CTTĐT - Để các tuyến đường sau khi thi công hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng đồng bộ, mỹ quan, hiệu quả và bảo đảm an toàn giao thông thống nhất trong việc thiết kế lan can phòng hộ, Sở Giao thông vận tải đề nghị các địa phương, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, giao thông, bảo trì đường bộ tiến hành rà soát, điều chỉnh thiết kế lan can phòng hộ nửa cứng (hộ lan tôn sóng có đệm chống va) các tuyến đường thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đảm bảo chiều cao cột, đường kính cột, bước cột, chiều sâu chôn cột, điểm đầu hệ thống lan can phòng hộ nửa cứng theo tiêu chuẩn của Bộ GTVT
Trong những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân ngày một tốt hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương. Nhiều công trình giao thông đã được đầu tư đồng bộ về mặt đường, hệ thống an toàn giao thông, công trình thoát nước,… Tuy nhiên, qua kiểm tra một số công trình giao thông đang triển khai thi công hệ thống lan can phòng hộ nửa cứng lắp đặt chưa đồng bộ về chiều cao cột, đường kính cột, bước cột, chiều sâu chôn cột, điểm đầu hệ thống lan can phòng hộ nửa cứng theo chiều xe chạy như hướng dẫn tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12681: 2019 về trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - kích thước và hình dạng, Văn bản số 597/TCĐBVN-ATGTCQLXDĐB ngày 26/01/2022 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nay là Cục Đường bộ Việt Nam) về việc thiết kế lan can phòng hộ nửa cứng (hộ lan tôn sóng có đệm chống va) lắp tại lề đường.
Việc rà soát, điều chỉnh thiết kế tập trung vào một số nội dung sau:
Đối với hồ sơ thiết kế chưa tổ chức triển khai thi công: Kiến nghị Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án chỉ đạo Tư vấn thiết kế tổ chức rà soát hồ sơ thiết kế để điều chỉnh hồ sơ thiết kế hạng mục lan can phòng hộ nửa cứng (hộ lan tôn 2 sóng có đệm chống va) lắp tại lề đường đảm bảo đồng bộ (tham khảo) theo hướng dẫn tại Văn bản số 597/TCĐBVN-ATGT-CQLXDĐB ngày 26/01/2022 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Đối với các hạng mục công trình đang triển khai thi công: Kiến nghị Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án chỉ đạo các bên có liên quan (Tư vấn thiết kế, Nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát,…) tổ chức rà soát, đối chiếu hồ sơ thiết kế với thực tế hiện trường để điều chỉnh kịp thời hạng mục nêu trên trước khi triển khai thi công.
Đối với các hạng mục công trình đã thi công (chưa bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng): Kiến nghị Chủ đầu tư chỉ đạo Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công rà soát, Tư vấn thiết kế lập hồ sơ thiết kế xử lý kỹ thuật đối với công việc thi công điểm đầu hệ thống lan can phòng hộ nửa cứng theo chiều xe chạy (tham khảo) theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12681:2019 và Văn bản số 597/TCĐBVN-ATGT-CQLXDĐB ngày 26/01/2022 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để tổ chức triển khai thi công công trình đảm bảo an toàn giao thông.
2053 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để các tuyến đường sau khi thi công hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng đồng bộ, mỹ quan, hiệu quả và bảo đảm an toàn giao thông thống nhất trong việc thiết kế lan can phòng hộ, Sở Giao thông vận tải đề nghị các địa phương, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, giao thông, bảo trì đường bộ tiến hành rà soát, điều chỉnh thiết kế lan can phòng hộ nửa cứng (hộ lan tôn sóng có đệm chống va) các tuyến đường thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Trong những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân ngày một tốt hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương. Nhiều công trình giao thông đã được đầu tư đồng bộ về mặt đường, hệ thống an toàn giao thông, công trình thoát nước,… Tuy nhiên, qua kiểm tra một số công trình giao thông đang triển khai thi công hệ thống lan can phòng hộ nửa cứng lắp đặt chưa đồng bộ về chiều cao cột, đường kính cột, bước cột, chiều sâu chôn cột, điểm đầu hệ thống lan can phòng hộ nửa cứng theo chiều xe chạy như hướng dẫn tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12681: 2019 về trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - kích thước và hình dạng, Văn bản số 597/TCĐBVN-ATGTCQLXDĐB ngày 26/01/2022 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nay là Cục Đường bộ Việt Nam) về việc thiết kế lan can phòng hộ nửa cứng (hộ lan tôn sóng có đệm chống va) lắp tại lề đường.
Việc rà soát, điều chỉnh thiết kế tập trung vào một số nội dung sau:
Đối với hồ sơ thiết kế chưa tổ chức triển khai thi công: Kiến nghị Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án chỉ đạo Tư vấn thiết kế tổ chức rà soát hồ sơ thiết kế để điều chỉnh hồ sơ thiết kế hạng mục lan can phòng hộ nửa cứng (hộ lan tôn 2 sóng có đệm chống va) lắp tại lề đường đảm bảo đồng bộ (tham khảo) theo hướng dẫn tại Văn bản số 597/TCĐBVN-ATGT-CQLXDĐB ngày 26/01/2022 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Đối với các hạng mục công trình đang triển khai thi công: Kiến nghị Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án chỉ đạo các bên có liên quan (Tư vấn thiết kế, Nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát,…) tổ chức rà soát, đối chiếu hồ sơ thiết kế với thực tế hiện trường để điều chỉnh kịp thời hạng mục nêu trên trước khi triển khai thi công.
Đối với các hạng mục công trình đã thi công (chưa bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng): Kiến nghị Chủ đầu tư chỉ đạo Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công rà soát, Tư vấn thiết kế lập hồ sơ thiết kế xử lý kỹ thuật đối với công việc thi công điểm đầu hệ thống lan can phòng hộ nửa cứng theo chiều xe chạy (tham khảo) theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12681:2019 và Văn bản số 597/TCĐBVN-ATGT-CQLXDĐB ngày 26/01/2022 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để tổ chức triển khai thi công công trình đảm bảo an toàn giao thông.