CTTĐT - Những giọt mật ong mang hương vị của thiên nhiên, hòa quyện sánh mịn, thơm ngon, bổ dưỡng chỉ có ở huyện vùng cao Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái lâu nay đã trở thành thương hiệu được mọi miền Tổ quốc biết đến. Với sản phẩm mật ong hoa tự nhiên ban tặng được thị trường ưu chuộng và người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Không chỉ là món quà đặc sản tinh túy, mà còn góp phần vào công tác giảm nghèo, thay đổi cuộc sống cho bao người dân tại địa phương. Để khai thác tiềm năng đó, tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải đã triển khai Dự án Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Mật ong Mù Cang Chải”, nhằm nâng tầm giá trị của thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này.
Nuôi ong lấy mật được xem là mô hình mang lại nhiều lợi ích cho hộ gia đình ở xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải
Vài năm trước đây, gia đình anh Thảo A Rùa ở bản Lả Khắt là một trong những hộ nghèo đặc biệt khó khăn của xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải. Cuộc sống gia đình chỉ trông chờ vào vài trăm mét vuông ruộng. Chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún chỉ đủ để tự cung, tự cấp trong gia đình. Nhận thấy giá mật ong rừng của địa phương được giá, lại là sản phẩm đặc sản của địa phương, gia đình anh đã mạnh dạn đăng ký tham gia dự án nuôi ong lấy mật và được hỗ trợ 3 triệu đồng nguồn vốn ban đầu đầu tư làm hơn 10 nhà ong. Do chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm và thực hiện đúng quy trình chăm sóc, lấy mật, nên đàn ong của gia đình anh khỏe mạnh, số lượng đàn không ngừng tăng lên. Đến nay, anh Rùa đang sở hữu hơn 80 đàn ong, bình quân mỗi năm thu về hơn 50 triệu đồng tiền mật ong đã trừ chi phí. Anh Thảo A Rùa, bản Lả Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải chia sẻ: “Tham gia dự án nuôi ong lấy mật, gia đình được hỗ trợ về vốn và khoa học kỹ thuật, đầu ra và giá cả ổn định, đến bây giờ, gia đình đã nhân được gần 80 đàn ong, 1 tuần mới thu 1 lần, có lúc thì 2 tuần mới thu 1 lần, 1 lần thu khoảng 60 lít, cuộc sống nuôi ong không vất vả như mình làm ruộng, làm nương”.
Cùng với gia đình anh Thảo A Rùa, hàng chục hộ dân ở xã Nậm Khắt cũng chuyển đổi ngành nghề nông nghiệp sang nuôi ong lấy mật, với lợi thế của địa phương về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo ra những sản phẩm mật ong có chất lượng. Các hộ dân tham gia mô hình nuôi ong lấy mật được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình làm tổ, nhận biết các loại sâu bệnh thường gặp và quy trình chiết xuất mật ong tại gia đình.
Nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Mù Cang Chải mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Với địa hình trải dài được nối liền bởi nhiều dãy núi liên tiếp nhau chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, giữa các dãy núi là các khe suối và thung lũng nhỏ như: Nậm Có, Nậm Khắt, Dế Xu Phình… Cùng với đó, thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Mù Cang Chải những đỉnh núi cao như: Púng Luông trên 2.985m, Mồ Dề 2.100m, hay đèo Khau Phạ 2.100m so với mực nước biển. Đặc thù của địa hình chia cắt nên đã tạo ra sự khác biệt về tiểu vùng khí hậu và ảnh hưởng đến điều kiện sinh trưởng của cây nguồn mật. Cùng với khí hậu, sự phong phú của hàng nghìn loại hoa rừng, chia theo thời gian đua nở suốt bốn mùa, cùng với đó có nguồn nước tự nhiên sạch, thích hợp để các đàn ong phát triển. Nhờ sự phối trộn của nhiều loại phấn hoa khác nhau, những bầy ong nơi đây đã tinh luyện ra thứ mật tươi ngon, màu trắng sữa hay vàng cam, sánh, có mùi thơm và vị ngọt dịu mát tự nhiên.
Tận dụng thế mạnh của địa phương là có nhiều đồi rừng nên hoạt động nuôi ong mật tại Mù Cang Chải đã hình thành từ lâu. Người dân nơi đây có kinh nghiệm nuôi ong mật truyền thống với giống ong địa phương, kết hợp với phương thức nuôi ong trong rừng tự nhiên, không sử dụng thuốc kháng sinh… đã tạo nên chất lượng đặc thù cho sản phẩm mật ong Mù Cang Chải. Theo số liệu thống kê, hiện nay, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải có khoảng trên 2.700 đàn ong, sản lượng mật ong thu về bình quân hàng năm từ 4.500- 5000 lít mật. Ông Nguyễn Văn Toản- Phó Giám đốc Hợp tác xã Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải chia sẻ: Chúng tôi đang tiếp tục triển khai, nhận rộng mô hình, tăng số lượng đàn ong để đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc Mông tại địa phương. Song song với đó, chuyển giao kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch để có những sản phẩm mật ong tốt nhất. Đầu tư dây chuyền hiện đại, đóng gói, mẫu mã, bao bì cho sản phẩm. Việc sản phẩm mật ong hoa tự nhiên được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm có tác động rất lớn đối với HTX, qua đó tạo điều kiện cho sản phẩm địa phương có chỗ đứng trên thị trường.
Hiện sản phẩm mật ong của Hợp tác xã Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải được công nhận đạt chất lượng 3 sao trong chương trình OCOP; được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý; sản phẩm có mặt trong gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của Liên minh HTX tỉnh… Ngoài việc đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, với mục tiêu của HTX là mở rộng địa bàn nuôi ong ở trên toàn địa bàn huyện Mù Cang Chải để sản xuất lượng mật lớn hơn, tạo thêm việc làm, thu nhập cho các thành viên. Đồng thời, HTX sản xuất, sơ chế và kinh doanh sản phẩm mật ong mang chỉ dẫn địa lý “Mật ong Mù Cang Chải” đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Sản phẩm có mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc điện tử QR code; được tiêu thụ thông qua hệ thống kênh tiêu thụ, đầu mối liên kết với hộ nông dân, nhóm sở thích, HTX; các cơ sở nuôi ong, sơ chế và chế biến sản phẩm mật ong nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý. Với quan điểm quản lý sản xuất an toàn từ gốc cho đến sản phẩm cuối cùng, đây là khâu quan trọng để giải quyết, ngăn chặn mật ong Mù Cang Chải bị pha trộn, làm giả, làm nhái lưu thông trên thị trường và cũng là bước đệm để tiếp tục tạo ra những sản phẩm có chất lượng, giữ gìn thương hiệu mật ong nổi tiếng lâu đời của địa phương.
Theo ông Hoàng Xuân Nguyên- Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mù Cang Chải: Để giữ được chất lượng mật ong Mù Cang Chải, ngành Nông nghiệp huyện đã tuyên truyền và khuyến cáo bà con nhân dân nuôi ong phải giữ gìn chất lượng đảm bảo theo đúng mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải; giữ gìn môi trường, không phá rừng để có nguồn hoa tự nhiên sẵn cho ong khai thác mật và trong quá trình chăn nuôi sẽ hướng dẫn tập huấn kỹ thuật để sản phẩm đạt chất lượng sạch.
Dự án Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Mật ong Mù Cang Chải” cho sản phẩm mật ong của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái được sự quan tâm, phối hợp của UBND huyện Mù Cang Chải, Phòng NN&PTNT huyện, đồng thời có những hỗ trợ kịp thời, cần thiết cho việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Mật ong Mù Cang Chải”, thông qua các lớp tập huấn; hỗ trợ thiết kế và in ấn hệ thống nhận diện sản phẩm (tờ rơi, poster, nhãn mác, bao bì sản phẩm…); hỗ trợ hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử tem QR Code; xây dựng Website quảng bá và giới thiệu sản phẩm… Tin rằng, thương hiệu mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải sẽ là người bạn đồng hành, mang chất lượng đến người tiêu dùng trong và ngoài nước./.
2790 lượt xem
CTV: Thanh Xuân.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những giọt mật ong mang hương vị của thiên nhiên, hòa quyện sánh mịn, thơm ngon, bổ dưỡng chỉ có ở huyện vùng cao Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái lâu nay đã trở thành thương hiệu được mọi miền Tổ quốc biết đến. Với sản phẩm mật ong hoa tự nhiên ban tặng được thị trường ưu chuộng và người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Không chỉ là món quà đặc sản tinh túy, mà còn góp phần vào công tác giảm nghèo, thay đổi cuộc sống cho bao người dân tại địa phương. Để khai thác tiềm năng đó, tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải đã triển khai Dự án Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Mật ong Mù Cang Chải”, nhằm nâng tầm giá trị của thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này.Vài năm trước đây, gia đình anh Thảo A Rùa ở bản Lả Khắt là một trong những hộ nghèo đặc biệt khó khăn của xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải. Cuộc sống gia đình chỉ trông chờ vào vài trăm mét vuông ruộng. Chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún chỉ đủ để tự cung, tự cấp trong gia đình. Nhận thấy giá mật ong rừng của địa phương được giá, lại là sản phẩm đặc sản của địa phương, gia đình anh đã mạnh dạn đăng ký tham gia dự án nuôi ong lấy mật và được hỗ trợ 3 triệu đồng nguồn vốn ban đầu đầu tư làm hơn 10 nhà ong. Do chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm và thực hiện đúng quy trình chăm sóc, lấy mật, nên đàn ong của gia đình anh khỏe mạnh, số lượng đàn không ngừng tăng lên. Đến nay, anh Rùa đang sở hữu hơn 80 đàn ong, bình quân mỗi năm thu về hơn 50 triệu đồng tiền mật ong đã trừ chi phí. Anh Thảo A Rùa, bản Lả Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải chia sẻ: “Tham gia dự án nuôi ong lấy mật, gia đình được hỗ trợ về vốn và khoa học kỹ thuật, đầu ra và giá cả ổn định, đến bây giờ, gia đình đã nhân được gần 80 đàn ong, 1 tuần mới thu 1 lần, có lúc thì 2 tuần mới thu 1 lần, 1 lần thu khoảng 60 lít, cuộc sống nuôi ong không vất vả như mình làm ruộng, làm nương”.
Cùng với gia đình anh Thảo A Rùa, hàng chục hộ dân ở xã Nậm Khắt cũng chuyển đổi ngành nghề nông nghiệp sang nuôi ong lấy mật, với lợi thế của địa phương về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo ra những sản phẩm mật ong có chất lượng. Các hộ dân tham gia mô hình nuôi ong lấy mật được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình làm tổ, nhận biết các loại sâu bệnh thường gặp và quy trình chiết xuất mật ong tại gia đình.
Nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Mù Cang Chải mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Với địa hình trải dài được nối liền bởi nhiều dãy núi liên tiếp nhau chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, giữa các dãy núi là các khe suối và thung lũng nhỏ như: Nậm Có, Nậm Khắt, Dế Xu Phình… Cùng với đó, thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Mù Cang Chải những đỉnh núi cao như: Púng Luông trên 2.985m, Mồ Dề 2.100m, hay đèo Khau Phạ 2.100m so với mực nước biển. Đặc thù của địa hình chia cắt nên đã tạo ra sự khác biệt về tiểu vùng khí hậu và ảnh hưởng đến điều kiện sinh trưởng của cây nguồn mật. Cùng với khí hậu, sự phong phú của hàng nghìn loại hoa rừng, chia theo thời gian đua nở suốt bốn mùa, cùng với đó có nguồn nước tự nhiên sạch, thích hợp để các đàn ong phát triển. Nhờ sự phối trộn của nhiều loại phấn hoa khác nhau, những bầy ong nơi đây đã tinh luyện ra thứ mật tươi ngon, màu trắng sữa hay vàng cam, sánh, có mùi thơm và vị ngọt dịu mát tự nhiên.
Tận dụng thế mạnh của địa phương là có nhiều đồi rừng nên hoạt động nuôi ong mật tại Mù Cang Chải đã hình thành từ lâu. Người dân nơi đây có kinh nghiệm nuôi ong mật truyền thống với giống ong địa phương, kết hợp với phương thức nuôi ong trong rừng tự nhiên, không sử dụng thuốc kháng sinh… đã tạo nên chất lượng đặc thù cho sản phẩm mật ong Mù Cang Chải. Theo số liệu thống kê, hiện nay, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải có khoảng trên 2.700 đàn ong, sản lượng mật ong thu về bình quân hàng năm từ 4.500- 5000 lít mật. Ông Nguyễn Văn Toản- Phó Giám đốc Hợp tác xã Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải chia sẻ: Chúng tôi đang tiếp tục triển khai, nhận rộng mô hình, tăng số lượng đàn ong để đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc Mông tại địa phương. Song song với đó, chuyển giao kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch để có những sản phẩm mật ong tốt nhất. Đầu tư dây chuyền hiện đại, đóng gói, mẫu mã, bao bì cho sản phẩm. Việc sản phẩm mật ong hoa tự nhiên được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm có tác động rất lớn đối với HTX, qua đó tạo điều kiện cho sản phẩm địa phương có chỗ đứng trên thị trường.
Hiện sản phẩm mật ong của Hợp tác xã Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải được công nhận đạt chất lượng 3 sao trong chương trình OCOP; được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý; sản phẩm có mặt trong gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của Liên minh HTX tỉnh… Ngoài việc đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, với mục tiêu của HTX là mở rộng địa bàn nuôi ong ở trên toàn địa bàn huyện Mù Cang Chải để sản xuất lượng mật lớn hơn, tạo thêm việc làm, thu nhập cho các thành viên. Đồng thời, HTX sản xuất, sơ chế và kinh doanh sản phẩm mật ong mang chỉ dẫn địa lý “Mật ong Mù Cang Chải” đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Sản phẩm có mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc điện tử QR code; được tiêu thụ thông qua hệ thống kênh tiêu thụ, đầu mối liên kết với hộ nông dân, nhóm sở thích, HTX; các cơ sở nuôi ong, sơ chế và chế biến sản phẩm mật ong nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý. Với quan điểm quản lý sản xuất an toàn từ gốc cho đến sản phẩm cuối cùng, đây là khâu quan trọng để giải quyết, ngăn chặn mật ong Mù Cang Chải bị pha trộn, làm giả, làm nhái lưu thông trên thị trường và cũng là bước đệm để tiếp tục tạo ra những sản phẩm có chất lượng, giữ gìn thương hiệu mật ong nổi tiếng lâu đời của địa phương.
Theo ông Hoàng Xuân Nguyên- Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mù Cang Chải: Để giữ được chất lượng mật ong Mù Cang Chải, ngành Nông nghiệp huyện đã tuyên truyền và khuyến cáo bà con nhân dân nuôi ong phải giữ gìn chất lượng đảm bảo theo đúng mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải; giữ gìn môi trường, không phá rừng để có nguồn hoa tự nhiên sẵn cho ong khai thác mật và trong quá trình chăn nuôi sẽ hướng dẫn tập huấn kỹ thuật để sản phẩm đạt chất lượng sạch.
Dự án Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Mật ong Mù Cang Chải” cho sản phẩm mật ong của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái được sự quan tâm, phối hợp của UBND huyện Mù Cang Chải, Phòng NN&PTNT huyện, đồng thời có những hỗ trợ kịp thời, cần thiết cho việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Mật ong Mù Cang Chải”, thông qua các lớp tập huấn; hỗ trợ thiết kế và in ấn hệ thống nhận diện sản phẩm (tờ rơi, poster, nhãn mác, bao bì sản phẩm…); hỗ trợ hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử tem QR Code; xây dựng Website quảng bá và giới thiệu sản phẩm… Tin rằng, thương hiệu mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải sẽ là người bạn đồng hành, mang chất lượng đến người tiêu dùng trong và ngoài nước./.