Huyện tập trung tái cơ cấu ngành công nghiệp, lấy phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm làm trọng tâm trên cơ sở đầu tư đồng bộ vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến, đổi mới công nghệ, dây chuyền máy móc thiết bị, chế biến sâu...
Sản xuất gạch của Công ty sản xuất Vật liệu xây dựng Bảo Hưng đã giảm các tác động tiêu cực đến môi trường nhờ chuyển đổi từ lò nung liên tục kiểu đứng 5 cửa nung sang lò nung tuynel.
Giai đoạn 2016 - 2020, xác định phát triển công nghiệp là trọng tâm trong phát triển kinh tế, động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, huyện Trấn Yên đã chủ động tuyên truyền, quán triệt và xây dựng chương trình, kế hoạch, phối hợp với các sở, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang và sẽ hoạt động trên địa bàn bằng việc chuẩn bị về mặt bằng, địa điểm đầu tư, công khai cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà đầu tư thực hiện đầu tư mới, mở rộng phát triển sản xuất, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bổ sung quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, thuế, đào tạo nghề, xúc tiến thương mại...
Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến thu hút đầu tư; nâng cao ý thức, trách nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ của công chức đối với công dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Cùng đó, huyện tập trung tái cơ cấu ngành công nghiệp, lấy phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm làm trọng tâm trên cơ sở đầu tư đồng bộ vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến, đổi mới công nghệ, dây chuyền máy móc thiết bị, chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị các sản phẩm có thế mạnh của huyện như: chè, chế biến gỗ, chế biến sản phẩm quế các loại; đầu tư khai thác chế biến khoáng sản theo hướng đầu tư chế biến sâu, giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng; đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng như gạch không nung, các sản phẩm hạt nhựa...
Trong đó, ưu tiên các tổ chức, cá nhân sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Đồng thời đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, bố trí ngân sách Nhà nước phù hợp cho đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng giao thông gắn với các vùng sản xuất nguyên liệu của huyện, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật...
Đến nay, môi trường đầu tư và kinh doanh của Trấn Yên ngày càng được cải thiện, thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Các loại hình kinh tế tiếp tục phát triển tăng về số lượng và quy mô hoạt động, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2020 ước đạt 912 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 23,7%/năm.
Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài Nhà nước ước đạt 830,5 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 22,9%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp khu vực Nhà nước ước đạt 1,1 tỷ đồng, giảm bình quân 31%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 80,5 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 46,5%/năm.
Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng về số lượng và quy mô sản xuất, trong giai đoạn 5 năm đã có thêm 148 cơ sở công nghiệp thành lập mới. Trong đó có 42 doanh nghiệp, 102 hộ kinh doanh, 4 hợp tác xã, thu hút và tạo việc làm cho trên 2.800 lao động có thu nhập ổn định.
Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, Trấn Yên chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, sử dụng nhiều lao động của địa phương, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm, giá trị gia tăng lớn, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư, tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ thúc đẩy các nhà đầu tư triển khai các dự án đảm bảo tiến độ; khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới trang thiết bị, sử dụng công nghệ tiên tiến.
Đồng thời, đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có sẵn, rà soát bổ sung quy hoạch, thực hiện tốt, có hiệu lực các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại; chú trọng đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động nông thôn, đáp ứng đủ lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn... Huyện phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) trên địa bàn đến năm 2025 đạt 2.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 17% năm.
1393 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Huyện tập trung tái cơ cấu ngành công nghiệp, lấy phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm làm trọng tâm trên cơ sở đầu tư đồng bộ vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến, đổi mới công nghệ, dây chuyền máy móc thiết bị, chế biến sâu...Giai đoạn 2016 - 2020, xác định phát triển công nghiệp là trọng tâm trong phát triển kinh tế, động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, huyện Trấn Yên đã chủ động tuyên truyền, quán triệt và xây dựng chương trình, kế hoạch, phối hợp với các sở, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang và sẽ hoạt động trên địa bàn bằng việc chuẩn bị về mặt bằng, địa điểm đầu tư, công khai cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà đầu tư thực hiện đầu tư mới, mở rộng phát triển sản xuất, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bổ sung quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, thuế, đào tạo nghề, xúc tiến thương mại...
Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến thu hút đầu tư; nâng cao ý thức, trách nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ của công chức đối với công dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Cùng đó, huyện tập trung tái cơ cấu ngành công nghiệp, lấy phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm làm trọng tâm trên cơ sở đầu tư đồng bộ vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến, đổi mới công nghệ, dây chuyền máy móc thiết bị, chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị các sản phẩm có thế mạnh của huyện như: chè, chế biến gỗ, chế biến sản phẩm quế các loại; đầu tư khai thác chế biến khoáng sản theo hướng đầu tư chế biến sâu, giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng; đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng như gạch không nung, các sản phẩm hạt nhựa...
Trong đó, ưu tiên các tổ chức, cá nhân sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Đồng thời đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, bố trí ngân sách Nhà nước phù hợp cho đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng giao thông gắn với các vùng sản xuất nguyên liệu của huyện, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật...
Đến nay, môi trường đầu tư và kinh doanh của Trấn Yên ngày càng được cải thiện, thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Các loại hình kinh tế tiếp tục phát triển tăng về số lượng và quy mô hoạt động, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2020 ước đạt 912 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 23,7%/năm.
Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài Nhà nước ước đạt 830,5 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 22,9%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp khu vực Nhà nước ước đạt 1,1 tỷ đồng, giảm bình quân 31%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 80,5 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 46,5%/năm.
Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng về số lượng và quy mô sản xuất, trong giai đoạn 5 năm đã có thêm 148 cơ sở công nghiệp thành lập mới. Trong đó có 42 doanh nghiệp, 102 hộ kinh doanh, 4 hợp tác xã, thu hút và tạo việc làm cho trên 2.800 lao động có thu nhập ổn định.
Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, Trấn Yên chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, sử dụng nhiều lao động của địa phương, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm, giá trị gia tăng lớn, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư, tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ thúc đẩy các nhà đầu tư triển khai các dự án đảm bảo tiến độ; khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới trang thiết bị, sử dụng công nghệ tiên tiến.
Đồng thời, đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có sẵn, rà soát bổ sung quy hoạch, thực hiện tốt, có hiệu lực các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại; chú trọng đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động nông thôn, đáp ứng đủ lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn... Huyện phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) trên địa bàn đến năm 2025 đạt 2.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 17% năm.