Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Do vậy, Thường trực Chính phủ yêu cầu cần phải tiếp tục có các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng cuối năm và thời gian tới.
.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 332/TB-VPCP ngày 17/8/2023 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.
Thường trực Chính phủ thống nhất đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian ngắn đã chuẩn bị tài liệu phục vụ cuộc họp Thường trực Chính phủ. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến xác đáng tại cuộc họp để tiếp tục hoàn thiện Báo cáo, chủ động chuẩn bị nội dung phục vụ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 và các dự thảo Báo cáo phục vụ Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) và Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nhất là báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Trong hơn 07 tháng đầu năm 2023, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy trong bối cảnh tình hình quốc tế khó khăn, nhiều quốc gia tăng trưởng chậm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt; an ninh năng lượng, lương thực được bảo đảm...; góp phần tạo dư địa thực hiện chính sách ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế (theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 09/8/2023 tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 4,3%, trong khi chỉ tiêu định hướng cả năm là khoảng 14-15%), thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn khó khăn, thủ tục hành chính một số lĩnh vực còn rườm rà... Vì vậy, cần phải tiếp tục có các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng cuối năm và thời gian tới.
Tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân
Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao lựa chọn một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng ưu tiên để tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo sinh kế, việc làm cho người dân; khẩn trương tập trung hoàn thiện trình ban hành các quy hoạch; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các Chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy mạnh mẽ thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu; chủ động, tích cực thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách, tạo đồng thuận của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.
Trong đó, Thường trực Chính phủ lưu ý, về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, phát huy tinh thần cầu thị, lắng nghe các ý kiến, phản ánh của doanh nghiệp, người dân để khẩn trương có các giải pháp kịp thời, hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân; tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí, đẩy mạnh chuyển đổi số..., phấn đấu tiếp tục hạ lãi suất cho vay, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trên tinh thần cộng đồng trách nhiệm, cùng chung tay tháo gỡ khó khăn, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"; khẩn trương rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.
Về chính sách tài khóa, Bộ Tài chính đánh giá việc triển khai thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất trong thời gian qua; trên cơ sở đó, chủ động nghiên cứu, kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền các chính sách miễn, giảm, gia hạn cần áp dụng trong thời gian tới. Có giải pháp khả thi để xử lý dứt điểm, hiệu quả vấn đề trái phiếu doanh nghiệp; đẩy nhanh hơn nữa việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách.
Về chính sách đất đai, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động làm việc, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình hoàn thiện Dự án Luật Đất đai sửa đổi để trình Quốc hội ban hành vào kỳ họp thứ 6; khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định về xác định giá đất, các quy định liên quan đến khoáng sản, vật liệu xây dựng, bảo đảm rõ ràng, công khai, minh bạch, thống nhất trong thực hiện.
Xây dựng chính sách ưu đãi đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tốt nhiệm vụ điều phối quản lý kinh tế vĩ mô và tiếp tục rà soát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách ưu đãi đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực, trình độ khoa học công nghệ; tăng cường kiểm tra, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và công tác quy hoạch, bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Bộ Công Thương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, thương mại; khẩn trương hoàn thiện dự thảo cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà; kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch Điện VIII. Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, trình Chính phủ trước ngày 19/8/2023; giao đồng chí Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp thống nhất sửa đổi ngay các Nghị định này.
Bảo đảm việc làm cho người lao động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, có giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu lao động, đáp ứng yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và bảo đảm việc làm cho người lao động; khẩn trương tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, thành viên Chính phủ, hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 152/2020/NĐ-CP trong ngày 18/8/2023.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan, các địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu nông sản, lương thực; bảo đảm dự trữ gạo phù hợp, hiệu quả trong điều kiện hiện nay.
Báo cáo trong tháng 8/2023 về việc thành lập các sàn giao dịch bất động sản, đất đai, việc làm, khoa học công nghệ, tín chỉ các-bon
Thường trực Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 8/2023 về việc thành lập các sàn giao dịch về bất động sản, đất đai, việc làm, khoa học công nghệ, tín chỉ các-bon..., bảo đảm đẩy mạnh chuyển đổi số, công khai, minh bạch và thúc đẩy các thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững.
Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành quy định bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và quy định về khuyến khích, động viên và xử lý cán bộ.
Yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng thể chế và cải cách thủ tục hành chính của Bộ, cơ quan; thành lập Tổ công tác rà soát, cải cách thủ tục hành chính của Bộ, cơ quan, bảo đảm thực chất, hiệu quả theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Khắc phục triệt để tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa việc cắt giảm, đơn giản hóa các quy định kinh doanh, thủ tục hành chính và giấy tờ công dân để tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiên quyết khắc phục triệt để tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ.
Các thành viên Chính phủ chủ động sắp xếp thời gian, hình thức làm việc phù hợp, hiệu quả với các địa phương để nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo tinh thần Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Thường trực Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên theo chức năng nhiệm vụ được giao./.
3088 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Do vậy, Thường trực Chính phủ yêu cầu cần phải tiếp tục có các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng cuối năm và thời gian tới. Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 332/TB-VPCP ngày 17/8/2023 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.
Thường trực Chính phủ thống nhất đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian ngắn đã chuẩn bị tài liệu phục vụ cuộc họp Thường trực Chính phủ. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến xác đáng tại cuộc họp để tiếp tục hoàn thiện Báo cáo, chủ động chuẩn bị nội dung phục vụ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 và các dự thảo Báo cáo phục vụ Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) và Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nhất là báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Trong hơn 07 tháng đầu năm 2023, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy trong bối cảnh tình hình quốc tế khó khăn, nhiều quốc gia tăng trưởng chậm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt; an ninh năng lượng, lương thực được bảo đảm...; góp phần tạo dư địa thực hiện chính sách ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế (theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 09/8/2023 tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 4,3%, trong khi chỉ tiêu định hướng cả năm là khoảng 14-15%), thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn khó khăn, thủ tục hành chính một số lĩnh vực còn rườm rà... Vì vậy, cần phải tiếp tục có các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng cuối năm và thời gian tới.
Tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân
Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao lựa chọn một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng ưu tiên để tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo sinh kế, việc làm cho người dân; khẩn trương tập trung hoàn thiện trình ban hành các quy hoạch; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các Chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy mạnh mẽ thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu; chủ động, tích cực thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách, tạo đồng thuận của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.
Trong đó, Thường trực Chính phủ lưu ý, về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, phát huy tinh thần cầu thị, lắng nghe các ý kiến, phản ánh của doanh nghiệp, người dân để khẩn trương có các giải pháp kịp thời, hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân; tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí, đẩy mạnh chuyển đổi số..., phấn đấu tiếp tục hạ lãi suất cho vay, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trên tinh thần cộng đồng trách nhiệm, cùng chung tay tháo gỡ khó khăn, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"; khẩn trương rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.
Về chính sách tài khóa, Bộ Tài chính đánh giá việc triển khai thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất trong thời gian qua; trên cơ sở đó, chủ động nghiên cứu, kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền các chính sách miễn, giảm, gia hạn cần áp dụng trong thời gian tới. Có giải pháp khả thi để xử lý dứt điểm, hiệu quả vấn đề trái phiếu doanh nghiệp; đẩy nhanh hơn nữa việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách.
Về chính sách đất đai, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động làm việc, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình hoàn thiện Dự án Luật Đất đai sửa đổi để trình Quốc hội ban hành vào kỳ họp thứ 6; khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định về xác định giá đất, các quy định liên quan đến khoáng sản, vật liệu xây dựng, bảo đảm rõ ràng, công khai, minh bạch, thống nhất trong thực hiện.
Xây dựng chính sách ưu đãi đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tốt nhiệm vụ điều phối quản lý kinh tế vĩ mô và tiếp tục rà soát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách ưu đãi đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực, trình độ khoa học công nghệ; tăng cường kiểm tra, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và công tác quy hoạch, bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Bộ Công Thương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, thương mại; khẩn trương hoàn thiện dự thảo cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà; kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch Điện VIII. Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, trình Chính phủ trước ngày 19/8/2023; giao đồng chí Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp thống nhất sửa đổi ngay các Nghị định này.
Bảo đảm việc làm cho người lao động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, có giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu lao động, đáp ứng yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và bảo đảm việc làm cho người lao động; khẩn trương tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, thành viên Chính phủ, hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 152/2020/NĐ-CP trong ngày 18/8/2023.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan, các địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu nông sản, lương thực; bảo đảm dự trữ gạo phù hợp, hiệu quả trong điều kiện hiện nay.
Báo cáo trong tháng 8/2023 về việc thành lập các sàn giao dịch bất động sản, đất đai, việc làm, khoa học công nghệ, tín chỉ các-bon
Thường trực Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 8/2023 về việc thành lập các sàn giao dịch về bất động sản, đất đai, việc làm, khoa học công nghệ, tín chỉ các-bon..., bảo đảm đẩy mạnh chuyển đổi số, công khai, minh bạch và thúc đẩy các thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững.
Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành quy định bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và quy định về khuyến khích, động viên và xử lý cán bộ.
Yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng thể chế và cải cách thủ tục hành chính của Bộ, cơ quan; thành lập Tổ công tác rà soát, cải cách thủ tục hành chính của Bộ, cơ quan, bảo đảm thực chất, hiệu quả theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Khắc phục triệt để tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa việc cắt giảm, đơn giản hóa các quy định kinh doanh, thủ tục hành chính và giấy tờ công dân để tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiên quyết khắc phục triệt để tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ.
Các thành viên Chính phủ chủ động sắp xếp thời gian, hình thức làm việc phù hợp, hiệu quả với các địa phương để nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo tinh thần Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Thường trực Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên theo chức năng nhiệm vụ được giao./.