CTTĐT - Trong 6 tháng đầu năm 2017, Ban An toàn giao thông tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai, làm tốt công tác bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Lực lượng CSGT Công an tỉnh Yên Bái xử lý người tham gia giao thông vi phạm Luật ATGT
Trong đó Công an tỉnh đã kịp thời xây dựng kế hoạch, chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp cùng các lực lượng chức năng, Công an các huyện, thành phố, thị xã tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm về an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn; Sở Giao thông vận tải đã thực hiện tốt công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, tổ chức duy tu, bảo dưỡng, thi công xây dựng các công trình cầu, đường bộ, bảo đảm giao thông êm thuận.
Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm về cơ bản đã đạt được các tiêu chí là giảm từ 5-10% so với kỳ năm 2016 ( sổ vụ giảm 07 = 7,6%; số người bị thương giảm 07 = 6,6%). Tuy nhiên, số người chết do tai nạn giao thông vẫn chưa kiềm chế được (tăng 5 người = 22,7%).
Để thực hiện mục tiêu đặt ra trong năm 2017 là giảm tai nạn giao thông từ 5 - 10% trên cả 3 tiêu chí so với năm 2016, tại hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác quý III năm 2017, đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban ATGT tỉnh yêu cầu các địa phương có tình hình tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ, chỉ đạo lực lượng chức năng kịp thời có biện pháp khắc phục, xây dựng kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong 05 tháng còn lại của năm 2017, giao nhiệm cụ thể cho mỗi ngành và địa phương trên địa bàn, gửi Trưởng Ban ATGT tỉnh chậm nhất ngày 10/8/2017 (qua Văn phòng Ban ATGT tỉnh). Giao Văn phòng Ban ATGT tỉnh đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Trưởng ban ATGT tỉnh về nội dung này.
Đồng chí đề nghị các ngành thành viên và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến mọi cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân, trong đó chú ý đến đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền; hướng dẫn mọi người dân tham gia giao thông an toàn, thực hiện hành vi văn hóa trong giao thông.
Tăng cường bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. Các chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Thực hiện duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời các hư hỏng nền, mặt đường, tổ chức phát quang đảm bảo tầm nhìn, khơi thông cống rãnh. Xây dựng phương án và thực hiện ngay việc khắc phục đảm bảo giao thông khi có sự cố mưa, lũ xảy ra. Tổ chức khảo sát, kiến nghị xử lý các điểm mất an toàn giao thông, bổ sung hệ thống báo hiệu giao thông; quản lý, sửa chữa thường xuyên các công trình cầu, đường bộ.
Thanh tra, kiểm tra, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe. Tiếp tục tổ chức tập huấn đối với lái xe khách, ô tô tải về đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử và kỹ năng lái xe an toàn. Tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, kiểm tra việc thực hiện quy định về an toàn kỹ thuật đối xe ô tô tải, xe ô tô chở khách, kiên quyết xử lý các phương tiện tự ý hoán cải, thay đổi thiết kế khi không được cấp có thấm quyền cho phép; nâng cao năng lực của đội ngũ đăng kiểm viên.
Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các lực lượng chức năng xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát theo chuyên đề, chú trọng xử lý nghiêm các lỗi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông như: điều khiển phương tiện sau khi đã uống rượu bia, chở hàng quá tải trọng, chở quá số người cho phép, chạy xe quá tốc độ, đi sai phần đường, làn đường, phương tiện thủy thiếu dụng cụ nổi, phao cứu sinh, chở hàng quá mớm nước...; Tăng cường sử dụng trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ trong giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm theo quy định.
Đẩy mạnh công tác lập lại hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt. Các ngành, đặc biệt là huyện, thành phố, thị xã tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo Quyết định số 1499/QĐ-UBND ngày 23/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Đối với các địa phương có đường sắt đi qua, cần xây dựng chương trình và tổ chức cảnh giới tại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt có nguy cơ cao xảy ra mất an toàn giao thông. Sở Giao thông Vận tải là cơ quan đầu mối, đại diện cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Quy chế số 23/QCPH-BGTVT-UBND ngày 28/6/2013 giữa Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phối hợp giữa Bộ Giao thông Vận tải - Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo trật tự ATGT tại các điểm giao cắt đường bộ và đường sắt; tổ chức rà soát, bổ sung hệ thống biển báo, gờ giảm tốc trên hệ thống đường bộ do địa phương quản lý.
1864 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong 6 tháng đầu năm 2017, Ban An toàn giao thông tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai, làm tốt công tác bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.Trong đó Công an tỉnh đã kịp thời xây dựng kế hoạch, chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp cùng các lực lượng chức năng, Công an các huyện, thành phố, thị xã tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm về an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn; Sở Giao thông vận tải đã thực hiện tốt công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, tổ chức duy tu, bảo dưỡng, thi công xây dựng các công trình cầu, đường bộ, bảo đảm giao thông êm thuận.
Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm về cơ bản đã đạt được các tiêu chí là giảm từ 5-10% so với kỳ năm 2016 ( sổ vụ giảm 07 = 7,6%; số người bị thương giảm 07 = 6,6%). Tuy nhiên, số người chết do tai nạn giao thông vẫn chưa kiềm chế được (tăng 5 người = 22,7%).
Để thực hiện mục tiêu đặt ra trong năm 2017 là giảm tai nạn giao thông từ 5 - 10% trên cả 3 tiêu chí so với năm 2016, tại hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác quý III năm 2017, đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban ATGT tỉnh yêu cầu các địa phương có tình hình tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ, chỉ đạo lực lượng chức năng kịp thời có biện pháp khắc phục, xây dựng kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong 05 tháng còn lại của năm 2017, giao nhiệm cụ thể cho mỗi ngành và địa phương trên địa bàn, gửi Trưởng Ban ATGT tỉnh chậm nhất ngày 10/8/2017 (qua Văn phòng Ban ATGT tỉnh). Giao Văn phòng Ban ATGT tỉnh đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Trưởng ban ATGT tỉnh về nội dung này.
Đồng chí đề nghị các ngành thành viên và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến mọi cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân, trong đó chú ý đến đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền; hướng dẫn mọi người dân tham gia giao thông an toàn, thực hiện hành vi văn hóa trong giao thông.
Tăng cường bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. Các chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Thực hiện duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời các hư hỏng nền, mặt đường, tổ chức phát quang đảm bảo tầm nhìn, khơi thông cống rãnh. Xây dựng phương án và thực hiện ngay việc khắc phục đảm bảo giao thông khi có sự cố mưa, lũ xảy ra. Tổ chức khảo sát, kiến nghị xử lý các điểm mất an toàn giao thông, bổ sung hệ thống báo hiệu giao thông; quản lý, sửa chữa thường xuyên các công trình cầu, đường bộ.
Thanh tra, kiểm tra, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe. Tiếp tục tổ chức tập huấn đối với lái xe khách, ô tô tải về đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử và kỹ năng lái xe an toàn. Tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, kiểm tra việc thực hiện quy định về an toàn kỹ thuật đối xe ô tô tải, xe ô tô chở khách, kiên quyết xử lý các phương tiện tự ý hoán cải, thay đổi thiết kế khi không được cấp có thấm quyền cho phép; nâng cao năng lực của đội ngũ đăng kiểm viên.
Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các lực lượng chức năng xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát theo chuyên đề, chú trọng xử lý nghiêm các lỗi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông như: điều khiển phương tiện sau khi đã uống rượu bia, chở hàng quá tải trọng, chở quá số người cho phép, chạy xe quá tốc độ, đi sai phần đường, làn đường, phương tiện thủy thiếu dụng cụ nổi, phao cứu sinh, chở hàng quá mớm nước...; Tăng cường sử dụng trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ trong giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm theo quy định.
Đẩy mạnh công tác lập lại hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt. Các ngành, đặc biệt là huyện, thành phố, thị xã tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo Quyết định số 1499/QĐ-UBND ngày 23/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Đối với các địa phương có đường sắt đi qua, cần xây dựng chương trình và tổ chức cảnh giới tại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt có nguy cơ cao xảy ra mất an toàn giao thông. Sở Giao thông Vận tải là cơ quan đầu mối, đại diện cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Quy chế số 23/QCPH-BGTVT-UBND ngày 28/6/2013 giữa Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phối hợp giữa Bộ Giao thông Vận tải - Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo trật tự ATGT tại các điểm giao cắt đường bộ và đường sắt; tổ chức rà soát, bổ sung hệ thống biển báo, gờ giảm tốc trên hệ thống đường bộ do địa phương quản lý.