Từ đầu năm đến nay, huyện Trấn Yên giải ngân được trên 2 tỷ đồng thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đạt trên 40% kế hoạch năm.
Người dân được hỗ trợ mua né gỗ ô vuông để nâng cao chất lượng kén tằm.
Trong đó, huyện giải ngân 200 triệu đồng hỗ trợ 8 cơ sở chăn nuôi thuộc Đề án phát triển chăn nuôi; hỗ trợ 1,75 tỷ đồng cho các hộ mua 350 bộ né gỗ ô vuông thuộc Đề án phát triển trồng dâu nuôi tằm; 55 triệu đồng hỗ trợ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn của huyện.
Ngoài ra, huyện đề nghị tỉnh điều chỉnh, bổ sung kinh phí thực hiện 1 số hạng mục hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản là 240 triệu đồng.
Từ nay đến hết năm, Trấn Yên tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân, bổ sung kinh phí hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi thuộc Đề án; đổi mới và xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, liên kết chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững.
Đẩy mạnh việc thực hiện phát triển các sản phẩm nông - lâm nghiệp và thủy sản chủ lực của huyện, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chứng nhận chất lượng sản phẩm nông sản.
1180 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Từ đầu năm đến nay, huyện Trấn Yên giải ngân được trên 2 tỷ đồng thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đạt trên 40% kế hoạch năm.Trong đó, huyện giải ngân 200 triệu đồng hỗ trợ 8 cơ sở chăn nuôi thuộc Đề án phát triển chăn nuôi; hỗ trợ 1,75 tỷ đồng cho các hộ mua 350 bộ né gỗ ô vuông thuộc Đề án phát triển trồng dâu nuôi tằm; 55 triệu đồng hỗ trợ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn của huyện.
Ngoài ra, huyện đề nghị tỉnh điều chỉnh, bổ sung kinh phí thực hiện 1 số hạng mục hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản là 240 triệu đồng.
Từ nay đến hết năm, Trấn Yên tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân, bổ sung kinh phí hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi thuộc Đề án; đổi mới và xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, liên kết chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững.
Đẩy mạnh việc thực hiện phát triển các sản phẩm nông - lâm nghiệp và thủy sản chủ lực của huyện, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chứng nhận chất lượng sản phẩm nông sản.