CTTĐT - Lễ hội Xên Mường (cúng mường) là một trong những lễ hội lớn trong năm của người Thái nhằm tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra mường (cách gọi tên vùng đất nơi người Thái đang sinh sống), cầu mong cho người Thái được ấm no, hạnh phúc. Lễ hội này diễn ra giống nhau ở mọi vùng, nhưng mỗi mường lại chọn địa điểm, cách thức tiến hành và một số nghi lễ khác nhau. Người Thái Tây Bắc thường tổ chức lễ hội này ở đầu nguồn sông suối, nơi cung cấp nước cho toàn mường; người Thái đen ở Mường Lò (Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) lại tổ chức ở khu rừng cấm của mường (tu mường) - nơi có gốc đa to nhất, xung quanh là nơi yên nghỉ của những người đã khuất.
Tó mắc lẹ là một trong những trò chơi dân gian của đồng bào Thái được tổ chức trong lễ hội Xên Mường - Nguồn ảnh Báo Yên Bái
Lễ hội Xên Mường của người Thái ở Mường Lò do ông mo nghè (mo mường), người trông coi thần quyền cho chủ mường (chạu mường) và hội phụ lão (hang thạu ké) đứng ra tổ chức. Lễ hội Xên Mường phải có áo của con trai thuộc dòng dõi quý tộc gốc (tạo chạu sựa) hay người đương chức (phìa tạo) làm vật tế. Ngày nay, chức danh quý tộc không còn nữa nên người Thái lấy áo của các vị lãnh đạo xã làm vật tế.
Lễ vật do người dân toàn mường đóng góp, có thể mổ từ hai đến bốn con trâu. Con trâu để tế lễ hội Xên Mường phải do chính ông mo nghè đi tìm, ông thích con nào thì chỉ con đấy, không cần biết con trâu đó là của nhà ai. Thú vị hơn, khi bị ông mo chỉ gậy vào, con trâu đứng yên đến mức gần như bị thôi miên, người giúp việc (ông cón) chỉ việc dắt trâu về nơi tổ chức lễ hội. Cỗ cúng gồm ba mâm có thịt trâu chín, gạo và rượu. Ông mo khấn bảy lần, mời các vị thần, các vị tổ tiên về dự lễ và phù hộ cho dân mường được ấm no, sung túc, cuộc sống an vui.
Các trò chơi trong lễ hội Xên Mường thường là xòe vòng theo nhịp, liền sau là trò ném còn. Trước khi bắt đầu, người ta lập đàn tế còn dưới chân cột còn cao 15 - 20 m. Lễ vật gần giống Xên Mường, chỉ khác là có thêm hàng trăm quả còn trên đàn tế. Quan niệm của người Thái cho rằng, ông trời sai con đỉa dưới ruộng, con muỗi, con vắt trên rừng hút máu đem lên trời. Nay mường tổ chức ném còn để đòi lại. Tham gia trò này chủ yếu là nam thanh niên, ai ném rách tâm điểm trên đỉnh cột còn sẽ được coi là người hùng của hội.
Trong lễ hội Xên Mường còn tổ chức săn cá tập thể, một sinh hoạt khá lý thú. Mọi thành viên trong mường ai cũng có quyền tham gia cuộc săn này. Đây không đơn thuần là cuộc thi mà còn là một hoạt động sinh hoạt văn hóa, khẳng định tính thống nhất cộng đồng chặt chẽ hơn. Có thể nói Xên Mường là lễ hội cầu an, vật thịnh, xã hội bền vững.
4687 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Lễ hội Xên Mường (cúng mường) là một trong những lễ hội lớn trong năm của người Thái nhằm tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra mường (cách gọi tên vùng đất nơi người Thái đang sinh sống), cầu mong cho người Thái được ấm no, hạnh phúc. Lễ hội này diễn ra giống nhau ở mọi vùng, nhưng mỗi mường lại chọn địa điểm, cách thức tiến hành và một số nghi lễ khác nhau. Người Thái Tây Bắc thường tổ chức lễ hội này ở đầu nguồn sông suối, nơi cung cấp nước cho toàn mường; người Thái đen ở Mường Lò (Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) lại tổ chức ở khu rừng cấm của mường (tu mường) - nơi có gốc đa to nhất, xung quanh là nơi yên nghỉ của những người đã khuất. Lễ hội Xên Mường của người Thái ở Mường Lò do ông mo nghè (mo mường), người trông coi thần quyền cho chủ mường (chạu mường) và hội phụ lão (hang thạu ké) đứng ra tổ chức. Lễ hội Xên Mường phải có áo của con trai thuộc dòng dõi quý tộc gốc (tạo chạu sựa) hay người đương chức (phìa tạo) làm vật tế. Ngày nay, chức danh quý tộc không còn nữa nên người Thái lấy áo của các vị lãnh đạo xã làm vật tế.
Lễ vật do người dân toàn mường đóng góp, có thể mổ từ hai đến bốn con trâu. Con trâu để tế lễ hội Xên Mường phải do chính ông mo nghè đi tìm, ông thích con nào thì chỉ con đấy, không cần biết con trâu đó là của nhà ai. Thú vị hơn, khi bị ông mo chỉ gậy vào, con trâu đứng yên đến mức gần như bị thôi miên, người giúp việc (ông cón) chỉ việc dắt trâu về nơi tổ chức lễ hội. Cỗ cúng gồm ba mâm có thịt trâu chín, gạo và rượu. Ông mo khấn bảy lần, mời các vị thần, các vị tổ tiên về dự lễ và phù hộ cho dân mường được ấm no, sung túc, cuộc sống an vui.
Các trò chơi trong lễ hội Xên Mường thường là xòe vòng theo nhịp, liền sau là trò ném còn. Trước khi bắt đầu, người ta lập đàn tế còn dưới chân cột còn cao 15 - 20 m. Lễ vật gần giống Xên Mường, chỉ khác là có thêm hàng trăm quả còn trên đàn tế. Quan niệm của người Thái cho rằng, ông trời sai con đỉa dưới ruộng, con muỗi, con vắt trên rừng hút máu đem lên trời. Nay mường tổ chức ném còn để đòi lại. Tham gia trò này chủ yếu là nam thanh niên, ai ném rách tâm điểm trên đỉnh cột còn sẽ được coi là người hùng của hội.
Trong lễ hội Xên Mường còn tổ chức săn cá tập thể, một sinh hoạt khá lý thú. Mọi thành viên trong mường ai cũng có quyền tham gia cuộc săn này. Đây không đơn thuần là cuộc thi mà còn là một hoạt động sinh hoạt văn hóa, khẳng định tính thống nhất cộng đồng chặt chẽ hơn. Có thể nói Xên Mường là lễ hội cầu an, vật thịnh, xã hội bền vững.
Các bài khác
- Lễ hội quế huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Hội Xòe Mường Lò, Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ Vu Lan - Chùa Ngọc Am, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội cầu mưa của người Thái Mường Lò, Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Xên Đông - Nét đẹp văn hóa của người Thái, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Lồng Tồng của các dân tộc tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
Xem thêm »