Chính phủ ban hành Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 7/7/2023, phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2023. Trong nghị quyết này, Chính phủ thông qua 9 chính sách quan trọng trong đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo và Luật Hóa chất.
Chính phủ đánh giá cao các bộ, cơ quan chủ trì, tham gia xây dựng các dự án Luật đã tích cực, chủ động nghiên cứu, nghiêm túc triển khai để hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật
Tại Nghị quyết số 95/NQ-CP, Chính phủ đánh giá cao các bộ, cơ quan chủ trì, tham gia xây dựng các dự án Luật đã tích cực, chủ động nghiên cứu, rà soát, có phương pháp chuyên nghiệp, phối hợp từ sớm, từ xa với các cơ quan của Quốc hội, tạo sự đồng thuận cao, nghiêm túc triển khai để hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.
Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, tập trung chỉ đạo và bố trí nguồn lực khắc phục các bất cập về vật chất, kinh phí, nhân lực để đạt yêu cầu về tiến độ và chất lượng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Đặc biệt, các bộ, ngành cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật theo đúng chỉ đạo của Chính phủ để khắc phục những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành chưa phù hợp với thực tiễn, chưa khả thi, tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và thi đua khen thưởng.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ động rà soát các quy định pháp luật hiện hành tại các Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư để khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, xử lý các mâu thuẫn, chồng chéo.
Các quy định được sửa đổi, bổ sung phải rõ ràng, cụ thể, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân; đối với những nội dung mới cần đánh giá kỹ các điều kiện về cơ sở vật chất, con người và các điều kiện cần thiết khác cũng như lộ trình thực hiện để có các quy định phù hợp bảo đảm tính khả thi.
Tập trung nguồn lực cao nhất, quyết tâm thực hiện đúng tiến độ các dự án Luật
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực cao nhất, quyết tâm thực hiện đúng tiến độ các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, nhất là các dự án luật khó, phức tạp, có tác động lớn.
Các cơ quan chủ trì soạn thảo cần quán triệt chủ trương phân cấp, phân quyền đến các cấp chính quyền địa phương để khai thông các nguồn lực từ thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình xây dựng luật; cần tổng kết toàn diện, đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật hiện hành để đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, tạo điều kiện thông thoáng, phù hợp với thực tiễn, có lộ trình phù hợp với điều kiện, văn hóa, truyền thống của Việt Nam.
Trong quá trình xây dựng luật, cơ quan chủ trì cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan để trao đổi, thống nhất về các vấn đề còn ý kiến khác nhau; nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện nội dung các dự án Luật, tạo sự đồng thuận cao, nâng cao chất lượng dự án Luật trình Quốc hội trong năm 2023.
Chính phủ đánh giá cao các Bộ, cơ quan ngang bộ đã chủ động triển khai xây dựng và chuẩn bị tốt các nội dung: Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo; Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi); việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công.
Xác định rõ đối tượng, nội dung quản lý nhà nước về lưu trữ tư
Về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ hoàn thiện chính sách về lưu trữ tư theo hướng: xác định rõ đối tượng, nội dung quản lý nhà nước về lưu trữ tư; cơ chế để Nhà nước mua, bán, sử dụng có thời hạn tài liệu lưu trữ tư; mô hình, các điều kiện hoạt động, trách nhiệm của tổ chức lưu trữ tư; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, cá nhân và doanh nghiệp.
Nghiên cứu hoàn thiện các quy định về hoạt động dịch vụ lưu trữ bảo đảm nguyên tắc thống nhất, công bằng; bổ sung các quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trữ, bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động lưu trữ.
Chính phủ thông qua 5 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo
Về đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo, Chính phủ nhất trí thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sự cần thiết ban hành luật và 05 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo gồm: (1) Định danh nhà giáo; (2) Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; (3) Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; (4) Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; (5) Quản lý nhà nước về nhà giáo.
Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng về lĩnh vực nhà giáo; tổng kết, rà soát kỹ lưỡng pháp luật hiện hành để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.
Trong quá trình soạn thảo Luật, cần khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay để thiết kế các chính sách theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, có tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với vai trò, vị trí việc làm của nhà giáo, có chính sách ưu đãi, khen thưởng, tôn vinh phù hợp; nghiên cứu thêm kinh nghiệm quốc tế, tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, truyền thông chính sách để tăng tính thuyết phục khi thông qua chính sách, bảo đảm tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện khi luật được ban hành.
Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo là xây dựng luật mới, khó, đối tượng rộng, tác động lớn, có nhiều chính sách quan trọng, liên quan đến nhiều luật, cần có chính sách ưu tiên về nguồn lực và tổ chức thực hiện.
Do thời gian dự kiến để trình Chính phủ, Quốc hội thông qua không nhiều nên Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động bố trí nguồn lực về tài chính, chuyên gia để soạn thảo luật, bảo đảm đúng tiến độ, nâng cao chất lượng của dự án Luật khi trình Chính phủ.
Quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời
Về Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi), Chính phủ cơ bản thống nhất với 04 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật như đề xuất của Bộ Công Thương, bao gồm: (1) Phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại; (2) Quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời; (3) Quản lý hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm; (4) Nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn hóa chất.
Bộ Công Thương nghiên cứu hoàn thiện các nội dung chính sách theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền quản lý cho chính quyền địa phương, tuân thủ các quy luật cạnh tranh, cung cầu của thị trường, sửa đổi toàn diện Luật hóa chất năm 2007 để quản lý theo vòng đời hóa chất, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong kinh doanh, sử dụng, tiêu dùng, lưu trữ và bảo quản hóa chất.
Về xây dựng luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan liên quan đề xuất nội dung Đề nghị xây dựng luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công, báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 10/7/2023.
892 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 7/7/2023, phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2023. Trong nghị quyết này, Chính phủ thông qua 9 chính sách quan trọng trong đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo và Luật Hóa chất. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật
Tại Nghị quyết số 95/NQ-CP, Chính phủ đánh giá cao các bộ, cơ quan chủ trì, tham gia xây dựng các dự án Luật đã tích cực, chủ động nghiên cứu, rà soát, có phương pháp chuyên nghiệp, phối hợp từ sớm, từ xa với các cơ quan của Quốc hội, tạo sự đồng thuận cao, nghiêm túc triển khai để hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.
Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, tập trung chỉ đạo và bố trí nguồn lực khắc phục các bất cập về vật chất, kinh phí, nhân lực để đạt yêu cầu về tiến độ và chất lượng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Đặc biệt, các bộ, ngành cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật theo đúng chỉ đạo của Chính phủ để khắc phục những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành chưa phù hợp với thực tiễn, chưa khả thi, tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và thi đua khen thưởng.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ động rà soát các quy định pháp luật hiện hành tại các Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư để khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, xử lý các mâu thuẫn, chồng chéo.
Các quy định được sửa đổi, bổ sung phải rõ ràng, cụ thể, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân; đối với những nội dung mới cần đánh giá kỹ các điều kiện về cơ sở vật chất, con người và các điều kiện cần thiết khác cũng như lộ trình thực hiện để có các quy định phù hợp bảo đảm tính khả thi.
Tập trung nguồn lực cao nhất, quyết tâm thực hiện đúng tiến độ các dự án Luật
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực cao nhất, quyết tâm thực hiện đúng tiến độ các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, nhất là các dự án luật khó, phức tạp, có tác động lớn.
Các cơ quan chủ trì soạn thảo cần quán triệt chủ trương phân cấp, phân quyền đến các cấp chính quyền địa phương để khai thông các nguồn lực từ thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình xây dựng luật; cần tổng kết toàn diện, đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật hiện hành để đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, tạo điều kiện thông thoáng, phù hợp với thực tiễn, có lộ trình phù hợp với điều kiện, văn hóa, truyền thống của Việt Nam.
Trong quá trình xây dựng luật, cơ quan chủ trì cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan để trao đổi, thống nhất về các vấn đề còn ý kiến khác nhau; nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện nội dung các dự án Luật, tạo sự đồng thuận cao, nâng cao chất lượng dự án Luật trình Quốc hội trong năm 2023.
Chính phủ đánh giá cao các Bộ, cơ quan ngang bộ đã chủ động triển khai xây dựng và chuẩn bị tốt các nội dung: Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo; Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi); việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công.
Xác định rõ đối tượng, nội dung quản lý nhà nước về lưu trữ tư
Về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ hoàn thiện chính sách về lưu trữ tư theo hướng: xác định rõ đối tượng, nội dung quản lý nhà nước về lưu trữ tư; cơ chế để Nhà nước mua, bán, sử dụng có thời hạn tài liệu lưu trữ tư; mô hình, các điều kiện hoạt động, trách nhiệm của tổ chức lưu trữ tư; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, cá nhân và doanh nghiệp.
Nghiên cứu hoàn thiện các quy định về hoạt động dịch vụ lưu trữ bảo đảm nguyên tắc thống nhất, công bằng; bổ sung các quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trữ, bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động lưu trữ.
Chính phủ thông qua 5 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo
Về đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo, Chính phủ nhất trí thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sự cần thiết ban hành luật và 05 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo gồm: (1) Định danh nhà giáo; (2) Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; (3) Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; (4) Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; (5) Quản lý nhà nước về nhà giáo.
Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng về lĩnh vực nhà giáo; tổng kết, rà soát kỹ lưỡng pháp luật hiện hành để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.
Trong quá trình soạn thảo Luật, cần khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay để thiết kế các chính sách theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, có tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với vai trò, vị trí việc làm của nhà giáo, có chính sách ưu đãi, khen thưởng, tôn vinh phù hợp; nghiên cứu thêm kinh nghiệm quốc tế, tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, truyền thông chính sách để tăng tính thuyết phục khi thông qua chính sách, bảo đảm tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện khi luật được ban hành.
Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo là xây dựng luật mới, khó, đối tượng rộng, tác động lớn, có nhiều chính sách quan trọng, liên quan đến nhiều luật, cần có chính sách ưu tiên về nguồn lực và tổ chức thực hiện.
Do thời gian dự kiến để trình Chính phủ, Quốc hội thông qua không nhiều nên Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động bố trí nguồn lực về tài chính, chuyên gia để soạn thảo luật, bảo đảm đúng tiến độ, nâng cao chất lượng của dự án Luật khi trình Chính phủ.
Quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời
Về Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi), Chính phủ cơ bản thống nhất với 04 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật như đề xuất của Bộ Công Thương, bao gồm: (1) Phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại; (2) Quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời; (3) Quản lý hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm; (4) Nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn hóa chất.
Bộ Công Thương nghiên cứu hoàn thiện các nội dung chính sách theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền quản lý cho chính quyền địa phương, tuân thủ các quy luật cạnh tranh, cung cầu của thị trường, sửa đổi toàn diện Luật hóa chất năm 2007 để quản lý theo vòng đời hóa chất, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong kinh doanh, sử dụng, tiêu dùng, lưu trữ và bảo quản hóa chất.
Về xây dựng luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan liên quan đề xuất nội dung Đề nghị xây dựng luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công, báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 10/7/2023.
Các bài khác
- Rà soát, hoàn thiện các quy hoạch để sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030 (05/07/2023)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 6/2023 (04/07/2023)
- Công bố 4 Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5 (02/07/2023)
- Thủ tướng chỉ đạo rà soát, hoàn thiện các quy định về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (19/06/2023)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 4/2023 (03/05/2023)
- Yên Bái ban hành kế hoạch Ngoại giao văn hóa năm 2023 (26/04/2023)
- Chính phủ ban hành Nghị quyết về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (17/04/2023)
- Nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra (11/04/2023)
- Yên Bái: Ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 623 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các kiến nghị tại Báo cáo số 334/BC-ĐGS của Đoàn giám sát thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (09/04/2023)
- Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi, phát triển KTXH (24/03/2023)
Xem thêm »