CTTĐT - Ngày 11/11/2020, UBND huyện Trấn Yên phối hợp với Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, Tập đoàn Trung Hy- Trung Quốc tổ chức Chương trình Hội thảo giới thiệu quy trình kỹ thuật canh tác và biện pháp sử dụng các loại phân bón nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho cây dâu trên địa bàn huyện Trấn Yên.
Quang cảnh hội thảo.
Huyện Trấn Yên hiện có tổng diện tích dâu là trên 578 ha, tập trung ở 12 xã, trong đó diện tích dâu kinh doanh trên 400 ha. Trong năm 2020, huyện có kế hoạch trồng mới 200 ha, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên từ đầu năm đến nay, toàn huyện trồng mới được 68 ha, bằng 34,5% kế hoạch.
Tại buổi Hội thảo, các chuyên gia của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, Tập đoàn Trung Hy - Trung Quốc và các doanh nghiệp tham dự Hội thảo đã giới thiệu quy trình kỹ thuật canh tác, biện pháp sử dụng các loại phân bón nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho cây dâu, định hướng sản phẩm kén tằm. Nghe thảo luận của các ngành chuyên môn, cùng với ý kiến phát biểu của các hộ dân trồng dâu nuôi tằm có kinh nghiệm nhiều năm, từ đó, đưa ra khuyến cáo về kỹ thuật canh tác và các biện pháp nhằm mang lại hiệu quả, năng suất cho cây dâu.
Huyện Trấn Yên mong muốn Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia tiếp tục nghiên cứu và có nhiều giải pháp cụ thể, hữu hiệu để giúp huyện Trấn Yên tổ chức áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác và lựa chọn các loại phân bón phù hợp cho cây dâu. Đồng thời, triển khai các mô hình sản xuất, chế biến đối với một số cây trồng chủ lực để tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao phục vụ thị trường của huyện Trấn Yên tiến tới xuất khẩu như sản phẩm từ cây chủ lực của huyện như: Quế, măng Bát Độ, chè chất lượng cao, cây ăn quả, cây rau…được sản xuất theo tiêu chuẩn quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ; Xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm tại các vùng sản xuất tập trung, xây dựng vườn kiểu mẫu gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
1136 lượt xem
CTV: Nguyễn Thư
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 11/11/2020, UBND huyện Trấn Yên phối hợp với Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, Tập đoàn Trung Hy- Trung Quốc tổ chức Chương trình Hội thảo giới thiệu quy trình kỹ thuật canh tác và biện pháp sử dụng các loại phân bón nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho cây dâu trên địa bàn huyện Trấn Yên.Huyện Trấn Yên hiện có tổng diện tích dâu là trên 578 ha, tập trung ở 12 xã, trong đó diện tích dâu kinh doanh trên 400 ha. Trong năm 2020, huyện có kế hoạch trồng mới 200 ha, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên từ đầu năm đến nay, toàn huyện trồng mới được 68 ha, bằng 34,5% kế hoạch.
Tại buổi Hội thảo, các chuyên gia của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, Tập đoàn Trung Hy - Trung Quốc và các doanh nghiệp tham dự Hội thảo đã giới thiệu quy trình kỹ thuật canh tác, biện pháp sử dụng các loại phân bón nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho cây dâu, định hướng sản phẩm kén tằm. Nghe thảo luận của các ngành chuyên môn, cùng với ý kiến phát biểu của các hộ dân trồng dâu nuôi tằm có kinh nghiệm nhiều năm, từ đó, đưa ra khuyến cáo về kỹ thuật canh tác và các biện pháp nhằm mang lại hiệu quả, năng suất cho cây dâu.
Huyện Trấn Yên mong muốn Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia tiếp tục nghiên cứu và có nhiều giải pháp cụ thể, hữu hiệu để giúp huyện Trấn Yên tổ chức áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác và lựa chọn các loại phân bón phù hợp cho cây dâu. Đồng thời, triển khai các mô hình sản xuất, chế biến đối với một số cây trồng chủ lực để tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao phục vụ thị trường của huyện Trấn Yên tiến tới xuất khẩu như sản phẩm từ cây chủ lực của huyện như: Quế, măng Bát Độ, chè chất lượng cao, cây ăn quả, cây rau…được sản xuất theo tiêu chuẩn quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ; Xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm tại các vùng sản xuất tập trung, xây dựng vườn kiểu mẫu gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.