Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp (DN). Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng... là giải pháp quan trọng để DN nâng cao năng suất, chất lượng. Nhằm thực hiện hiệu quả Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng (NSCL) sản phẩm, hàng hóa (SPHH) của DN Việt Nam đến năm 2020”, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 01/10/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án nâng cao NSCL SPHH của DN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013-2020.
Ảnh minh họa.
Mục tiêu cơ bản của đề án là: Nâng cao NSCL, năng lực cạnh tranh cho các DN vừa và nhỏ sản xuất các sản phẩm mũi nhọn nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phát triển các sản phẩm có thương hiệu mạnh, có khối lượng sản phẩm lớn, thị trường tiêu thụ rộng trong nước và xuất khẩu, từng bước cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế trên cơ sở nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp TFP (Total factor productivity); xây dựng mô hình điển hình toàn diện về NSCL bằng việc áp dụng tích hợp các hệ thống quản lý tiên tiến và công cụ cải tiến NSCL tối ưu; nhân rộng mô hình, hình thành phong trào NSCL trong toàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 30 - 40% DN thực hiện xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn quốc tế và các công cụ cải tiến NSCL tiên tiến. Các DN điển hình tiên tiến đạt tỷ trọng tăng năng suất yếu tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng DN trên mức 35% vào năm 2020.
Đề án đã đề ra 1 số nội dung nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra là: Thúc đẩy hoạt động NSCL; hỗ trợ DN vừa và nhỏ sản xuất SPHH chủ lực của tỉnh nâng cao NSCL; tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; đánh giá trình độ chất lượng của SPHH, đo lường năng suất tại địa phương với 5 yếu tố chính (Chất lượng lao động; thay đổi nhu cầu hàng hoá, dịch vụ; cơ cấu vốn; thay đổi cơ cấu kinh tế; áp dụng tiến bộ kỹ thuật để đánh giá mức độ đóng góp của NSCL trong tốc độ tăng trưởng của DN, tốc độ tăng tổng sản phẩm của Tỉnh); lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia về đánh giá trình độ chất lượng của SPHH...
Trong thời gian thực hiện đề án (giai đoạn 2013-2020) ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh (KH&CN) đã triển khai thực hiện nhiệm vụ và đạt một số kết quả đó là: Mở 03 lớp tập huấn Tuyên truyền, phổ biến về nâng cao NSCL SPHH cho 140 đại biểu thuộc các Sở, Ngành liên quan, lãnh đạo và nhân viên các DN trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ 09 DN xây dựng áp dụng HTQLCL tiên tiến ISO 9001, ISO 17025; tích hợp HTQLCL tiên tiến cho 03 DN; xây dựng áp dụng công cụ cải tiến NSCL 5S và quản lý tinh gọn Lean cho 16 DN; hướng dẫn DN xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, thực hiện công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy...; xét tuyển và đề nghị Hội đồng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia trao giải chất lượng Quốc gia cho DN, kết quả đã có 05 giải Bạc được trao cho 03 DN của Tỉnh.
Song song với công tác tuyên truyền, Ngành KH&CN đã tiếp nhận 43 Bản công bố hợp chuẩn cho SPHH của 17 đơn vị; tiếp nhận 133 Bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của 15 đơn vị; xây dựng tích hợp hệ thống quản lý và công cụ cải tiến NSCL đối với 04 DN vừa và nhỏ; xây dựng Phòng thử nghiệm điện - điện tử, được đánh giá chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 (Số hiệu: VILAS 1211); hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị và xác lập quyền Sở hữu công nghiệp cho 39 DN. Giai đoạn 2016-2020, đã triển khai thực hiện 18 dự án khoa học về bảo hộ Sở hữu trí tuệ; Phối hợp thực hiện 02 dự án thuộc Chương trình phát triển Tài sản trí tuệ.
Đặc biệt trong giai đoạn này, đề án đã được đầu tư xây dựng mới 01 phòng thử nghiệm chất lượng SPHH thuộc lĩnh vực Bộ KH&CN quản lý; bổ sung, nâng cấp trang thiết bị đối với 03 phòng thử nghiệm (lĩnh vực y tế: Phòng thử nghiệm hóa mỹ phẩm - tân dược, thực phẩm; lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường: Quan trắc và thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng về môi trường; lĩnh vực xây dựng: Vật liệu xây dựng - kết cấu hạ tầng). Cùng với đó, các SPHH chủ lực của tỉnh được đánh giá đạt tiêu chuẩn Quốc gia hoặc đạt chất lượng tương đương với các SPHH cùng loại của nước ngoài đó là: Chế biến chè, sản phẩm may mặc, xi măng, sứ công nghiệp, bột đá, vật liệu xây dựng, chế biến tinh bột sắn, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, đũa gỗ, giấy và các sản phẩm từ giấy, sản xuất và phân phối điện, bột đá CaCO3, đá bloc…
Hiệu quả mang lại: Hoạt động hỗ trợ DN đã được triển khai có hiệu quả, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng SPHH của các DN trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình đổi mới cơ chế, công tác quản lý, tiến tới hội nhập quốc tế, công tác hướng dẫn, hỗ trợ DN áp dụng các mô hình, HTQLCL tiên tiến, tích hợp HTQLCL và công cụ cải tiến NSCL (ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, 5S, Lean ...) đã được tăng cường. Thực hiện chương trình này DN nâng cao được NSCL, giảm các lãng phí, nhân công, thời gian, có thêm nhiều kinh nghiệm trong triển khai các công cụ NSCL. Điển hình là Phân xưởng sản xuất Kìm của Công ty TNHH một thành viên cơ khí 83 - Bộ Quốc phòng, trước thời điểm chưa áp dụng công cụ LEAN năng suất của Phân xưởng chỉ đạt 28.311 sản phẩm Kìm/tháng; sau khi áp dụng công cụ LEAN, năng suất của Phân xưởng đã tăng lên 57.545 sản phẩm Kìm/tháng. Điều đó cho thấy việc áp dụng công cụ LEAN vào sản xuất, đã nâng cao được năng xuất cho DN, cắt giảm được các công đoạn thừa không tạo ra giá trị, giảm thiểu tối đa lãng phí trong sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho DN và làm thay đổi phương pháp quản lý nâng cao NSCL của Lãnh đạo DN, Công ty cũng như người lao động.
Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, tồn tại ảnh hưởng đến kết quả thực hiện đề án đó là: Qua điều tra thực tế 36 DN cho thấy tỷ lệ các DN áp dụng các công cụ cải tiến về NSCL còn thấp, cụ thể có 6% tổng DN được điều tra áp dụng tiêu chuẩn, 7,2% DN thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng SPHH, 7,2% DN áp dụng các HTQLCL và công cụ cải tiến NSCL. Các đơn vị còn lại hiện đang sản xuất SPHH theo kinh nghiệm thực tế, nhu cầu áp dụng các công cụ về nâng cao NSCL cũng còn thấp, cụ thể chỉ có từ 2,8% đến 19,4% tổng số DN điều tra có nhu cầu áp dụng các công cụ về NSCL, công cụ các DN chú trọng hiện nay là Hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001. Một số DN, Công ty trên địa bàn vẫn chưa thực sự quan tâm đầu tư vào việc áp dụng công cụ cải tiến NSCL trong sản xuất các sản phẩm của DN, vì vậy chưa tạo được phong trào NSCL rộng khắp trong các DN trên địa bàn toàn tỉnh. Mặt khác, một số DN có quy mô vừa và nhỏ thì nguồn lực hạn chế, trang thiết bị sản xuất cũ, công nghệ lạc hậu... sự tham gia đầu tư của DN về công cụ cải tiến NSCL còn khó khăn, chưa chủ động, tích cực. Song song với đó, nguồn lực chuyên gia tư vấn về nâng cao NSCL của địa phương còn hạn chế, số lượng chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực này không nhiều. Việc áp dụng các HTQLCL, công cụ quản lý tiên tiến (ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, 5S, LEAN...) vào hoạt động của các DN trên địa bàn tỉnh, chưa có tổng kết, đánh giá, phân tích số liệu cụ thể về hiệu quả mang lại; cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật về thử nghiệm, kiểm định, giám định về chất lượng SPHH còn thiếu; các chỉ tiêu thử nghiệm được công nhận, chỉ định của các phòng thử nghiệm tại tỉnh Yên Bái chưa nhiều; Nguồn kinh phí cho hoạt động nâng cao NSCL rất hạn hẹp; một số chính sách hỗ trợ DN tuy đã được ban hành nhưng vẫn chưa thực sự thông thoáng...
Để triển khai thực hiện tốt mục tiêu chương trình nâng cao NSCL SPHH trên địa bàn tỉnh giai đoạn tiếp theo rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự quan tâm đầu tư vào việc áp dụng công cụ cải tiến NSCL trong sản xuất các SPHH của các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy phong trào nâng cao NSCL có hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về NSCL; tiêu chuẩn năng suất chất lượng; mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc SPHH đến các DN, bằng các hình thức tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn... để các DN các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đề án, qua đó làm rõ hơn về những ưu việt có được thông qua việc áp dụng các công cụ nâng cao NSCL SPHH.
Đầu tư năng lực cho các phòng thử nghiệm đáp ứng nhu cầu thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng SPHH chủ lực của tỉnh; tăng cường thử nghiệm, kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu chất lượng SPHH phục vụ sản xuất, kinh doanh của DN; Hỗ trợ DN đánh giá, chứng nhận chất lượng SPHH, ưu tiên đối với hàng hóa xuất khẩu chủ lực. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ DN trong việc cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp; Tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động hỗ trợ DN nâng cao NSCL; Hỗ trợ, thúc đẩy các DN tích cực tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia.
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về NSCL cho cán bộ làm công tác quản lý chất lượng; ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn cơ chế, chính sách về phát triển phong trào NSCL tại địa phương. Cơ quan quản lý chất lượng phải đi đầu trong việc tiếp thu, khởi xướng, thúc đẩy và hỗ trợ cho các DN xây dựng các mô hình áp dụng công cụ cải tiến NSCL để việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai./.
1913 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Khoa học và Công nghệ
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp (DN). Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng... là giải pháp quan trọng để DN nâng cao năng suất, chất lượng. Nhằm thực hiện hiệu quả Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng (NSCL) sản phẩm, hàng hóa (SPHH) của DN Việt Nam đến năm 2020”, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 01/10/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án nâng cao NSCL SPHH của DN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013-2020.Mục tiêu cơ bản của đề án là: Nâng cao NSCL, năng lực cạnh tranh cho các DN vừa và nhỏ sản xuất các sản phẩm mũi nhọn nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phát triển các sản phẩm có thương hiệu mạnh, có khối lượng sản phẩm lớn, thị trường tiêu thụ rộng trong nước và xuất khẩu, từng bước cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế trên cơ sở nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp TFP (Total factor productivity); xây dựng mô hình điển hình toàn diện về NSCL bằng việc áp dụng tích hợp các hệ thống quản lý tiên tiến và công cụ cải tiến NSCL tối ưu; nhân rộng mô hình, hình thành phong trào NSCL trong toàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 30 - 40% DN thực hiện xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn quốc tế và các công cụ cải tiến NSCL tiên tiến. Các DN điển hình tiên tiến đạt tỷ trọng tăng năng suất yếu tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng DN trên mức 35% vào năm 2020.
Đề án đã đề ra 1 số nội dung nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra là: Thúc đẩy hoạt động NSCL; hỗ trợ DN vừa và nhỏ sản xuất SPHH chủ lực của tỉnh nâng cao NSCL; tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; đánh giá trình độ chất lượng của SPHH, đo lường năng suất tại địa phương với 5 yếu tố chính (Chất lượng lao động; thay đổi nhu cầu hàng hoá, dịch vụ; cơ cấu vốn; thay đổi cơ cấu kinh tế; áp dụng tiến bộ kỹ thuật để đánh giá mức độ đóng góp của NSCL trong tốc độ tăng trưởng của DN, tốc độ tăng tổng sản phẩm của Tỉnh); lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia về đánh giá trình độ chất lượng của SPHH...
Trong thời gian thực hiện đề án (giai đoạn 2013-2020) ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh (KH&CN) đã triển khai thực hiện nhiệm vụ và đạt một số kết quả đó là: Mở 03 lớp tập huấn Tuyên truyền, phổ biến về nâng cao NSCL SPHH cho 140 đại biểu thuộc các Sở, Ngành liên quan, lãnh đạo và nhân viên các DN trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ 09 DN xây dựng áp dụng HTQLCL tiên tiến ISO 9001, ISO 17025; tích hợp HTQLCL tiên tiến cho 03 DN; xây dựng áp dụng công cụ cải tiến NSCL 5S và quản lý tinh gọn Lean cho 16 DN; hướng dẫn DN xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, thực hiện công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy...; xét tuyển và đề nghị Hội đồng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia trao giải chất lượng Quốc gia cho DN, kết quả đã có 05 giải Bạc được trao cho 03 DN của Tỉnh.
Song song với công tác tuyên truyền, Ngành KH&CN đã tiếp nhận 43 Bản công bố hợp chuẩn cho SPHH của 17 đơn vị; tiếp nhận 133 Bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của 15 đơn vị; xây dựng tích hợp hệ thống quản lý và công cụ cải tiến NSCL đối với 04 DN vừa và nhỏ; xây dựng Phòng thử nghiệm điện - điện tử, được đánh giá chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 (Số hiệu: VILAS 1211); hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị và xác lập quyền Sở hữu công nghiệp cho 39 DN. Giai đoạn 2016-2020, đã triển khai thực hiện 18 dự án khoa học về bảo hộ Sở hữu trí tuệ; Phối hợp thực hiện 02 dự án thuộc Chương trình phát triển Tài sản trí tuệ.
Đặc biệt trong giai đoạn này, đề án đã được đầu tư xây dựng mới 01 phòng thử nghiệm chất lượng SPHH thuộc lĩnh vực Bộ KH&CN quản lý; bổ sung, nâng cấp trang thiết bị đối với 03 phòng thử nghiệm (lĩnh vực y tế: Phòng thử nghiệm hóa mỹ phẩm - tân dược, thực phẩm; lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường: Quan trắc và thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng về môi trường; lĩnh vực xây dựng: Vật liệu xây dựng - kết cấu hạ tầng). Cùng với đó, các SPHH chủ lực của tỉnh được đánh giá đạt tiêu chuẩn Quốc gia hoặc đạt chất lượng tương đương với các SPHH cùng loại của nước ngoài đó là: Chế biến chè, sản phẩm may mặc, xi măng, sứ công nghiệp, bột đá, vật liệu xây dựng, chế biến tinh bột sắn, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, đũa gỗ, giấy và các sản phẩm từ giấy, sản xuất và phân phối điện, bột đá CaCO3, đá bloc…
Hiệu quả mang lại: Hoạt động hỗ trợ DN đã được triển khai có hiệu quả, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng SPHH của các DN trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình đổi mới cơ chế, công tác quản lý, tiến tới hội nhập quốc tế, công tác hướng dẫn, hỗ trợ DN áp dụng các mô hình, HTQLCL tiên tiến, tích hợp HTQLCL và công cụ cải tiến NSCL (ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, 5S, Lean ...) đã được tăng cường. Thực hiện chương trình này DN nâng cao được NSCL, giảm các lãng phí, nhân công, thời gian, có thêm nhiều kinh nghiệm trong triển khai các công cụ NSCL. Điển hình là Phân xưởng sản xuất Kìm của Công ty TNHH một thành viên cơ khí 83 - Bộ Quốc phòng, trước thời điểm chưa áp dụng công cụ LEAN năng suất của Phân xưởng chỉ đạt 28.311 sản phẩm Kìm/tháng; sau khi áp dụng công cụ LEAN, năng suất của Phân xưởng đã tăng lên 57.545 sản phẩm Kìm/tháng. Điều đó cho thấy việc áp dụng công cụ LEAN vào sản xuất, đã nâng cao được năng xuất cho DN, cắt giảm được các công đoạn thừa không tạo ra giá trị, giảm thiểu tối đa lãng phí trong sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho DN và làm thay đổi phương pháp quản lý nâng cao NSCL của Lãnh đạo DN, Công ty cũng như người lao động.
Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, tồn tại ảnh hưởng đến kết quả thực hiện đề án đó là: Qua điều tra thực tế 36 DN cho thấy tỷ lệ các DN áp dụng các công cụ cải tiến về NSCL còn thấp, cụ thể có 6% tổng DN được điều tra áp dụng tiêu chuẩn, 7,2% DN thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng SPHH, 7,2% DN áp dụng các HTQLCL và công cụ cải tiến NSCL. Các đơn vị còn lại hiện đang sản xuất SPHH theo kinh nghiệm thực tế, nhu cầu áp dụng các công cụ về nâng cao NSCL cũng còn thấp, cụ thể chỉ có từ 2,8% đến 19,4% tổng số DN điều tra có nhu cầu áp dụng các công cụ về NSCL, công cụ các DN chú trọng hiện nay là Hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001. Một số DN, Công ty trên địa bàn vẫn chưa thực sự quan tâm đầu tư vào việc áp dụng công cụ cải tiến NSCL trong sản xuất các sản phẩm của DN, vì vậy chưa tạo được phong trào NSCL rộng khắp trong các DN trên địa bàn toàn tỉnh. Mặt khác, một số DN có quy mô vừa và nhỏ thì nguồn lực hạn chế, trang thiết bị sản xuất cũ, công nghệ lạc hậu... sự tham gia đầu tư của DN về công cụ cải tiến NSCL còn khó khăn, chưa chủ động, tích cực. Song song với đó, nguồn lực chuyên gia tư vấn về nâng cao NSCL của địa phương còn hạn chế, số lượng chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực này không nhiều. Việc áp dụng các HTQLCL, công cụ quản lý tiên tiến (ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, 5S, LEAN...) vào hoạt động của các DN trên địa bàn tỉnh, chưa có tổng kết, đánh giá, phân tích số liệu cụ thể về hiệu quả mang lại; cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật về thử nghiệm, kiểm định, giám định về chất lượng SPHH còn thiếu; các chỉ tiêu thử nghiệm được công nhận, chỉ định của các phòng thử nghiệm tại tỉnh Yên Bái chưa nhiều; Nguồn kinh phí cho hoạt động nâng cao NSCL rất hạn hẹp; một số chính sách hỗ trợ DN tuy đã được ban hành nhưng vẫn chưa thực sự thông thoáng...
Để triển khai thực hiện tốt mục tiêu chương trình nâng cao NSCL SPHH trên địa bàn tỉnh giai đoạn tiếp theo rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự quan tâm đầu tư vào việc áp dụng công cụ cải tiến NSCL trong sản xuất các SPHH của các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy phong trào nâng cao NSCL có hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về NSCL; tiêu chuẩn năng suất chất lượng; mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc SPHH đến các DN, bằng các hình thức tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn... để các DN các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đề án, qua đó làm rõ hơn về những ưu việt có được thông qua việc áp dụng các công cụ nâng cao NSCL SPHH.
Đầu tư năng lực cho các phòng thử nghiệm đáp ứng nhu cầu thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng SPHH chủ lực của tỉnh; tăng cường thử nghiệm, kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu chất lượng SPHH phục vụ sản xuất, kinh doanh của DN; Hỗ trợ DN đánh giá, chứng nhận chất lượng SPHH, ưu tiên đối với hàng hóa xuất khẩu chủ lực. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ DN trong việc cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp; Tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động hỗ trợ DN nâng cao NSCL; Hỗ trợ, thúc đẩy các DN tích cực tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia.
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về NSCL cho cán bộ làm công tác quản lý chất lượng; ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn cơ chế, chính sách về phát triển phong trào NSCL tại địa phương. Cơ quan quản lý chất lượng phải đi đầu trong việc tiếp thu, khởi xướng, thúc đẩy và hỗ trợ cho các DN xây dựng các mô hình áp dụng công cụ cải tiến NSCL để việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai./.