Đơn cử như việc trồng quế, hình thành và nhân rộng những "Đồi quế Bác Hồ", qua 62 năm thực hiện lời dạy của Bác, Văn Yên đã có được vùng trồng quế tập trung và mở rộng với diện tích toàn huyện hơn 40.000 ha.
Dây chuyền sản xuất ván ép của Công ty TNHH Quế Lâm, xã An Thịnh góp phần vào phát triển kinh tế của huyện.
Ngày 25/9/1958, Bác Hồ thăm và nói chuyện với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái. Từ lời căn dặn của Bác về đẩy mạnh tăng gia sản xuất, huyện Văn Yên đã biến mong muốn của Người thành ý chí, quyết tâm và tinh thần đoàn kết, thống nhất để Văn Yên phát triển nhanh, bền vững, trở thành huyện phát triển khá toàn diện.
Bằng việc trồng cây gây rừng, trước hết là việc trồng cây quế, hình thành và nhân rộng những "Đồi quế Bác Hồ", qua 62 năm thực hiện lời dạy của Bác, Văn Yên đã có được vùng trồng quế tập trung ở 8 xã trọng điểm với diện tích gần 25.000 ha và được trồng mở rộng ra ở tất cả 27 xã, thị trấn với diện tích toàn huyện hơn 40.000 ha.
Trong đó, đã có 25.000 ha quế được canh tác theo hướng hữu cơ; huyện đã xây dựng được chỉ dẫn địa lý cho thương hiệu quế Văn Yên; nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất được hình thành với những sản phẩm từ quế như tinh dầu quế, trà quế, đồ thủ công mỹ nghệ… góp phần tạo đầu ra ổn định cho cây quế, nâng cao thu nhập cho người dân không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn làm giàu từ cây quế.
Vận dụng sáng tạo lời Bác căn dặn và từ hiệu quả của việc trồng quế, huyện Văn Yên đã thực hiện phát triển kinh tế địa phương với nhiều phương châm đột phá. Cụ thể, huyện đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các cơ chế, chính sách, phát huy tiềm năng, lợi thế, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong 5 năm gần đây, kinh tế của huyện phát triển khá toàn diện, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, đặc biệt các loại hình thương mại, dịch vụ và du lịch ngày càng đa dạng, phong phú và có bước phát triển mạnh; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 38,5 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2015.
Huyện cũng tập trung phát triển đối với 8 sản phẩm có lợi thế trong 11 sản phẩm chủ lực của tỉnh; triển khai xây dựng được 6 chuỗi giá trị và 11 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản, hữu cơ của huyện.
Đồng thời, xây dựng được 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững; thu hút được 17 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; phát triển mạnh mẽ hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp và kinh tế hộ gia đình với 14 mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao, nhiều mô hình cho thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, huyện đã thu hút được 63 dự án đầu tư với tổng số vốn hơn 4.000 tỷ đồng; thành lập mới 119 doanh nghiệp, 49 hợp tác xã, nâng số doanh nghiệp toàn huyện lên 209 doanh nghiệp, 79 hợp tác xã, 462 tổ hợp tác, trên 2.700 hộ kinh doanh cá thể. Trung bình mỗi năm, giải quyết việc làm mới cho 2.648 lao động và tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 6,08%...
Ông Hà Đức Anh - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: "62 năm qua, huyện đã xây dựng, quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất thâm canh lớn. Đến nay, toàn huyện có trên 6.100 ha lúa; trong đó, có trên 1.000 ha sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại các xã: Đại Phác, Yên Phú, An Thịnh, Đông Cuông; diện tích ngô đến nay đạt 4.000 ha, diện tích gỗ rừng trồng 6.000 ha, trồng dâu nuôi tằm 135 ha; tre măng Bát độ 152 ha; cây ăn quả có múi 220 ha; vùng sắn 4.500 ha; cây dược liệu 500 ha… Nhân dân Văn Yên đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn thay đổi phương thức làm ăn, biết áp dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất; từ đó, nâng cao năng suất và thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững”.
Thời gian tới, tiếp tục thực hiện lời căn dặn của Bác, huyện Văn Yên sẽ tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng, đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ huyện vào cuộc sống, tạo sự đoàn kết, thống nhất của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ý chí và nghị lực của nhân dân các dân tộc trong huyện để tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái.
1473 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đơn cử như việc trồng quế, hình thành và nhân rộng những "Đồi quế Bác Hồ", qua 62 năm thực hiện lời dạy của Bác, Văn Yên đã có được vùng trồng quế tập trung và mở rộng với diện tích toàn huyện hơn 40.000 ha.Ngày 25/9/1958, Bác Hồ thăm và nói chuyện với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái. Từ lời căn dặn của Bác về đẩy mạnh tăng gia sản xuất, huyện Văn Yên đã biến mong muốn của Người thành ý chí, quyết tâm và tinh thần đoàn kết, thống nhất để Văn Yên phát triển nhanh, bền vững, trở thành huyện phát triển khá toàn diện.
Bằng việc trồng cây gây rừng, trước hết là việc trồng cây quế, hình thành và nhân rộng những "Đồi quế Bác Hồ", qua 62 năm thực hiện lời dạy của Bác, Văn Yên đã có được vùng trồng quế tập trung ở 8 xã trọng điểm với diện tích gần 25.000 ha và được trồng mở rộng ra ở tất cả 27 xã, thị trấn với diện tích toàn huyện hơn 40.000 ha.
Trong đó, đã có 25.000 ha quế được canh tác theo hướng hữu cơ; huyện đã xây dựng được chỉ dẫn địa lý cho thương hiệu quế Văn Yên; nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất được hình thành với những sản phẩm từ quế như tinh dầu quế, trà quế, đồ thủ công mỹ nghệ… góp phần tạo đầu ra ổn định cho cây quế, nâng cao thu nhập cho người dân không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn làm giàu từ cây quế.
Vận dụng sáng tạo lời Bác căn dặn và từ hiệu quả của việc trồng quế, huyện Văn Yên đã thực hiện phát triển kinh tế địa phương với nhiều phương châm đột phá. Cụ thể, huyện đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các cơ chế, chính sách, phát huy tiềm năng, lợi thế, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong 5 năm gần đây, kinh tế của huyện phát triển khá toàn diện, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, đặc biệt các loại hình thương mại, dịch vụ và du lịch ngày càng đa dạng, phong phú và có bước phát triển mạnh; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 38,5 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2015.
Huyện cũng tập trung phát triển đối với 8 sản phẩm có lợi thế trong 11 sản phẩm chủ lực của tỉnh; triển khai xây dựng được 6 chuỗi giá trị và 11 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản, hữu cơ của huyện.
Đồng thời, xây dựng được 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững; thu hút được 17 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; phát triển mạnh mẽ hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp và kinh tế hộ gia đình với 14 mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao, nhiều mô hình cho thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, huyện đã thu hút được 63 dự án đầu tư với tổng số vốn hơn 4.000 tỷ đồng; thành lập mới 119 doanh nghiệp, 49 hợp tác xã, nâng số doanh nghiệp toàn huyện lên 209 doanh nghiệp, 79 hợp tác xã, 462 tổ hợp tác, trên 2.700 hộ kinh doanh cá thể. Trung bình mỗi năm, giải quyết việc làm mới cho 2.648 lao động và tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 6,08%...
Ông Hà Đức Anh - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: "62 năm qua, huyện đã xây dựng, quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất thâm canh lớn. Đến nay, toàn huyện có trên 6.100 ha lúa; trong đó, có trên 1.000 ha sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại các xã: Đại Phác, Yên Phú, An Thịnh, Đông Cuông; diện tích ngô đến nay đạt 4.000 ha, diện tích gỗ rừng trồng 6.000 ha, trồng dâu nuôi tằm 135 ha; tre măng Bát độ 152 ha; cây ăn quả có múi 220 ha; vùng sắn 4.500 ha; cây dược liệu 500 ha… Nhân dân Văn Yên đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn thay đổi phương thức làm ăn, biết áp dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất; từ đó, nâng cao năng suất và thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững”.
Thời gian tới, tiếp tục thực hiện lời căn dặn của Bác, huyện Văn Yên sẽ tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng, đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ huyện vào cuộc sống, tạo sự đoàn kết, thống nhất của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ý chí và nghị lực của nhân dân các dân tộc trong huyện để tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái.