CTTĐT - Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất là chủ trương lớn đối với một xã thuần nông như xã Yên Phú, huyện Văn Yên. Hiện tại, bên cạnh các mô hình trồng lúa, cây rau màu… đã xuất hiện thêm mô hình trồng hành lá xuất khẩu.
Lãnh đạo Huyện ủy Văn Yên và các đồng chí lãnh đạo xã Yên Phú thăm mô hình trồng hành của Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Phú Đạt
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Yên Phú, từ bỏ ước mơ đi học và xuất khẩu lao động ở nước ngoài, chàng trai trẻ Phạm Thế Đạt, sinh năm 1987 đã quyết tâm làm giàu ngay trên đồng đất quê hương. Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Phú Đạt ở thôn 5, xã Yên Phú, huyện Văn Yên do Đạt làm Giám đốc được thành lập vào tháng 2/2017 với tổng số vốn đầu tư lên đến 2 tỷ đồng đã khẳng định sự mạnh dạn trong suy nghĩ và hành động của Giám đốc trẻ. Hiện nay, diện tích đất của Hợp tác xã là 7ha, chủ yếu là trồng hành, còn lại gần 1ha trồng tam thất và trồng bạc hà.
Anh Phạm Thế Đạt – Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Phú Đạt cho biết: “Để thành lập Hợp tác xã với mục đích trồng cây hành lá là chính, tôi đã đến vận động bà con nhân dân trong xã đổi đất để gom thành cánh đồng chuyên canh có diện tích lớn, tạo thuận lợi cho việc đầu tư đưa máy móc vào làm đất, tưới tiêu và thu hoạch sản phẩm. Mô hình này được Công ty Cổ phần VietRap đầu tư thương mại ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm hành sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, Công ty đã cử cán bộ kỹ thuật về hướng dẫn nông dân từ công đoạn làm đất, xuống giống đến theo dõi, giám sát quá trình sinh trưởng, sử dụng phân bón chăm sóc cây hành. Dọc hành sau khi thu hoạch chuyển về công ty sẽ được sấy khô và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và một số thị trường khác. Hiện nay, bà con rất hăng say lao động, vì đây là lần đầu tiên đưa cây hành vào trồng ở địa phương nên Hợp tác xã vẫn còn nhiều khó khăn. Nhưng mô hình này hiện đang được bà con trong hợp tác xã rất ủng hộ nên thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng hành với mong muốn mang lại giá trị kinh tế cao, cuộc sống đổi thay nhờ cây hành”.
Cây hành lá không kén đất trồng, có thể trồng trên chân đất sét pha thịt, đất thịt hoặc đất thịt pha cát và được trồng quanh năm. Trồng vào vụ xuân thì cây hành sẽ cho năng suất cao hơn vụ đông, năng suất bình quân 8 tạ - 10 tạ/lứa/sào. Hiện nay, với giá bán cho công ty thu mua tại ruộng là 5.000 đồng/kg. Điều đặc biệt ở giống hành lá là nông dân chỉ cần xuống giống một lần, sau khoảng 40 ngày sẽ được thu hoạch lứa dọc hành đầu tiên, còn lại gốc hành sẽ tiếp tục phát triển đâm chồi, nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch thêm lứa thứ 2, thứ 3 nữa. Lứa đầu tiên phải trừ chi phí giống nên người nông dân chỉ lãi 2.000.000 đồng/lứa/sào, nhưng từ lứa thứ 2, không mất tiền giống nên sẽ lãi 3.000.000 đồng/lứa/sào. Tính bình quân trong một năm, người nông dân có thể thu hoạch 6 - 9 lứa hành, trừ chi phí người nông dân có thể lãi tới 25 triệu đồng/sào. Từ hiệu quả bước đầu này, có thể thấy hành lá là một trong những loại cây màu mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên cây hành dễ mắc một số bệnh như Bệnh đốm lá, bệnh thán thư, thối củ hành… nên rất cần kỹ thuật chăm sóc.
Sâu bệnh lâu nay vốn là nỗi lo của người nông dân, tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ từ phía Công ty VietRap, thiệt hại do sâu bệnh đã được kiểm soát. Người trồng hành cảm thấy phấn khởi với mô hình này. Cùng với đó, khó khăn về nguồn nước đã được Hợp tác xã Phú Đạt giải quyết ngay từ những ngày đầu, hệ thống kênh mương dẫn nước, đầu tưới nước tự động được đầu tư hiện đại, trang thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài đã đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước đến các ruộng hành, đảm bảo cho cây hành sinh trưởng và phát triển tốt.
(Hệ thống đầu tưới tự động được đầu tư hiện đại với nhiều trang thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài)
Chị Hoàng Thị Vinh, người dân Thôn 5, xã Yên Phú là thành viên của Hợp tác xã phấn khởi cho biết: “Được làm việc trong hợp tác xã, bà con nông dân chúng tôi rất mừng. Hiện nay tuy cây hành chưa được đủ thời gian xuất khẩu nhưng Giám đốc đã trả cho chúng tôi 130.000 đồng tiền công/ngày. Quy trình sản xuất cây hành ở đây sạch sẽ, không có thuốc sâu. Chúng tôi mong muốn phát triển hợp tác xã để tạo công ăn việc làm thường xuyên cho bà con nông dân trong xã”.
Đồng chí Lê Văn Hỗ - Bí thư Đảng ủy xã Yên Phú cho biết: “Đảng ủy xã xác định đây là một mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đang vận động bà con đổi đất, chuyển đổi đất cho hợp tác xã sản xuất trồng hành. Với tinh thần tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm, chúng tôi tin tưởng vào việc phát triển kinh tế của Hợp tác xã và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để hợp tác xã phát triển kinh tế tại địa phương”.
Với khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp và sự tạo điều kiện hỗ trợ của địa phương cũng như có Công ty bao tiêu sản phẩm và vượt qua những khó khăn ban đầu, cây hành lá ở Yên Phú đang là một tín hiệu vui giúp nhiều người dân thoát nghèo. Tin tưởng rằng trong thời gian tới diện tích cây hành lá xuất khẩu sẽ mở rộng, tạo thêm hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Yên Phú, nâng cao hiệu quả kinh tế hướng tới việc xây dựng thương hiệu hành lá Yên Phú.
2985 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất là chủ trương lớn đối với một xã thuần nông như xã Yên Phú, huyện Văn Yên. Hiện tại, bên cạnh các mô hình trồng lúa, cây rau màu… đã xuất hiện thêm mô hình trồng hành lá xuất khẩu.Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Yên Phú, từ bỏ ước mơ đi học và xuất khẩu lao động ở nước ngoài, chàng trai trẻ Phạm Thế Đạt, sinh năm 1987 đã quyết tâm làm giàu ngay trên đồng đất quê hương. Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Phú Đạt ở thôn 5, xã Yên Phú, huyện Văn Yên do Đạt làm Giám đốc được thành lập vào tháng 2/2017 với tổng số vốn đầu tư lên đến 2 tỷ đồng đã khẳng định sự mạnh dạn trong suy nghĩ và hành động của Giám đốc trẻ. Hiện nay, diện tích đất của Hợp tác xã là 7ha, chủ yếu là trồng hành, còn lại gần 1ha trồng tam thất và trồng bạc hà.
Anh Phạm Thế Đạt – Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Phú Đạt cho biết: “Để thành lập Hợp tác xã với mục đích trồng cây hành lá là chính, tôi đã đến vận động bà con nhân dân trong xã đổi đất để gom thành cánh đồng chuyên canh có diện tích lớn, tạo thuận lợi cho việc đầu tư đưa máy móc vào làm đất, tưới tiêu và thu hoạch sản phẩm. Mô hình này được Công ty Cổ phần VietRap đầu tư thương mại ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm hành sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, Công ty đã cử cán bộ kỹ thuật về hướng dẫn nông dân từ công đoạn làm đất, xuống giống đến theo dõi, giám sát quá trình sinh trưởng, sử dụng phân bón chăm sóc cây hành. Dọc hành sau khi thu hoạch chuyển về công ty sẽ được sấy khô và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và một số thị trường khác. Hiện nay, bà con rất hăng say lao động, vì đây là lần đầu tiên đưa cây hành vào trồng ở địa phương nên Hợp tác xã vẫn còn nhiều khó khăn. Nhưng mô hình này hiện đang được bà con trong hợp tác xã rất ủng hộ nên thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng hành với mong muốn mang lại giá trị kinh tế cao, cuộc sống đổi thay nhờ cây hành”.
Cây hành lá không kén đất trồng, có thể trồng trên chân đất sét pha thịt, đất thịt hoặc đất thịt pha cát và được trồng quanh năm. Trồng vào vụ xuân thì cây hành sẽ cho năng suất cao hơn vụ đông, năng suất bình quân 8 tạ - 10 tạ/lứa/sào. Hiện nay, với giá bán cho công ty thu mua tại ruộng là 5.000 đồng/kg. Điều đặc biệt ở giống hành lá là nông dân chỉ cần xuống giống một lần, sau khoảng 40 ngày sẽ được thu hoạch lứa dọc hành đầu tiên, còn lại gốc hành sẽ tiếp tục phát triển đâm chồi, nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch thêm lứa thứ 2, thứ 3 nữa. Lứa đầu tiên phải trừ chi phí giống nên người nông dân chỉ lãi 2.000.000 đồng/lứa/sào, nhưng từ lứa thứ 2, không mất tiền giống nên sẽ lãi 3.000.000 đồng/lứa/sào. Tính bình quân trong một năm, người nông dân có thể thu hoạch 6 - 9 lứa hành, trừ chi phí người nông dân có thể lãi tới 25 triệu đồng/sào. Từ hiệu quả bước đầu này, có thể thấy hành lá là một trong những loại cây màu mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên cây hành dễ mắc một số bệnh như Bệnh đốm lá, bệnh thán thư, thối củ hành… nên rất cần kỹ thuật chăm sóc.
Sâu bệnh lâu nay vốn là nỗi lo của người nông dân, tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ từ phía Công ty VietRap, thiệt hại do sâu bệnh đã được kiểm soát. Người trồng hành cảm thấy phấn khởi với mô hình này. Cùng với đó, khó khăn về nguồn nước đã được Hợp tác xã Phú Đạt giải quyết ngay từ những ngày đầu, hệ thống kênh mương dẫn nước, đầu tưới nước tự động được đầu tư hiện đại, trang thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài đã đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước đến các ruộng hành, đảm bảo cho cây hành sinh trưởng và phát triển tốt.
(Hệ thống đầu tưới tự động được đầu tư hiện đại với nhiều trang thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài)
Chị Hoàng Thị Vinh, người dân Thôn 5, xã Yên Phú là thành viên của Hợp tác xã phấn khởi cho biết: “Được làm việc trong hợp tác xã, bà con nông dân chúng tôi rất mừng. Hiện nay tuy cây hành chưa được đủ thời gian xuất khẩu nhưng Giám đốc đã trả cho chúng tôi 130.000 đồng tiền công/ngày. Quy trình sản xuất cây hành ở đây sạch sẽ, không có thuốc sâu. Chúng tôi mong muốn phát triển hợp tác xã để tạo công ăn việc làm thường xuyên cho bà con nông dân trong xã”.
Đồng chí Lê Văn Hỗ - Bí thư Đảng ủy xã Yên Phú cho biết: “Đảng ủy xã xác định đây là một mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đang vận động bà con đổi đất, chuyển đổi đất cho hợp tác xã sản xuất trồng hành. Với tinh thần tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm, chúng tôi tin tưởng vào việc phát triển kinh tế của Hợp tác xã và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để hợp tác xã phát triển kinh tế tại địa phương”.
Với khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp và sự tạo điều kiện hỗ trợ của địa phương cũng như có Công ty bao tiêu sản phẩm và vượt qua những khó khăn ban đầu, cây hành lá ở Yên Phú đang là một tín hiệu vui giúp nhiều người dân thoát nghèo. Tin tưởng rằng trong thời gian tới diện tích cây hành lá xuất khẩu sẽ mở rộng, tạo thêm hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Yên Phú, nâng cao hiệu quả kinh tế hướng tới việc xây dựng thương hiệu hành lá Yên Phú.