CTTĐT – Trong giai đoạn 2017 - 2020, huyện Văn Chấn tập trung huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào thực hiện xây dựng nông thôn mới; hoàn thành các mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Người dân xã Thanh Lương làm đường giao thông nông thôn
Để đạt được mục tiêu trên, huyện sẽ tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền sâu rộng đến mọi cán bộ, đảng viên và người dân về quan điểm, chủ trương, mục tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới và cách làm hay, sáng tạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tham quan các mô hình điểm, các hình thức sinh hoạt cộng đồng, nhằm nâng cao cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệrn của toàn xã hội về xây dựng nông thôn mới; phát huy cao độ vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”; mỗi cơ quan; đoàn thể ở các cấp, các ngành đều phải có việc làm cụ thể, thiết thực về xây dựng nông thôn mới, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, xuyên suốt của địa phương, cơ sở và các cơ quan liên quan.
Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở, gồm: Cán bộ thuộc các cơ quan có chức năng xây dựng, thẩm định quy hoạch xây dựng nông thôn mới; cán bộ quản lý, chuyên môn về xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện; cán bộ Ban quản lý nông thôn mới của xã và Ban phát triển thôn. Trên cơ sở nội dung, tài liệu đào tạo, tập huan theo Chương trình khung của Trung ương và căn cứ tình hình thực tế biên soạn thành những nội dung phù hợp với địa phương để triển khai công tác đào tạo, tập huấn. Tổ chức tham quan các mô hình nông thôn mới điển hình, tiêu biểu trên toàn quốc cho một số thành viên Ban Chỉ đạo, tổ giúp việc, đại diện các xã và Ban phát triển thôn.
Cùng với đó, thưc hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tiếp tục mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất theo chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; áp dụng sản xuât nông nghiệp ứng dung công nghệ cao. Tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác công - tư trong sản xuất hàng hóa, đảm bảo mối liên kết bền vững, ổn định đầu ra cho sản phẩm; Tập trung thâm canh, tăng vụ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất tiên tiến nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ, quy trình sản xuất an toàn, sản xuất nông nghiệp tốt gắn với lựa chọn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có lợi thế để tăng giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác; Triển khai tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; phát triển các loại hình hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.
Tăng cường thực hiện các giải pháp và đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực thực hiện Chương trình, như: Thực hiện theo cơ chế chính sách của Trung ương và của tỉnh liên quan đến phát triển nông nghiệp, kinh tế hộ nông thôn; Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.
Huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng thụ ưu đãi theo quy định của pháp luật; Các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân cho từng dự án, công trình, cụ thể do nhân dân tự bàn, quyết định và báo cáo với cấp ủy, chính quyền xã; Các nguồn vốn ODA và các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng; Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp.
Mục tiêu cụ thể:
Nâng số tiêu chí bình quân toàn huyện đạt 5 tiêu chí/xã năm 2016 lên 9 tiêu chí/xã năm 2020; không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí;
Phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có 13 xã/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 46,4% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện (Trong đó: năm 2016 đạt 03 xã, 2017 - 2020 phấn đấu thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới).
Lộ trình phấn đấu các xã đạt chuẩn nông thôn mới các năm cụ thể như sau:
-Năm 2017: Phấn đấu 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Thanh Lương, Nghĩa Tâm, Tân Thịnh, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện lên 6/28 xã, chiếm 21,4%.
- Năm 2018: Phấn đấu 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Chấn Thịnh, Sơn A, Hạnh Sơn, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện lên 9/28 xã, chiếm 32,1%.
- Năm 2019: Phấn đấu 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Sơn Thịnh, Đồng Khê, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện lên 11/28 xã, chiếm 39,3%.
- Năm 2020: Dự kiến phấn đấu 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Phúc Sơn, Thạch Lương, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện lên 13/28 xã, chiếm 46,4%.
|
1366 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Trong giai đoạn 2017 - 2020, huyện Văn Chấn tập trung huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào thực hiện xây dựng nông thôn mới; hoàn thành các mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới.Để đạt được mục tiêu trên, huyện sẽ tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền sâu rộng đến mọi cán bộ, đảng viên và người dân về quan điểm, chủ trương, mục tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới và cách làm hay, sáng tạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tham quan các mô hình điểm, các hình thức sinh hoạt cộng đồng, nhằm nâng cao cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệrn của toàn xã hội về xây dựng nông thôn mới; phát huy cao độ vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”; mỗi cơ quan; đoàn thể ở các cấp, các ngành đều phải có việc làm cụ thể, thiết thực về xây dựng nông thôn mới, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, xuyên suốt của địa phương, cơ sở và các cơ quan liên quan.
Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở, gồm: Cán bộ thuộc các cơ quan có chức năng xây dựng, thẩm định quy hoạch xây dựng nông thôn mới; cán bộ quản lý, chuyên môn về xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện; cán bộ Ban quản lý nông thôn mới của xã và Ban phát triển thôn. Trên cơ sở nội dung, tài liệu đào tạo, tập huan theo Chương trình khung của Trung ương và căn cứ tình hình thực tế biên soạn thành những nội dung phù hợp với địa phương để triển khai công tác đào tạo, tập huấn. Tổ chức tham quan các mô hình nông thôn mới điển hình, tiêu biểu trên toàn quốc cho một số thành viên Ban Chỉ đạo, tổ giúp việc, đại diện các xã và Ban phát triển thôn.
Cùng với đó, thưc hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tiếp tục mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất theo chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; áp dụng sản xuât nông nghiệp ứng dung công nghệ cao. Tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác công - tư trong sản xuất hàng hóa, đảm bảo mối liên kết bền vững, ổn định đầu ra cho sản phẩm; Tập trung thâm canh, tăng vụ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất tiên tiến nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ, quy trình sản xuất an toàn, sản xuất nông nghiệp tốt gắn với lựa chọn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có lợi thế để tăng giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác; Triển khai tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; phát triển các loại hình hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.
Tăng cường thực hiện các giải pháp và đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực thực hiện Chương trình, như: Thực hiện theo cơ chế chính sách của Trung ương và của tỉnh liên quan đến phát triển nông nghiệp, kinh tế hộ nông thôn; Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.
Huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng thụ ưu đãi theo quy định của pháp luật; Các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân cho từng dự án, công trình, cụ thể do nhân dân tự bàn, quyết định và báo cáo với cấp ủy, chính quyền xã; Các nguồn vốn ODA và các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng; Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp.
Mục tiêu cụ thể:
Nâng số tiêu chí bình quân toàn huyện đạt 5 tiêu chí/xã năm 2016 lên 9 tiêu chí/xã năm 2020; không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí;
Phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có 13 xã/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 46,4% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện (Trong đó: năm 2016 đạt 03 xã, 2017 - 2020 phấn đấu thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới).
Lộ trình phấn đấu các xã đạt chuẩn nông thôn mới các năm cụ thể như sau:
-Năm 2017: Phấn đấu 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Thanh Lương, Nghĩa Tâm, Tân Thịnh, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện lên 6/28 xã, chiếm 21,4%.
- Năm 2018: Phấn đấu 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Chấn Thịnh, Sơn A, Hạnh Sơn, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện lên 9/28 xã, chiếm 32,1%.
- Năm 2019: Phấn đấu 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Sơn Thịnh, Đồng Khê, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện lên 11/28 xã, chiếm 39,3%.
- Năm 2020: Dự kiến phấn đấu 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Phúc Sơn, Thạch Lương, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện lên 13/28 xã, chiếm 46,4%.