CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu đến năm 2025, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số
Kế hoạch đề ra mục tiêu đến năm 2025 là 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước); 100% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động; 2/3 cơ quan báo chí của tỉnh hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số. Các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 01/3 cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 20% (thông qua đặt hàng, dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ kinh tế báo chí khác); 100% lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số báo chí; 100% cơ quan báo chí có ấn phẩm điện tử và trang thông tin điện tử có giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.
Mục tiêu đến năm 2030 là 100% cơ quan báo chí tỉnh hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ và các mô hình phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số; các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 2/3 cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 20%.
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ và giải pháp được đưa ra là: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo quản lý thông tin, truyền thông; cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí của tỉnh về vai trò, tầm quan trọng và sự cấp thiết phải đấy mạnh triển khai chuyển đổi số báo chí. Biểu dương, tôn vinh những tổ chức, cá nhân có thành tích, sáng kiến, cách làm mới hiệu quả trong quá trình chuyển đổi số báo chí để chia sẻ, lan tỏa và nhân rộng.
Thiết kế, sáng tạo các mô hình sản phẩm thông tin mới trên các nền tảng khác nhau để tăng độ tương tác với độc giả, phân phối nội dung thông tin nhanh hơn, rộng hơn và chính xác theo nhu cầu của độc giả. Ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo để sáng tạo các sản phẩm báo chí số chất lượng cao, đổi mới trải nghiệm của độc giả như: ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR), công nghệ thực tế ảo (VR) để tạo ra các tác phẩm “báo nhúng” hay “báo chí nhập vai”, tăng sức hấp dẫn, sinh động cho thông tin, giúp công chúng hiếu rõ hơn và được tiếp nhận nhiều thông tin hơn. Từng bước triển khai các ứng dụng công nghệ số mới tương thích với mạng di động thế hệ 5G trong các cơ quan báo chí để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý, tác nghiệp báo chí.
Phát triển các nền tảng số cho các cơ quan báo chí tỉnh: Xây dựng tòa soạn điện tử công nghệ hiện đại, đưa toàn bộ nghiệp vụ báo chí lên môi trường số, bao gồm các hoạt động sản xuất, tối ưu hóa dữ liệu, quy trình xuất bản, hoạt động quản trị nội bộ của tòa soạn, hoạt động tương tác hai chiều với độc giả, đo lường số lượng độc giả.
Quản trị nội bộ: ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm kế toán, triển khai họp trực tuyến, quản lý đăng ký kế hoạch tin/bài hàng ngày; xây dựng công cụ thu thập, xử lý dữ liệu, đánh giá, dự báo, theo dõi, giám sát chất lượng báo chí và các ứng dụng phục vụ quản trị khác.
Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nội dung như ứng dụng công nghệ số cho hệ thống tác nghiệp, ứng dụng công nghệ sản xuất tin đa phương tiện, ứng dụng phần mềm sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ tìm kiếm, tự động sản xuất nội dung...
Ứng dụng công nghệ số trong phân phối nội dung: Trong phân phối, phát hành nội dung, công nghệ số được ứng dụng để đa dạng hóa việc phân phối/phát hành tin bài, theo dõi bình luận của khán giả, cá nhân hóa thông tin và quảng bá nội dung.
Đảm bảo an toàn thông tin cho tòa soạn điện tử, trong đó, hệ thống tòa soạn báo chí khi hoạt động trong môi trường số cần phải xây dựng một nền tảng kiến trúc bảo mật toàn diện, tối thiểu bao gồm: Xác thực; bảo vệ trang thông tin và hệ thống quản lý nội dung theo quy định. Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ trong hoạt động của cơ quan, tổ chức được thực hiện thường xuyên, liên tục từ khâu thiết kế, xây dựng, vận hành đến khi hủy bỏ; tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan.
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực báo chí tỉnh; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động báo chí.
Chuyển đổi số báo chí nhằm xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; đảm bảo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của công chúng; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.
|
1762 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.Kế hoạch đề ra mục tiêu đến năm 2025 là 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước); 100% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động; 2/3 cơ quan báo chí của tỉnh hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số. Các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 01/3 cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 20% (thông qua đặt hàng, dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ kinh tế báo chí khác); 100% lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số báo chí; 100% cơ quan báo chí có ấn phẩm điện tử và trang thông tin điện tử có giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.
Mục tiêu đến năm 2030 là 100% cơ quan báo chí tỉnh hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ và các mô hình phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số; các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 2/3 cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 20%.
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ và giải pháp được đưa ra là: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo quản lý thông tin, truyền thông; cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí của tỉnh về vai trò, tầm quan trọng và sự cấp thiết phải đấy mạnh triển khai chuyển đổi số báo chí. Biểu dương, tôn vinh những tổ chức, cá nhân có thành tích, sáng kiến, cách làm mới hiệu quả trong quá trình chuyển đổi số báo chí để chia sẻ, lan tỏa và nhân rộng.
Thiết kế, sáng tạo các mô hình sản phẩm thông tin mới trên các nền tảng khác nhau để tăng độ tương tác với độc giả, phân phối nội dung thông tin nhanh hơn, rộng hơn và chính xác theo nhu cầu của độc giả. Ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo để sáng tạo các sản phẩm báo chí số chất lượng cao, đổi mới trải nghiệm của độc giả như: ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR), công nghệ thực tế ảo (VR) để tạo ra các tác phẩm “báo nhúng” hay “báo chí nhập vai”, tăng sức hấp dẫn, sinh động cho thông tin, giúp công chúng hiếu rõ hơn và được tiếp nhận nhiều thông tin hơn. Từng bước triển khai các ứng dụng công nghệ số mới tương thích với mạng di động thế hệ 5G trong các cơ quan báo chí để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý, tác nghiệp báo chí.
Phát triển các nền tảng số cho các cơ quan báo chí tỉnh: Xây dựng tòa soạn điện tử công nghệ hiện đại, đưa toàn bộ nghiệp vụ báo chí lên môi trường số, bao gồm các hoạt động sản xuất, tối ưu hóa dữ liệu, quy trình xuất bản, hoạt động quản trị nội bộ của tòa soạn, hoạt động tương tác hai chiều với độc giả, đo lường số lượng độc giả.
Quản trị nội bộ: ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm kế toán, triển khai họp trực tuyến, quản lý đăng ký kế hoạch tin/bài hàng ngày; xây dựng công cụ thu thập, xử lý dữ liệu, đánh giá, dự báo, theo dõi, giám sát chất lượng báo chí và các ứng dụng phục vụ quản trị khác.
Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nội dung như ứng dụng công nghệ số cho hệ thống tác nghiệp, ứng dụng công nghệ sản xuất tin đa phương tiện, ứng dụng phần mềm sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ tìm kiếm, tự động sản xuất nội dung...
Ứng dụng công nghệ số trong phân phối nội dung: Trong phân phối, phát hành nội dung, công nghệ số được ứng dụng để đa dạng hóa việc phân phối/phát hành tin bài, theo dõi bình luận của khán giả, cá nhân hóa thông tin và quảng bá nội dung.
Đảm bảo an toàn thông tin cho tòa soạn điện tử, trong đó, hệ thống tòa soạn báo chí khi hoạt động trong môi trường số cần phải xây dựng một nền tảng kiến trúc bảo mật toàn diện, tối thiểu bao gồm: Xác thực; bảo vệ trang thông tin và hệ thống quản lý nội dung theo quy định. Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ trong hoạt động của cơ quan, tổ chức được thực hiện thường xuyên, liên tục từ khâu thiết kế, xây dựng, vận hành đến khi hủy bỏ; tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan.
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực báo chí tỉnh; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động báo chí.
Chuyển đổi số báo chí nhằm xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; đảm bảo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của công chúng; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.