Là huyện vùng cao, Trạm Tấu có phần lớn diện tích tự nhiên là đồi núi thuận lợi cho việc tận dụng làm bãi chăn thả đại gia súc.
Nông dân xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu đẩy mạnh chăn nuôi trâu theo mô hình 10 con trở lên.
Vì vậy, cùng với việc vận động nhân dân mở rộng quy mô chăn nuôi từ tăng đàn, tăng con/lứa, huyện tăng cường nhiều biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động đầu tư con giống chất lượng, chuyển đổi giống, loài vật nuôi chất lượng, phù hợp với điều kiện thực tế về trình độ lao động, bãi chăn thả cũng như phòng, chống dịch bệnh, làm chuồng trại kiên cố, dự trữ thức ăn... tạo nền tảng vững chắc để chăn nuôi phát triển.
Đối với đàn trâu, huyện chỉ đạo tập trung phát triển mạnh để vừa cung cấp sức cày kéo vừa phù hợp với điều kiện nhân lực, đất đai trồng cỏ và bãi chăn thả tự nhiên. Đồng thời, khuyến khích nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi trâu, bò quy mô từ 10 con trở lên theo hướng bán chăn thả.
Riêng năm 2020, huyện đã triển khai hỗ trợ xong 8 mô hình gồm: 6 mô hình chăn nuôi lợn với quy mô 5 lợn nái và trên 50 lợn thịt; 2 mô hình chăn nuôi gia cầm quy mô 1.000 con/lứa. Đối với các dự án nhân rộng mô hình, huyện đã triển khai 100 mô hình tại 100 hộ ở 7 xã gồm: Bản Mù, Xà Hồ, Bản Công, Trạm Tấu, Pá Hu, Phình Hồ, Tà Xi Láng nuôi gà đen đặc sản; dự án chăn nuôi lợn đen bản địa có 15 mô hình tại 15 hộ ở 5 xã gồm: Bản Mù, Xà Hồ, Bản Công, Trạm Tấu, Pá Lau đều đã đảm bảo tiêu chuẩn về chuồng trại, con giống và được nghiệm thu.
Ngoài tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế và đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ về giống, xây dựng chuồng trại cho nông dân, trong năm 2020, huyện cũng đã chỉ đạo các ngành chuyên môn cùng với các địa phương triển khai kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là ở một số xã có xảy ra dịch bệnh như: Hát Lừu, Bản Mù, Bản Công, Pá Lau...
Qua đó, huyện đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm, lợn thịt kết hợp lợn nái theo phương thức bán công nghiệp. Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả quy mô từ 10 con trở lên/cơ sở đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi. Theo đó, từ năm 2019 đến nay, toàn huyện đã phát triển được 17 cơ sở chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại với 5 cơ sở chăn nuôi trâu, bò; 8 cơ sở chăn nuôi lợn và 4 cơ cở chăn nuôi gia cầm.
Bà Lò Thị Pình - chủ cơ sở chăn nuôi 5 lợn nái và trên 50 lợn thịt ở thôn Lừu 2, xã Hát Lừu cho biết: "Với kinh nghiệm chăn nuôi lợn nhiều năm qua, nhất là chủ động phòng, chống dịch bệnh nên chăn nuôi của gia đình tôi phát triển khá ổn định và riêng chăn nuôi lợn, mỗi năm đã mang lại thu nhập gần 200 triệu đồng”.
Hết năm 2020, huyện Trạm Tấu có tổng đàn trâu trên 8.900 con, với tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 204 tấn; đàn bò trên 5.440 con và sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 111 tấn; tổng đàn lợn, dê trên 29.220 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 244 tấn; đàn gia cầm các loại đạt gần 148.000 con, với sản lượng thịt hơi đạt gần 110 tấn. Ngành chăn nuôi đã đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nông dân, tạo nền tảng, động lực để chăn nuôi của huyện tiếp tục có bước phát triển bền vững, giữ vững ngành sản xuất mũi nhọn của nông dân vùng cao.
1270 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Là huyện vùng cao, Trạm Tấu có phần lớn diện tích tự nhiên là đồi núi thuận lợi cho việc tận dụng làm bãi chăn thả đại gia súc.Vì vậy, cùng với việc vận động nhân dân mở rộng quy mô chăn nuôi từ tăng đàn, tăng con/lứa, huyện tăng cường nhiều biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động đầu tư con giống chất lượng, chuyển đổi giống, loài vật nuôi chất lượng, phù hợp với điều kiện thực tế về trình độ lao động, bãi chăn thả cũng như phòng, chống dịch bệnh, làm chuồng trại kiên cố, dự trữ thức ăn... tạo nền tảng vững chắc để chăn nuôi phát triển.
Đối với đàn trâu, huyện chỉ đạo tập trung phát triển mạnh để vừa cung cấp sức cày kéo vừa phù hợp với điều kiện nhân lực, đất đai trồng cỏ và bãi chăn thả tự nhiên. Đồng thời, khuyến khích nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi trâu, bò quy mô từ 10 con trở lên theo hướng bán chăn thả.
Riêng năm 2020, huyện đã triển khai hỗ trợ xong 8 mô hình gồm: 6 mô hình chăn nuôi lợn với quy mô 5 lợn nái và trên 50 lợn thịt; 2 mô hình chăn nuôi gia cầm quy mô 1.000 con/lứa. Đối với các dự án nhân rộng mô hình, huyện đã triển khai 100 mô hình tại 100 hộ ở 7 xã gồm: Bản Mù, Xà Hồ, Bản Công, Trạm Tấu, Pá Hu, Phình Hồ, Tà Xi Láng nuôi gà đen đặc sản; dự án chăn nuôi lợn đen bản địa có 15 mô hình tại 15 hộ ở 5 xã gồm: Bản Mù, Xà Hồ, Bản Công, Trạm Tấu, Pá Lau đều đã đảm bảo tiêu chuẩn về chuồng trại, con giống và được nghiệm thu.
Ngoài tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế và đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ về giống, xây dựng chuồng trại cho nông dân, trong năm 2020, huyện cũng đã chỉ đạo các ngành chuyên môn cùng với các địa phương triển khai kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là ở một số xã có xảy ra dịch bệnh như: Hát Lừu, Bản Mù, Bản Công, Pá Lau...
Qua đó, huyện đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm, lợn thịt kết hợp lợn nái theo phương thức bán công nghiệp. Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả quy mô từ 10 con trở lên/cơ sở đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi. Theo đó, từ năm 2019 đến nay, toàn huyện đã phát triển được 17 cơ sở chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại với 5 cơ sở chăn nuôi trâu, bò; 8 cơ sở chăn nuôi lợn và 4 cơ cở chăn nuôi gia cầm.
Bà Lò Thị Pình - chủ cơ sở chăn nuôi 5 lợn nái và trên 50 lợn thịt ở thôn Lừu 2, xã Hát Lừu cho biết: "Với kinh nghiệm chăn nuôi lợn nhiều năm qua, nhất là chủ động phòng, chống dịch bệnh nên chăn nuôi của gia đình tôi phát triển khá ổn định và riêng chăn nuôi lợn, mỗi năm đã mang lại thu nhập gần 200 triệu đồng”.
Hết năm 2020, huyện Trạm Tấu có tổng đàn trâu trên 8.900 con, với tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 204 tấn; đàn bò trên 5.440 con và sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 111 tấn; tổng đàn lợn, dê trên 29.220 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 244 tấn; đàn gia cầm các loại đạt gần 148.000 con, với sản lượng thịt hơi đạt gần 110 tấn. Ngành chăn nuôi đã đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nông dân, tạo nền tảng, động lực để chăn nuôi của huyện tiếp tục có bước phát triển bền vững, giữ vững ngành sản xuất mũi nhọn của nông dân vùng cao.