CTTĐT - Thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, thời gian qua, huyện Trấn Yên đã đẩy mạnh trồng cây măng tre Bát Độ theo hướng hàng hóa, thúc đẩy hình thành các mối liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Nhờ trồng tre lấy măng, nông dân Trấn Yên thu về gần 100 tỷ đồng/năm.
Điểm thu mua chế biến măng của HTX dịch vụ tổng hợp Hồng Ca.
Gia đình chị Mai Thị Liêu thôn Đá Khánh, xã Kiên Thành bắt đầu trồng tre lấy măng từ khá sớm. Hiện gia đình chị đang có khoảng 7ha trồng măng tre, trong đó 4ha đã cho thu hoạch với sản lượng 30 tấn. Trung bình hàng năm, chỉ cắt măng đem bán, gia đình chị thu hơn 100 triệu đồng, măng tre Bát Độ đang là nguồn thu nhập chính hàng năm của gia đình. Theo chị Liêu: “Trồng tre Bát Độ không mất nhiều công chăm sóc, mà giá trị thu về lại cao, mỗi năm chỉ cần phát cỏ, chặt tỉa vườn và bón phân măng 1 lần. Thời gian thu hoạch kéo dài hơn 3 tháng và cho sản lượng măng ổn định. Cây trồng này rất phù hợp với điều kiện canh tác của người dân ở vùng cao nhiều đồi dốc như chúng tôi”.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2000 huyện Trấn Yên trồng thử nghiệm một số loại tre nhập từ Trung Quốc để lấy măng, tại xã Việt Thành, Tân Đồng, Kiên Thành với diện tích nhỏ lẻ. Sau thử nghiệm, cây tre Bát Độ chính thức được huyện lựa chọn để mở rộng diện tích, bởi đây là cây trồng thích nghi tốt với thổ nhưỡng, khí hậu, phù hợp với tập quán canh tác của người dân. Đặc biệt, quá trình triển khai thực hiện, tỉnh và huyện Trấn Yên đều có chính sách hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật cho người dân; có 2 doanh nghiệp đến đầu tư vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho người dân Trấn Yên. Anh Tráng A Vàng thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca cho biết: Khi tham gia trồng tre Bát Độ, người dân chúng tôi được hỗ trợ vốn mua củ giống; được chuyển giao KHKT từ trồng, chăm sóc, khai thác; khi được khai thác măng thì các doanh nghiệp đến tận nơi thu mua. Điều này giúp người Mông chúng tôi yên tâm tiếp tục đầu tư vào cây tre Bát Độ và chúng tôi có cuộc sống khá hơn nhiều.
Nhờ chủ trương đúng, sự liên kết chặt chẽ “trồng - thu mua - chế biến - xuất khẩu sản phẩm”, nên những năm gần đây, bình quân Trấn Yên trồng mới từ 300-500 ha tre Bát Độ/năm, nâng tổng diện tích tre Bát Độ của huyện Trấn Yên lên trên 3.500 ha và đây là địa phương có vùng tre lớn nhất tỉnh, tập trung ở các xã có điều kiện về đất đai, có đông đồng bào sinh sống, như: Kiên Thành, Hồng Ca, Lương Thịnh, Hưng Khánh...
Thực tế cho thấy măng tre Bát Độ nhanh cho thu hoạch, trung bình trong 3 năm giai đoạn kiến thiết cơ bản cho thu nhập 3 triệu đồng/ha/năm. Vào giai đoạn kinh doanh, thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/ha/năm. Tổng sản lượng thu hoạch bình quân mỗi năm của Trấn Yên đạt trên 20.000 tấn măng thương phẩm, riêng trong năm 2020 này, sản lượng măng thương phẩm của toàn huyện đạt gần 30.000 tấn, giá trị thu nhập đạt hơn 100 tỷ đồng. Từ sản phẩm này, các công ty đã chế biến măng muối lên men; Măng chua; Măng khô sợi xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... và được người tiêu dùng đánh giá chất lượng cao, không hẳn vì công nghệ chế biến, mà do cây măng có hàm lượng xơ, sợi thấp, măng ngọt, không có chất hóa học.
Hiệu quả từ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhất là việc chuyển đổi những cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng tre Bát Độ đã được khẳng định tại Trấn Yên những năm qua, không những tạo nhiều việc làm cho người lao động, tre Bát Độ còn là cây góp phần xóa đói, giảm nghèo tiến tới làm giàu bền vững cho nhiều gia đình vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Trấn Yên. Đặc biệt hơn, cây tre măng Bát Độ đã góp phần giúp cho các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh giảm nghèo bền vững và hoàn thành chương trình xây dựng NTM. Anh Hoàng Ngọc Chấn - Phó Chủ tịch UBND xã Kiên Thành khẳng định: Với diện tích gần 1.800 ha tre Bát Độ đã giúp Kiên Thành từ một xã đặc biệt khó khăn trở thành xã NTM, hạ tầng cơ sở được đầu tư khang trang đồng bộ, thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/năm, nhiều hộ gia đình thu nhập trên 1 tỷ đồng từ trồng quế và tre Bát Độ.
Để đảm bảo phát triển ổn định bền vững vùng sản xuất, ngoài việc đầu tư thâm canh tăng năng suất theo quy trình kỹ thuật thì việc xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm măng tre Bát độ trên địa bàn huyện Trấn Yên là nội dung và nhiệm vụ hết sức cần thiết. “Bởi khi sản phẩm măng tre Bát Độ đã được nhà nước bảo hộ sở hữu trí tuệ, người dân bắt buộc phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh măng tre Bát Độ để xây dựng thương hiệu hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước”. Đó là lời khẳng định của chị Triệu Thị Bích Liệu - Trưởng Phòng NN&PTNT Trấn Yên.
Trong những năm qua, khi nhiều mặt hàng nông sản gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm thì Chương trình tre Bát Độ của Trấn Yên được triển khai đã phát huy hiệu quả liên kết 4 nhà “Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp” sản phẩm măng được tiêu thụ ổn định, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, yên tâm sản xuất. Hiệu quả kinh tế trong những năm qua đã khẳng định rằng cây tre Bát Độ đã khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Trấn Yên. Người dân nơi đây đang mong được Nhà nước bảo hộ sở hữu trí tuệ để cây tre Bát Độ được mở rộng diện tích, nhân dân Trấn Yên ngày càng có cuộc sống ấm no hơn./.
1178 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, thời gian qua, huyện Trấn Yên đã đẩy mạnh trồng cây măng tre Bát Độ theo hướng hàng hóa, thúc đẩy hình thành các mối liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Nhờ trồng tre lấy măng, nông dân Trấn Yên thu về gần 100 tỷ đồng/năm.Gia đình chị Mai Thị Liêu thôn Đá Khánh, xã Kiên Thành bắt đầu trồng tre lấy măng từ khá sớm. Hiện gia đình chị đang có khoảng 7ha trồng măng tre, trong đó 4ha đã cho thu hoạch với sản lượng 30 tấn. Trung bình hàng năm, chỉ cắt măng đem bán, gia đình chị thu hơn 100 triệu đồng, măng tre Bát Độ đang là nguồn thu nhập chính hàng năm của gia đình. Theo chị Liêu: “Trồng tre Bát Độ không mất nhiều công chăm sóc, mà giá trị thu về lại cao, mỗi năm chỉ cần phát cỏ, chặt tỉa vườn và bón phân măng 1 lần. Thời gian thu hoạch kéo dài hơn 3 tháng và cho sản lượng măng ổn định. Cây trồng này rất phù hợp với điều kiện canh tác của người dân ở vùng cao nhiều đồi dốc như chúng tôi”.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2000 huyện Trấn Yên trồng thử nghiệm một số loại tre nhập từ Trung Quốc để lấy măng, tại xã Việt Thành, Tân Đồng, Kiên Thành với diện tích nhỏ lẻ. Sau thử nghiệm, cây tre Bát Độ chính thức được huyện lựa chọn để mở rộng diện tích, bởi đây là cây trồng thích nghi tốt với thổ nhưỡng, khí hậu, phù hợp với tập quán canh tác của người dân. Đặc biệt, quá trình triển khai thực hiện, tỉnh và huyện Trấn Yên đều có chính sách hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật cho người dân; có 2 doanh nghiệp đến đầu tư vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho người dân Trấn Yên. Anh Tráng A Vàng thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca cho biết: Khi tham gia trồng tre Bát Độ, người dân chúng tôi được hỗ trợ vốn mua củ giống; được chuyển giao KHKT từ trồng, chăm sóc, khai thác; khi được khai thác măng thì các doanh nghiệp đến tận nơi thu mua. Điều này giúp người Mông chúng tôi yên tâm tiếp tục đầu tư vào cây tre Bát Độ và chúng tôi có cuộc sống khá hơn nhiều.
Nhờ chủ trương đúng, sự liên kết chặt chẽ “trồng - thu mua - chế biến - xuất khẩu sản phẩm”, nên những năm gần đây, bình quân Trấn Yên trồng mới từ 300-500 ha tre Bát Độ/năm, nâng tổng diện tích tre Bát Độ của huyện Trấn Yên lên trên 3.500 ha và đây là địa phương có vùng tre lớn nhất tỉnh, tập trung ở các xã có điều kiện về đất đai, có đông đồng bào sinh sống, như: Kiên Thành, Hồng Ca, Lương Thịnh, Hưng Khánh...
Thực tế cho thấy măng tre Bát Độ nhanh cho thu hoạch, trung bình trong 3 năm giai đoạn kiến thiết cơ bản cho thu nhập 3 triệu đồng/ha/năm. Vào giai đoạn kinh doanh, thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/ha/năm. Tổng sản lượng thu hoạch bình quân mỗi năm của Trấn Yên đạt trên 20.000 tấn măng thương phẩm, riêng trong năm 2020 này, sản lượng măng thương phẩm của toàn huyện đạt gần 30.000 tấn, giá trị thu nhập đạt hơn 100 tỷ đồng. Từ sản phẩm này, các công ty đã chế biến măng muối lên men; Măng chua; Măng khô sợi xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... và được người tiêu dùng đánh giá chất lượng cao, không hẳn vì công nghệ chế biến, mà do cây măng có hàm lượng xơ, sợi thấp, măng ngọt, không có chất hóa học.
Hiệu quả từ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhất là việc chuyển đổi những cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng tre Bát Độ đã được khẳng định tại Trấn Yên những năm qua, không những tạo nhiều việc làm cho người lao động, tre Bát Độ còn là cây góp phần xóa đói, giảm nghèo tiến tới làm giàu bền vững cho nhiều gia đình vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Trấn Yên. Đặc biệt hơn, cây tre măng Bát Độ đã góp phần giúp cho các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh giảm nghèo bền vững và hoàn thành chương trình xây dựng NTM. Anh Hoàng Ngọc Chấn - Phó Chủ tịch UBND xã Kiên Thành khẳng định: Với diện tích gần 1.800 ha tre Bát Độ đã giúp Kiên Thành từ một xã đặc biệt khó khăn trở thành xã NTM, hạ tầng cơ sở được đầu tư khang trang đồng bộ, thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/năm, nhiều hộ gia đình thu nhập trên 1 tỷ đồng từ trồng quế và tre Bát Độ.
Để đảm bảo phát triển ổn định bền vững vùng sản xuất, ngoài việc đầu tư thâm canh tăng năng suất theo quy trình kỹ thuật thì việc xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm măng tre Bát độ trên địa bàn huyện Trấn Yên là nội dung và nhiệm vụ hết sức cần thiết. “Bởi khi sản phẩm măng tre Bát Độ đã được nhà nước bảo hộ sở hữu trí tuệ, người dân bắt buộc phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh măng tre Bát Độ để xây dựng thương hiệu hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước”. Đó là lời khẳng định của chị Triệu Thị Bích Liệu - Trưởng Phòng NN&PTNT Trấn Yên.
Trong những năm qua, khi nhiều mặt hàng nông sản gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm thì Chương trình tre Bát Độ của Trấn Yên được triển khai đã phát huy hiệu quả liên kết 4 nhà “Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp” sản phẩm măng được tiêu thụ ổn định, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, yên tâm sản xuất. Hiệu quả kinh tế trong những năm qua đã khẳng định rằng cây tre Bát Độ đã khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Trấn Yên. Người dân nơi đây đang mong được Nhà nước bảo hộ sở hữu trí tuệ để cây tre Bát Độ được mở rộng diện tích, nhân dân Trấn Yên ngày càng có cuộc sống ấm no hơn./.