Để ứng phó với nắng nóng, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường học chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục; ưu tiên bố trí khung thời gian đầu giờ sáng để tổ chức dạy các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài trời. Không bố trí tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong thời điểm nắng nóng gay gắt.
Không tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong thời điểm nắng nóng gay gắt.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Công điện về việc đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh và ứng phó với nắng nóng tại các cơ sở giáo dục.
Thời gian qua, trên địa bàn các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có đợt nắng nóng kéo dài, tại một số khu vực nhiệt độ ngoài trời lên tới hơn 40 độ; theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo trong một vài ngày tới, thời tiết tiếp tục xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của người dân và công tác triển khai hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục.
Theo quyết định khung thời gian năm học của Bộ GD&ĐT thời gian này các cơ sở giáo dục trong toàn quốc đang chuẩn bị hoàn thành năm học 2022-2023; riêng đối với các em học sinh, học viên (học sinh) lớp 9, lớp 12 đang tập trung ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Không tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong thời điểm nắng nóng gay gắt
Để đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và tổ chức các hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường, sắp xếp bố trí thời khóa biểu hợp lý; trong đó ưu tiên bố trí khung thời gian đầu giờ sáng để tổ chức dạy các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài trời đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. Không bố trí tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong thời điểm nắng nóng gay gắt.
Tổ chức rà soát, sửa chữa, bổ sung, thay thế các thiết bị điện đã hỏng tại các phòng học như quạt điện, điều hòa, quạt thông gió; tăng cường che chắn hướng nắng của các phòng học vào buổi trưa hoặc buổi chiều; mở cửa sổ để thông thoáng nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng hoặc thấp hơn trong lớp học. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường nước uống đảm bảo an toàn vệ sinh cho giáo viên, học sinh tại các lớp học.
Phối hợp với ngành điện cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn điện cho các trường học, đặc biệt là trường mầm non, trường tiểu học có học sinh nội trú, bán trú. Phối hợp với ngành y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và phòng chống dịch bệnh trong các ngày nắng nóng.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về tiết kiệm năng lượng điện; tắt đèn và tắt các thiết bị không cần thiết. Phối hợp với cha mẹ học sinh, chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh về phòng, chống đuối nước, nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước.
1429 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Để ứng phó với nắng nóng, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường học chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục; ưu tiên bố trí khung thời gian đầu giờ sáng để tổ chức dạy các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài trời. Không bố trí tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong thời điểm nắng nóng gay gắt.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Công điện về việc đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh và ứng phó với nắng nóng tại các cơ sở giáo dục.
Thời gian qua, trên địa bàn các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có đợt nắng nóng kéo dài, tại một số khu vực nhiệt độ ngoài trời lên tới hơn 40 độ; theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo trong một vài ngày tới, thời tiết tiếp tục xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của người dân và công tác triển khai hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục.
Theo quyết định khung thời gian năm học của Bộ GD&ĐT thời gian này các cơ sở giáo dục trong toàn quốc đang chuẩn bị hoàn thành năm học 2022-2023; riêng đối với các em học sinh, học viên (học sinh) lớp 9, lớp 12 đang tập trung ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Không tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong thời điểm nắng nóng gay gắt
Để đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và tổ chức các hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường, sắp xếp bố trí thời khóa biểu hợp lý; trong đó ưu tiên bố trí khung thời gian đầu giờ sáng để tổ chức dạy các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài trời đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. Không bố trí tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong thời điểm nắng nóng gay gắt.
Tổ chức rà soát, sửa chữa, bổ sung, thay thế các thiết bị điện đã hỏng tại các phòng học như quạt điện, điều hòa, quạt thông gió; tăng cường che chắn hướng nắng của các phòng học vào buổi trưa hoặc buổi chiều; mở cửa sổ để thông thoáng nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng hoặc thấp hơn trong lớp học. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường nước uống đảm bảo an toàn vệ sinh cho giáo viên, học sinh tại các lớp học.
Phối hợp với ngành điện cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn điện cho các trường học, đặc biệt là trường mầm non, trường tiểu học có học sinh nội trú, bán trú. Phối hợp với ngành y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và phòng chống dịch bệnh trong các ngày nắng nóng.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về tiết kiệm năng lượng điện; tắt đèn và tắt các thiết bị không cần thiết. Phối hợp với cha mẹ học sinh, chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh về phòng, chống đuối nước, nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước.
Các bài khác
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình hành động “Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI)” tỉnh Yên Bái
(23/05/2023)
- Sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc (22/05/2023)
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai (21/05/2023)
- Tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2023 (15/05/2023)
- Yên Bái thu hồi, hủy bỏ chủ trương đầu tư khu đô thị của Công ty Chân - Thiện - Mỹ (08/05/2023)
- Định mức kinh tế - kỹ thuật thẩm định cấp Giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao (08/05/2023)
- Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả (07/05/2023)
- Bổ sung thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA (07/05/2023)
- Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương rà soát, xử lý kiến nghị của bộ, ngành, địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành (06/05/2023)
- Yên Bái: Công nhận 5 thị trấn là đô thị loại V (06/05/2023)
Xem thêm »