CTTĐT – Năm 2017, ngành Y tế tập trung nâng cao năng lực trong công tác phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng, góp phần giảm tỷ lệ mắc, tử vong và tàn tật do tai nạn thương tích gây ra.
Xây dựng cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em
Để đạt được mục tiêu 100% các đơn vị trong ngành Y tế thực hiện truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng của cán bộ y tế và cộng đồng trong phòng chống tai nạn thương tích; 100% cơ sở khám, chữa bệnh trong ngành thực hiện cấp cứu, điều trị và chăm sóc thiết yếu cho người bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị; 100% bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố tổ chức giám sát, báo cáo đúng hạn, đầy đủ và chính xác số liệu mắc, tử vong do tai nạn thương tích tại các cơ sở y tế và cộng đồng trong năm 2017, ngành Y tế tăng cường thông tin, truyền thông - tư vấn về phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn dưới nhiều hình thức tại các cơ sở y tế (bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế) phù hợp với các loại hình tai nạn thương tích phổ biến của từng địa phương.
Lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền thông phòng chống tai nạn thương tích vào hoạt động truyền thông trong các chương trình y tế, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia; lồng ghép truyền thông phòng chống tai nạn thương tích trong phong trào vệ sinh yêu nước, phong trào xây dựng nông thôn mới, Ngày Sức khoẻ thế giới, Tháng An toàn vệ sinh thực phẩm, Tháng Hành động quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ hàng năm; tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống tai nạn thương tích trực tiếp thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn bản.
Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực truyền thông phòng, chống tai nạn thương tích cho cán bộ y tế và mạng lưới cộng tác viên bao gồm: Kỹ năng truyền thông; chăm sóc chấn thương thiết yếu; giám sát và thống kê báo cáo số mắc và tử vong do tai nạn thương tích; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn nâng cao chất lượng giám sát và thống kê báo cáo số mắc và tử vong do tai nạn, thương tích cho cán bộ y tế các tuyến; cung cấp phần mềm để nâng cao chất lượng thống kê giám sát tai nạn, thương tích; tổ chức ghi chép giám sát số mắc và tử vong do tai nạn, thương tích theo quy định tại các tuyến.
Củng cố sổ sách, báo cáo các trường hợp tai nạn, thương tích đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế, đặc biệt theo dõi và báo cáo các trường hợp bị tai nạn lao động được khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và các bên liên quan duy trì và củng cố các điểm sơ cứu tại nạn giao thông trên các trục đường quốc lộ qua địa bàn tỉnh. Duy trì mạng lưới cộng tác viên sơ cứu tai nạn thương tích cộng đồng thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên.
Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực cấp cứu chấn thương thiết yếu cho mạng lưới cộng tác viên tại các trạm sơ cấp cứu, đội vận chuyển nạn nhân tai nạn giao thông, tai nạn thương tích tại cộng đồng; các khóa đào tạo nâng cao năng lực chăm sóc chấn thương thiết yếu cho cán bộ tại các cơ sở y tế điều trị.
Tổ chức tốt việc sơ cấp cứu các ca mắc tai nạn thương tích tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương thiết yếu tại các cơ sở y tế.
Các bệnh viện, phòng khám ĐKKV, trạm Y tế xã củng cố, tổ chức tốt hệ thống cấp cứu, điều trị nói chung, sẵn sàng xử lý khi có trường hợp mắc tai nạn thương tích, góp phần giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật do tai nạn thương tích, nhất là tai nạn giao thông.
Phối hợp liên ngành trong phòng chống tai nạn thương tích như: Trong công tác phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn; an toàn giao thông, an toàn vệ sinh lao động...
1509 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Năm 2017, ngành Y tế tập trung nâng cao năng lực trong công tác phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng, góp phần giảm tỷ lệ mắc, tử vong và tàn tật do tai nạn thương tích gây ra.Để đạt được mục tiêu 100% các đơn vị trong ngành Y tế thực hiện truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng của cán bộ y tế và cộng đồng trong phòng chống tai nạn thương tích; 100% cơ sở khám, chữa bệnh trong ngành thực hiện cấp cứu, điều trị và chăm sóc thiết yếu cho người bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị; 100% bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố tổ chức giám sát, báo cáo đúng hạn, đầy đủ và chính xác số liệu mắc, tử vong do tai nạn thương tích tại các cơ sở y tế và cộng đồng trong năm 2017, ngành Y tế tăng cường thông tin, truyền thông - tư vấn về phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn dưới nhiều hình thức tại các cơ sở y tế (bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế) phù hợp với các loại hình tai nạn thương tích phổ biến của từng địa phương.
Lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền thông phòng chống tai nạn thương tích vào hoạt động truyền thông trong các chương trình y tế, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia; lồng ghép truyền thông phòng chống tai nạn thương tích trong phong trào vệ sinh yêu nước, phong trào xây dựng nông thôn mới, Ngày Sức khoẻ thế giới, Tháng An toàn vệ sinh thực phẩm, Tháng Hành động quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ hàng năm; tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống tai nạn thương tích trực tiếp thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn bản.
Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực truyền thông phòng, chống tai nạn thương tích cho cán bộ y tế và mạng lưới cộng tác viên bao gồm: Kỹ năng truyền thông; chăm sóc chấn thương thiết yếu; giám sát và thống kê báo cáo số mắc và tử vong do tai nạn thương tích; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn nâng cao chất lượng giám sát và thống kê báo cáo số mắc và tử vong do tai nạn, thương tích cho cán bộ y tế các tuyến; cung cấp phần mềm để nâng cao chất lượng thống kê giám sát tai nạn, thương tích; tổ chức ghi chép giám sát số mắc và tử vong do tai nạn, thương tích theo quy định tại các tuyến.
Củng cố sổ sách, báo cáo các trường hợp tai nạn, thương tích đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế, đặc biệt theo dõi và báo cáo các trường hợp bị tai nạn lao động được khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và các bên liên quan duy trì và củng cố các điểm sơ cứu tại nạn giao thông trên các trục đường quốc lộ qua địa bàn tỉnh. Duy trì mạng lưới cộng tác viên sơ cứu tai nạn thương tích cộng đồng thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên.
Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực cấp cứu chấn thương thiết yếu cho mạng lưới cộng tác viên tại các trạm sơ cấp cứu, đội vận chuyển nạn nhân tai nạn giao thông, tai nạn thương tích tại cộng đồng; các khóa đào tạo nâng cao năng lực chăm sóc chấn thương thiết yếu cho cán bộ tại các cơ sở y tế điều trị.
Tổ chức tốt việc sơ cấp cứu các ca mắc tai nạn thương tích tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương thiết yếu tại các cơ sở y tế.
Các bệnh viện, phòng khám ĐKKV, trạm Y tế xã củng cố, tổ chức tốt hệ thống cấp cứu, điều trị nói chung, sẵn sàng xử lý khi có trường hợp mắc tai nạn thương tích, góp phần giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật do tai nạn thương tích, nhất là tai nạn giao thông.
Phối hợp liên ngành trong phòng chống tai nạn thương tích như: Trong công tác phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn; an toàn giao thông, an toàn vệ sinh lao động...