Ngày 18/9/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 23/2023/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.
Ảnh minh họa.
Quyết định này quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, tổ chức phối hợp liên ngành được tổ chức dưới các hình thức sau: Hội đồng, Ủy ban, Ban Chỉ đạo, Ban công tác.
Tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành.
Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Tổ chức phối hợp liên ngành không có con dấu hình Quốc huy.
Các trường hợp thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
Quyết định nêu rõ, thành lập tổ chức phối hợp liên ngành khi giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, những công việc liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ cần thiết phải có sự tập trung chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ; khi xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng vượt quá khả năng giải quyết của một bộ, cơ quan ngang bộ, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định.
Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức phối hợp liên ngành
Tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Thủ tướng Chính phủ: Nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành. Bên cạnh đó, chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.
Thành phần tổ chức phối hợp liên ngành
Căn cứ vào tính chất, nội dung của nhiệm vụ cần được giải quyết, Thủ tướng Chính phủ quyết định là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ. Đối với các trường hợp khác, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành.
Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu gồm: Cấp phó là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương trở lên.
Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đứng đầu gồm: Một hoặc một số cấp phó, trong đó có một cấp phó là thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ của cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương.
Trường hợp cần thiết phải bố trí thành viên có chức danh, chức vụ thấp hơn quy định trên hoặc thành viên là các chuyên gia, nhà khoa học để phù hợp với yêu cầu, tính chất đặc thù về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thì bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cơ cấu thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành.
Quyết định nêu rõ, các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Quyết định cũng nêu rõ trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành bao gồm: Đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành; thẩm định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành; thủ tục trình thành lập tổ chức phối hợp liên ngành; thẩm tra thành lập tổ chức phối hợp liên ngành; kiện toàn, tổ chức lại và giải thể tổ chức phối hợp liên ngành. Đồng thời, nêu rõ chế độ làm việc; trách nhiệm của cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành; trách nhiệm của thành viên; chế độ thông tin, báo cáo; kinh phí hoạt động.
Thủ tục trình thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
Theo Quyết định, Bộ, cơ quan ngang bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: Các tài liệu quy định; ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Nội vụ; báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
Về chế độ thông tin, báo cáo, tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì cấp phó là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực có trách nhiệm báo cáo định kỳ theo Quy chế tổ chức và hoạt động, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động.
Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu thì người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm báo cáo định kỳ theo Quy chế tổ chức và hoạt động, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động.
Định kỳ trước ngày 31/12 hằng năm, cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành báo cáo tình hình hoạt động gửi Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định nêu rõ, kinh phí họat động của tổ chức phối hợp liên ngành do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2023.
1028 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Ngày 18/9/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 23/2023/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.Quyết định này quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, tổ chức phối hợp liên ngành được tổ chức dưới các hình thức sau: Hội đồng, Ủy ban, Ban Chỉ đạo, Ban công tác.
Tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành.
Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Tổ chức phối hợp liên ngành không có con dấu hình Quốc huy.
Các trường hợp thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
Quyết định nêu rõ, thành lập tổ chức phối hợp liên ngành khi giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, những công việc liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ cần thiết phải có sự tập trung chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ; khi xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng vượt quá khả năng giải quyết của một bộ, cơ quan ngang bộ, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định.
Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức phối hợp liên ngành
Tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Thủ tướng Chính phủ: Nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành. Bên cạnh đó, chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.
Thành phần tổ chức phối hợp liên ngành
Căn cứ vào tính chất, nội dung của nhiệm vụ cần được giải quyết, Thủ tướng Chính phủ quyết định là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ. Đối với các trường hợp khác, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành.
Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu gồm: Cấp phó là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương trở lên.
Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đứng đầu gồm: Một hoặc một số cấp phó, trong đó có một cấp phó là thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ của cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương.
Trường hợp cần thiết phải bố trí thành viên có chức danh, chức vụ thấp hơn quy định trên hoặc thành viên là các chuyên gia, nhà khoa học để phù hợp với yêu cầu, tính chất đặc thù về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thì bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cơ cấu thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành.
Quyết định nêu rõ, các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Quyết định cũng nêu rõ trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành bao gồm: Đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành; thẩm định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành; thủ tục trình thành lập tổ chức phối hợp liên ngành; thẩm tra thành lập tổ chức phối hợp liên ngành; kiện toàn, tổ chức lại và giải thể tổ chức phối hợp liên ngành. Đồng thời, nêu rõ chế độ làm việc; trách nhiệm của cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành; trách nhiệm của thành viên; chế độ thông tin, báo cáo; kinh phí hoạt động.
Thủ tục trình thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
Theo Quyết định, Bộ, cơ quan ngang bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: Các tài liệu quy định; ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Nội vụ; báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
Về chế độ thông tin, báo cáo, tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì cấp phó là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực có trách nhiệm báo cáo định kỳ theo Quy chế tổ chức và hoạt động, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động.
Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu thì người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm báo cáo định kỳ theo Quy chế tổ chức và hoạt động, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động.
Định kỳ trước ngày 31/12 hằng năm, cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành báo cáo tình hình hoạt động gửi Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định nêu rõ, kinh phí họat động của tổ chức phối hợp liên ngành do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2023.