Với 13 chương trình tín dụng chính sách, thời gian qua, hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Trấn Yên được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất; nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và từng bước vươn lên trong cuộc sống. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.
Lãnh đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Trấn Yên thăm mô hình nuôi gà của hộ anh Nhất xã Cường Thịnh
Năm 2014, ông Trần Văn Hạnh thôn Hiển Dương xã Cường Thịnh được Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH giải ngân cho vay 50 triệu đồng để trồng rừng, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gà. Khi đã có vốn, ông tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt nên hơn 1ha rừng phát triển tốt, gần 1 mẫu cây ăn quả có múi của gia đình đều đặn cho thu hoạch hàng năm. Riêng 2 chuồng nuôi gà, với quy mô 7.000 con/lứa, thì năm nay gia đình ông Hạnh dự kiến lãi trên 100 triệu đồng. Hiệu quả từ việc sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng CSXH đã giúp gia đình ông Trần Văn Hạnh xây dựng được nhà cửa khang trang với đầy đủ tiện nghi và ông trở thành một trong những hộ điển hình trong phát triển kinh tế của xã Cường Thịnh. Ông Trần Văn Hạnh - thôn Hiển Dương xã Cường Thịnh cho biết thêm: “Nhờ nguồn vốn chính sách xã hội đã giúp gia đình tôi nói riêng và thôn Hiển Dương nói chung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại thu nhập bền vững cho người dân”.
Cuối năm 2019, gia đình anh Trần Văn Toàn thôn Đồng Hào xã Lương Thịnh được vay 50 triệu đồng từ chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Trấn Yên. “Khi có thêm nguồn vốn đã giúp gia đình tôi mở rộng việc kinh doanh hàng nông sản, thức ăn gia súc, xây dựng thêm chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm, từ đó có thu nhập ổn định hơn”. Đó là lời tâm sự của anh Trần Văn Toàn - thôn Đồng Hào xã Lương Thịnh.
Hàng nghìn ha rừng được trồng thay thế nhờ nguồn vốn chính sách xã hội
Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên đã nỗ lực triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh; làm kinh tế hộ. Nguồn vốn cho vay chủ yếu tập trung vào các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, giúp ổn định sản xuất, tăng sản phẩm, tăng thu nhập, thay đổi cách thức sản xuất kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống. Hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu trong đời sống sinh hoạt cho những người khó khăn, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng đời sống người dân. Chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm, thông qua ủy thác từ 4 đoàn thể chính trị xã hội với 266 tổ tiết kiệm và vay vốn, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH, đã giải quyết cho gần 2.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác vay trên 70 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ đạt gần 377 tỷ đồng, bình quân dư nợ hộ nghèo đạt 44 triệu đồng/hộ. Từ nguồn vốn vay đã góp phần tạo việc làm mới cho gần 1.000 lao động; xây dựng trên 1.800 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; trồng mới, trồng thay thế hàng nghìn ha rừng, cây ăn quả; mua trên 1.000 con trâu, bò sinh sản... Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng còn góp phần mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh gắn với chuỗi giá trị tại các xã, nhất là các địa phương vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ông Phạm Xuân Toàn - Bí thư Đảng ủy xã Hồng Ca khẳng định: “Nhờ có nguồn vốn CSXH mà Hồng Ca đã hình thành được các vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung gắn với chuỗi liên kết, từ đó giúp người dân Hồng Ca nâng cao thu nhập, cùng nhau xây dựng bền vững chương trình xây dựng NTM trên địa bàn”.
Để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy lùi nạn tín dụng đen tại các địa phương, thời gian tới Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Trọng tâm là nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội; tăng cường bổ sung nguồn vốn địa phương để ủy thác cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; quản lý vốn tín dụng hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở mỗi vùng miền. Tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Trong đó, đặc biệt coi trọng chất lượng tín dụng, công tác ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn, hoạt động giao dịch tại xã. Bà Nguyễn Thị Bích Ngân - Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Trấn Yên cho rằng: “Bên cạnh việc tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư, thời gian tới chúng tôi tiếp tục phối hợp với các tổ chức Hội làm ủy thác quản trị chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với từng món vay, huy động tốt các nguồn vốn. Duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giao dịch xã, phát huy hiệu quả hoạt động ủy thác và tổ tiết kiệm và vay vốn; Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra giám sát, tư vấn sử dụng vốn vay, quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách”.
Từ nguồn vốn vay NHCSXH các hộ gia đình đầu tư phát triển kinh tế tạo việc làm nâng cao thu nhập
Cùng với các chính sách khác của Đảng và Nhà nước, chính sách tín dụng ưu đãi do Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên thực hiện thời gian qua là một phần quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là nguồn lực to lớn để huyện Trấn Yên duy trì và nâng cao chương trình xây dựng NTM thời gian tiếp theo./.
1118 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Trấn Yên
Với 13 chương trình tín dụng chính sách, thời gian qua, hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Trấn Yên được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất; nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và từng bước vươn lên trong cuộc sống. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.Năm 2014, ông Trần Văn Hạnh thôn Hiển Dương xã Cường Thịnh được Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH giải ngân cho vay 50 triệu đồng để trồng rừng, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gà. Khi đã có vốn, ông tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt nên hơn 1ha rừng phát triển tốt, gần 1 mẫu cây ăn quả có múi của gia đình đều đặn cho thu hoạch hàng năm. Riêng 2 chuồng nuôi gà, với quy mô 7.000 con/lứa, thì năm nay gia đình ông Hạnh dự kiến lãi trên 100 triệu đồng. Hiệu quả từ việc sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng CSXH đã giúp gia đình ông Trần Văn Hạnh xây dựng được nhà cửa khang trang với đầy đủ tiện nghi và ông trở thành một trong những hộ điển hình trong phát triển kinh tế của xã Cường Thịnh. Ông Trần Văn Hạnh - thôn Hiển Dương xã Cường Thịnh cho biết thêm: “Nhờ nguồn vốn chính sách xã hội đã giúp gia đình tôi nói riêng và thôn Hiển Dương nói chung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại thu nhập bền vững cho người dân”.
Cuối năm 2019, gia đình anh Trần Văn Toàn thôn Đồng Hào xã Lương Thịnh được vay 50 triệu đồng từ chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Trấn Yên. “Khi có thêm nguồn vốn đã giúp gia đình tôi mở rộng việc kinh doanh hàng nông sản, thức ăn gia súc, xây dựng thêm chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm, từ đó có thu nhập ổn định hơn”. Đó là lời tâm sự của anh Trần Văn Toàn - thôn Đồng Hào xã Lương Thịnh.
Hàng nghìn ha rừng được trồng thay thế nhờ nguồn vốn chính sách xã hội
Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên đã nỗ lực triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh; làm kinh tế hộ. Nguồn vốn cho vay chủ yếu tập trung vào các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, giúp ổn định sản xuất, tăng sản phẩm, tăng thu nhập, thay đổi cách thức sản xuất kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống. Hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu trong đời sống sinh hoạt cho những người khó khăn, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng đời sống người dân. Chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm, thông qua ủy thác từ 4 đoàn thể chính trị xã hội với 266 tổ tiết kiệm và vay vốn, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH, đã giải quyết cho gần 2.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác vay trên 70 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ đạt gần 377 tỷ đồng, bình quân dư nợ hộ nghèo đạt 44 triệu đồng/hộ. Từ nguồn vốn vay đã góp phần tạo việc làm mới cho gần 1.000 lao động; xây dựng trên 1.800 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; trồng mới, trồng thay thế hàng nghìn ha rừng, cây ăn quả; mua trên 1.000 con trâu, bò sinh sản... Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng còn góp phần mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh gắn với chuỗi giá trị tại các xã, nhất là các địa phương vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ông Phạm Xuân Toàn - Bí thư Đảng ủy xã Hồng Ca khẳng định: “Nhờ có nguồn vốn CSXH mà Hồng Ca đã hình thành được các vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung gắn với chuỗi liên kết, từ đó giúp người dân Hồng Ca nâng cao thu nhập, cùng nhau xây dựng bền vững chương trình xây dựng NTM trên địa bàn”.
Để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy lùi nạn tín dụng đen tại các địa phương, thời gian tới Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Trọng tâm là nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội; tăng cường bổ sung nguồn vốn địa phương để ủy thác cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; quản lý vốn tín dụng hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở mỗi vùng miền. Tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Trong đó, đặc biệt coi trọng chất lượng tín dụng, công tác ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn, hoạt động giao dịch tại xã. Bà Nguyễn Thị Bích Ngân - Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Trấn Yên cho rằng: “Bên cạnh việc tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư, thời gian tới chúng tôi tiếp tục phối hợp với các tổ chức Hội làm ủy thác quản trị chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với từng món vay, huy động tốt các nguồn vốn. Duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giao dịch xã, phát huy hiệu quả hoạt động ủy thác và tổ tiết kiệm và vay vốn; Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra giám sát, tư vấn sử dụng vốn vay, quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách”.
Từ nguồn vốn vay NHCSXH các hộ gia đình đầu tư phát triển kinh tế tạo việc làm nâng cao thu nhập
Cùng với các chính sách khác của Đảng và Nhà nước, chính sách tín dụng ưu đãi do Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên thực hiện thời gian qua là một phần quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là nguồn lực to lớn để huyện Trấn Yên duy trì và nâng cao chương trình xây dựng NTM thời gian tiếp theo./.