CTTĐT - Những ngày qua, trên địa bàn huyện Văn Chấn có rét đậm rét hại, đặc biệt ở những khu vực vùng cao, nhiệt độ xuống rất thấp, xuất hiện sương muối vào ban đêm và sáng sớm. Mặc dù nhiệt độ xuống thấp đột ngột, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp, nông dân Văn Chấn đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng, chống, đói rét cho đàn trâu, bò.
Người dân Văn Chấn chủ động dự trữ thức ăn cho đàn gia súc.
Từ đầu tháng 1 đến nay, nhiệt độ ở xã vùng cao Suối Giàng liên tục xuống thấp, cộng với sương muối đày đặc nên gia đình ông Vàng A Khua - thôn Pang Cáng không thả trâu ra ngoài đồi bãi như trước nữa, mà đưa đàn trâu về chuồng trại quây bạt kín để tránh gió lùa. Thức ăn được ông sử dụng là cỏ, chuối, trộn lẫn với bột ngô cho trâu ăn. Cùng với đó, hòa nước ấm với muối tinh cho trâu uống để nâng cao sức đề kháng. Ông Khua cho biết “ Năm nay, được sự cảnh báo là sẽ có rét đậm, rét hại, nên gia đình ông đã chủ động tích trữ bột ngô, bột sắn cộng với cỏ voi sẵn có của gia đình đảm bảo đủ thức ăn cho đàn trâu trong những ngày rét”.
Người dân Văn Chấn quan tâm chăm sóc đàn gia súc.
Nhận thức được đàn đại gia súc là tài sản lớn, những năm trở lại đây người dân Suối Giàng luôn chú ý đến việc phòng, chống dịch bệnh, phòng chống đói rét cho đàn trâu bò. Hiện toàn xã có gần 300 hộ chăn nuôi với gần 940 con trâu, bò, trong đó 80% số hộ có chuồng trại đảm bảo. Ông Lường Văn Tâm - Chủ tịch UBND xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn chia sẻ: “Trong điều kiện thời tiết vùng cao thường diễn biến bất lợi, đồng bào Mông Suối Giàng đã biết che chắn chuồng trại để tránh gió lùa, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, dự trữ thức ăn khô, thức ăn tinh bột để tăng sức đề kháng cho trâu, bò những ngày đông giá. Việc thả trâu bò trên đồi khi nhiệt độ xuống thấp đã không còn nữa nên vài năm trở lại đây xã Suối Giàng không có trâu bò bị chết đói, chết rét trong mùa đông”.
Không chỉ người dân ở xã vùng cao Suối Giàng, mà hầu hết người chăn nuôi ở huyện Văn Chấn đã chủ động các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi khi nhiệt độ xuống thấp, không còn tình trạng chăn thả rông trâu bò trên đồi, mà hầu hết đã tổ chức nuôi nhốt trong chuồng và bổ sung thức ăn tinh bột. Ông Hoàng Văn Soàn - Phó Chủ tịch UBND xã Tú Lệ cho biết: “Để bảo vệ đàn trâu bò không bị chết đói, chết rét, ngay vào đầu vụ rét chính quyền các địa phương đã chủ động triển khai kế hoạch phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm; phân công cán bộ thú y thường xuyên đến các thôn bản để tuyên truyền, vận động bà con nhân dân triển khai các biện pháp phòng bệnh và phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi”.
Ông Phùng Thế Hanh - Phó trưởng Phòng NN & PTNT huyện Văn Chấn cho biết: Trước thông tin rét đậm, rét hại kéo dài, huyện Văn Chấn phân công cho các thành viên Ban chỉ đạo, các cơ quan chuyên môn, các xã thị trấn tăng cường bám sát cơ sở, hướng dẫn đôn đốc người dân, che chắn chuồng trại, bổ sung thêm thức ăn tinh bột, uống thêm nước muối tinh để tăng thêm sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Cùng với ý thức chủ động của bà con nông dân, qua việc trồng cỏ, phát triển ngô đông và tích trữ rơm rạ nên đã chủ động được nguồn thức ăn của đàn đại gia súc trong mùa đông năm nay.
Theo dự báo mùa đông năm nay sẽ có các đợt rét hại kỷ lục, vì vậy các cấp chính quyền và người dân ở Văn Chấn đang tập trung chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi. Ngoài việc chỉ đạo nhân dân chủ động nguồn thức ăn cho gia súc, các xã, thị trấn kiên quyết không để nhân dân thả rông đàn gia súc và phải có chuồng trại hợp lý tránh rét cho đàn vật nuôi. Với các giải pháp tích cực, chủ động trong công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, huyện Văn Chấn quyết tâm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thời tiết gây ra trên đàn vật nuôi, góp phần đắc lực vào công tác xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân./.
1186 lượt xem
CTV: Tuyết Mai - Quang Sơn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những ngày qua, trên địa bàn huyện Văn Chấn có rét đậm rét hại, đặc biệt ở những khu vực vùng cao, nhiệt độ xuống rất thấp, xuất hiện sương muối vào ban đêm và sáng sớm. Mặc dù nhiệt độ xuống thấp đột ngột, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp, nông dân Văn Chấn đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng, chống, đói rét cho đàn trâu, bò. Từ đầu tháng 1 đến nay, nhiệt độ ở xã vùng cao Suối Giàng liên tục xuống thấp, cộng với sương muối đày đặc nên gia đình ông Vàng A Khua - thôn Pang Cáng không thả trâu ra ngoài đồi bãi như trước nữa, mà đưa đàn trâu về chuồng trại quây bạt kín để tránh gió lùa. Thức ăn được ông sử dụng là cỏ, chuối, trộn lẫn với bột ngô cho trâu ăn. Cùng với đó, hòa nước ấm với muối tinh cho trâu uống để nâng cao sức đề kháng. Ông Khua cho biết “ Năm nay, được sự cảnh báo là sẽ có rét đậm, rét hại, nên gia đình ông đã chủ động tích trữ bột ngô, bột sắn cộng với cỏ voi sẵn có của gia đình đảm bảo đủ thức ăn cho đàn trâu trong những ngày rét”.
Người dân Văn Chấn quan tâm chăm sóc đàn gia súc.
Nhận thức được đàn đại gia súc là tài sản lớn, những năm trở lại đây người dân Suối Giàng luôn chú ý đến việc phòng, chống dịch bệnh, phòng chống đói rét cho đàn trâu bò. Hiện toàn xã có gần 300 hộ chăn nuôi với gần 940 con trâu, bò, trong đó 80% số hộ có chuồng trại đảm bảo. Ông Lường Văn Tâm - Chủ tịch UBND xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn chia sẻ: “Trong điều kiện thời tiết vùng cao thường diễn biến bất lợi, đồng bào Mông Suối Giàng đã biết che chắn chuồng trại để tránh gió lùa, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, dự trữ thức ăn khô, thức ăn tinh bột để tăng sức đề kháng cho trâu, bò những ngày đông giá. Việc thả trâu bò trên đồi khi nhiệt độ xuống thấp đã không còn nữa nên vài năm trở lại đây xã Suối Giàng không có trâu bò bị chết đói, chết rét trong mùa đông”.
Không chỉ người dân ở xã vùng cao Suối Giàng, mà hầu hết người chăn nuôi ở huyện Văn Chấn đã chủ động các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi khi nhiệt độ xuống thấp, không còn tình trạng chăn thả rông trâu bò trên đồi, mà hầu hết đã tổ chức nuôi nhốt trong chuồng và bổ sung thức ăn tinh bột. Ông Hoàng Văn Soàn - Phó Chủ tịch UBND xã Tú Lệ cho biết: “Để bảo vệ đàn trâu bò không bị chết đói, chết rét, ngay vào đầu vụ rét chính quyền các địa phương đã chủ động triển khai kế hoạch phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm; phân công cán bộ thú y thường xuyên đến các thôn bản để tuyên truyền, vận động bà con nhân dân triển khai các biện pháp phòng bệnh và phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi”.
Ông Phùng Thế Hanh - Phó trưởng Phòng NN & PTNT huyện Văn Chấn cho biết: Trước thông tin rét đậm, rét hại kéo dài, huyện Văn Chấn phân công cho các thành viên Ban chỉ đạo, các cơ quan chuyên môn, các xã thị trấn tăng cường bám sát cơ sở, hướng dẫn đôn đốc người dân, che chắn chuồng trại, bổ sung thêm thức ăn tinh bột, uống thêm nước muối tinh để tăng thêm sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Cùng với ý thức chủ động của bà con nông dân, qua việc trồng cỏ, phát triển ngô đông và tích trữ rơm rạ nên đã chủ động được nguồn thức ăn của đàn đại gia súc trong mùa đông năm nay.
Theo dự báo mùa đông năm nay sẽ có các đợt rét hại kỷ lục, vì vậy các cấp chính quyền và người dân ở Văn Chấn đang tập trung chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi. Ngoài việc chỉ đạo nhân dân chủ động nguồn thức ăn cho gia súc, các xã, thị trấn kiên quyết không để nhân dân thả rông đàn gia súc và phải có chuồng trại hợp lý tránh rét cho đàn vật nuôi. Với các giải pháp tích cực, chủ động trong công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, huyện Văn Chấn quyết tâm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thời tiết gây ra trên đàn vật nuôi, góp phần đắc lực vào công tác xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân./.