phấn đấu trồng 300 ha tre Bát Độ, nâng tổng diện tre Bát Độ của xã lên hơn 710 ha. Để thực hiện được chỉ tiêu giao, xã Hồng Ca đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng tre, chuẩn bị các điều kiện để chuẩn bị trồng, phối hợp với cán bộ khối Nông nghiệp chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc tre sau trồng và huy động nhân lực từ các đoàn thể chính trị xã hội tham gia giúp nhân dân khai thác củ giống tại chỗ để tiến hành trồng tre Bát Độ trong thời vụ tốt nhất. Điển hình như lực lượng dân quân, trước và trong quá trình huấn luyện quân sự năm 2017, Ban Chỉ huy Quân sự xã (BCHQS) đã tiến hành làm công tác dân vận, trực tiếp giúp nhân dân khai thác củ giống để kịp tiến độ trồng tre Bát Độ. Anh Hà Xuân Hòa - Phó Chỉ huy trưởng BCHQS xã Hồng Ca cho biết: “BCHQS xã đã huy động gần 100 công lao động, chia làm 2 đợt làm công tác dân vận, qua 2 đợt đã khai thác được trên 1.000 củ tre giống tại những vùng khó khăn nhất, vùng đồng bào dân tộc Mông, tương đương với diện tích trồng 2,5ha. Qua công tác dân vận, vừa góp phần giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ trồng tre, chung tay xây dựng nông thôn mới, mặt khác còn thể hiện sự gắn bó, tình đoàn kết, giữa lực lượng dân quân với nhân dân các dân tộc trên địa bàn”
Lực lượng dân quân xã tham gia khai thác củ tre giống.
Để thuận tiện cho việc trồng tre, Hồng Ca được huyện đồng ý cho mở 6 km đường tại 3 thôn vào khu trồng tre tập trung, ngoài việc tỉnh hỗ trợ 1 triệu đồng/ha thì huyện cũng đã trích ngân sách hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha cho các hộ trồng mới, đảm bảo các hộ có đủ kinh phí mua củ giống. Đến thời điểm này, Hồng Ca đã và đang huy động tối đa nhân lực cho kế hoạch trồng tre Bát Độ, tuy nhiên do thời tiết mưa nhiều đã gây nhiều khó khăn trong việc khai thác củ giống dẫn đến tiến độ trồng tre của Hồng Ca bị chậm tiến độ, xã mới trồng được 150/300 ha, đạt 50% kế hoạch đề ra, diện tích đã trồng chủ yếu nằm ở các thôn vùng thấp, bởi diện tích khai thác củ giống liền kề với diện tích trồng mới. Dự kiến đến 15/4 sẽ hoàn thành việc trồng mới 300 ha tre Bát Độ theo kế hoạch đề ra. Anh Hà Ngọc Điệp - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Ca khẳng định: “Xã Hồng Ca tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi diện tích trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây tre Bát Độ, mỗi năm phấn đấu trồng thêm 200 ha để đến năm 2020 ổn định vùng nguyên liệu tre Bát Độ 1.000 ha trở lên, đồng thời xã được công nhận xã NTM”.
Hiệu quả kinh tế của cây măng tre Bát Độ trên đất rừng Hồng Ca đã rõ, đủ minh chứng cho tính hiệu quả của một dự án hiệu quả ở Trấn Yên. Quan trọng hơn, loại cây trồng này đã khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như ở Hồng Ca, góp phần quan trọng vào xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương./.