CTTĐT - Để hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 một cách toàn diện, đồng chí Mai Mộng Tuân- Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái, Bí thư Huyện ủy Văn Chấn cho rằng: Các cấp, các ngành ở huyện Văn Chấn cần phải có những biện pháp bứt phá ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ, trọng tâm trong năm 2021. Trong đó, ưu tiên vào các mục tiêu khó, mục tiêu chủ đạo. Để làm được điều này, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Chấn đã đưa vào chương trình hành động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ủy viên, tập trung chỉ đạo các ngành xây dựng kế hoạch cụ thể, nhằm tăng tốc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ một cách chắc chắn.
Đồng chí Mai Mộng Tuân- Bí thư Huyện ủy Văn Chấn (người đứng giữa) thăm mô hình trồng cây ăn quả có múi tại thị trấn Sơn Thịnh.
Thành tựu đạt được trong khó khăn
Năm 2020 đi qua với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh trên người và cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên các chỉ tiêu của huyện cơ bản đạt và vượt kế hoạch. Nhiều chỉ tiêu đạt cao và nổi bật như: Sản lượng lương thực có hạt đạt trên 44.400 tấn, sản lượng chè búp tươi ước đạt 46 nghìn tấn. Trồng mới trên 3.600ha rừng các loại, hoàn thành 84 nhà ở cho người có công và hộ nghèo, hộ cận nghèo, giảm trên 2.000 hộ nghèo… Đặc biệt, trong việc thực hiện chỉ tiêu thu ngân sách, với những cố gắng, nỗ lực hết mình, huyện đã thu ngân sách đạt 229/218 tỷ đồng, vượt 11 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra.
Trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Văn Chấn đã quan tâm triển khai nhiều mô hình kinh tế, thực hiện tốt các Đề án phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa, trồng mới hơn 100ha cây ăn quả các loại tại các xã, thị trấn vùng ngoài, đề án trồng chè vùng cao. Đặc biệt là Đề án trồng dâu nuôi tằm, hình thành vùng trồng dâu với quy mô 43ha, hình thành tổ hợp tác sản xuất dâu tằm tơ với tổng nguồn vốn đầu tư gần 25 tỷ đồng do Viện Nông nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc tài trợ tại 4 xã, thị trấn.
Ông Lại Văn Đông- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Chấn Thịnh cho biết: Nhân rộng mô hình trồng dâu nuôi tằm giúp nhân dân nâng cao thu nhập từ 220- 250 triệu đồng/ha, đồng thời hình thành vùng chuyên canh sản xuất dâu tằm tơ, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hàng hóa. Đây là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng đã được đề ra tại Đại hội Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2020- 2025.
Kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư, xây dựng.
Bên cạnh những khởi sắc trong phát triển nông nghiệp, kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư, xây dựng với tổng nguồn vốn đầu tư gần 106 tỷ đồng, bê tông xi măng gần 51km đường GTNT, tu sửa trên 370km, sửa chữa 6 công trình cầu treo cùng nhiều hạng mục, công trình khác. Trong đó, Đề án phát triển giao thông đặc thù được triển khai tại 4 xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện đã phát huy hiệu quả, giúp nhân dân đi lại thuận lợi, thúc đẩy giao thương phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh xã hội.
Ông Giàng A Cu- thôn Pín Pé, xã Cát Thịnh cho biết: Được Nhà nước quan tâm, đầu tư hơn 1km đường giao thông đặc thù đã giúp hơn 130 hộ dân trong thôn đi lại dễ dàng, nhân dân rất hào hứng, phấn khởi tham gia đóng góp ngày công lao động, để hoàn thành công trình và đưa vào sử dụng, đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân trong thôn bấy lâu nay.
Thách thức mới, quyết tâm mới
Phát huy những kết quả đạt được, bước vào năm 2021, huyện Văn Chấn đề ra 36 chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh. Xác định đây là năm tăng tốc, bứt phá, tạo bước đà vững chắc cho những năm tiếp theo, huyện Văn Chấn đã triển khai 4 nhóm giải pháp, bám sát 5 chương trình trọng điểm và 3 khâu đột phá triển khai thực hiện theo định hướng của tỉnh. Với 17 chỉ tiêu phát triển kinh tế, trong đó một số chỉ tiêu quan trọng như: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 44.750 tấn, sản lượng chè búp tươi đạt 46.000 tấn, trồng mới trên 3.500ha rừng, tổng đàn gia súc chính đạt trên 120.500 con. Giá trị sản xuất công nghiệp từ 1.400 tỷ đồng trở lên, thu ngân sách nhà nước đạt 225,7 tỷ đồng. Thành lập mới từ 25 doanh nghiệp, 10 HTX và 130 tổ hợp tác sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,75%/năm….
Ông Phùng Thế Hanh- Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Phòng tiếp tục tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó chú trọng vào các đề án phát triển cây ăn quả có múi, chăn nuôi đại gia súc theo hướng bán chăn thả, trồng chè Shan tuyết tại các xã vùng cao, vùng thượng huyện, Đề án trồng dâu nuôi tằm…Đồng thời, duy trì 13 sản phẩm Ocop của 10 đơn vị đăng ký.
Cùng với đó, huyện Văn Chấn tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí của 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, quan tâm đầu tư, hỗ trợ xã Thượng Bằng La và xã Tân Thịnh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Phấn đấu có thêm 3 xã cán đích NTM, trong đó Tú Lệ là xã vùng thượng huyện, vùng cao đặc biệt khó khăn đầu tiên của huyện cán đích NTM trong năm 2021.
Ông Hoàng Văn Soàn- Phó Chủ tịch UBND xã Tú Lệ cho biết: Tính đến thời điểm này, xã Tú Lệ đã hoàn thành 15/19 tiêu chí, trong 4 tiêu chí còn lại có 2 tiêu chí cơ bản hoàn thành và 2 tiêu chí tiếp tục hoàn thiện. Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới giàu bản sắc kết hợp với phát huy tiềm năng du lịch. Địa phương đang tiếp tục kêu gọi, thu hút các nguồn lực đầu tư theo 3 loại hình du lịch gắn với lợi thế của địa phương, quy hoạch, mở rộng vùng trồng lúa nếp Tan đặc sản có giá trị kinh tế, khuyến khích các ngành nghề, dịch vụ phát triển, nâng cao thu nhập, mức sống của nhân dân trên địa bàn.
Nhiều giải pháp để phát triển toàn diện
Để thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu đề ra, huyện Văn Chấn đã xây dựng kế hoạch phân công chỉ tiêu cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, giao trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ lãnh đạo. Ông Chu Hoàng Sơn- Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cho biết: Phòng đã tham mưu với UBND huyện phân bổ chỉ tiêu cụ thể đối với từng xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị trên địa bàn, trong đó huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, kết hợp với nguồn lực xã hội hóa từ các thành phần kinh tế, tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn, xử lý nợ, tồn đọng thuế, tạo cơ chế đầu tư thông thoáng, xúc tiến thương mại. Trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, thực hiện mục tiêu kép “vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch bệnh”. Ưu tiên đầu tư nguồn lực để đồng bộ hệ thống hạ tầng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế bền vững gắn với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng an ninh, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, tăng cường quản lý đất đai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tập trung các nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM, nhất là các xã trong lộ trình cán đích NTM, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2021.
Bám sát phương châm hành động của tỉnh “Tiếp tục tăng tốc, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Chấn tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tận dụng, huy động mọi nguồn lực, tạo cơ chế đầu tư thông thoáng, không ngừng đổi mới, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội tạo nền tảng cho phát triển nhanh, bền vững./.
2064 lượt xem
CTV: Quang Sơn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 một cách toàn diện, đồng chí Mai Mộng Tuân- Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái, Bí thư Huyện ủy Văn Chấn cho rằng: Các cấp, các ngành ở huyện Văn Chấn cần phải có những biện pháp bứt phá ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ, trọng tâm trong năm 2021. Trong đó, ưu tiên vào các mục tiêu khó, mục tiêu chủ đạo. Để làm được điều này, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Chấn đã đưa vào chương trình hành động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ủy viên, tập trung chỉ đạo các ngành xây dựng kế hoạch cụ thể, nhằm tăng tốc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ một cách chắc chắn.Thành tựu đạt được trong khó khăn
Năm 2020 đi qua với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh trên người và cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên các chỉ tiêu của huyện cơ bản đạt và vượt kế hoạch. Nhiều chỉ tiêu đạt cao và nổi bật như: Sản lượng lương thực có hạt đạt trên 44.400 tấn, sản lượng chè búp tươi ước đạt 46 nghìn tấn. Trồng mới trên 3.600ha rừng các loại, hoàn thành 84 nhà ở cho người có công và hộ nghèo, hộ cận nghèo, giảm trên 2.000 hộ nghèo… Đặc biệt, trong việc thực hiện chỉ tiêu thu ngân sách, với những cố gắng, nỗ lực hết mình, huyện đã thu ngân sách đạt 229/218 tỷ đồng, vượt 11 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra.
Trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Văn Chấn đã quan tâm triển khai nhiều mô hình kinh tế, thực hiện tốt các Đề án phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa, trồng mới hơn 100ha cây ăn quả các loại tại các xã, thị trấn vùng ngoài, đề án trồng chè vùng cao. Đặc biệt là Đề án trồng dâu nuôi tằm, hình thành vùng trồng dâu với quy mô 43ha, hình thành tổ hợp tác sản xuất dâu tằm tơ với tổng nguồn vốn đầu tư gần 25 tỷ đồng do Viện Nông nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc tài trợ tại 4 xã, thị trấn.
Ông Lại Văn Đông- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Chấn Thịnh cho biết: Nhân rộng mô hình trồng dâu nuôi tằm giúp nhân dân nâng cao thu nhập từ 220- 250 triệu đồng/ha, đồng thời hình thành vùng chuyên canh sản xuất dâu tằm tơ, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hàng hóa. Đây là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng đã được đề ra tại Đại hội Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2020- 2025.
Kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư, xây dựng.
Bên cạnh những khởi sắc trong phát triển nông nghiệp, kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư, xây dựng với tổng nguồn vốn đầu tư gần 106 tỷ đồng, bê tông xi măng gần 51km đường GTNT, tu sửa trên 370km, sửa chữa 6 công trình cầu treo cùng nhiều hạng mục, công trình khác. Trong đó, Đề án phát triển giao thông đặc thù được triển khai tại 4 xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện đã phát huy hiệu quả, giúp nhân dân đi lại thuận lợi, thúc đẩy giao thương phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh xã hội.
Ông Giàng A Cu- thôn Pín Pé, xã Cát Thịnh cho biết: Được Nhà nước quan tâm, đầu tư hơn 1km đường giao thông đặc thù đã giúp hơn 130 hộ dân trong thôn đi lại dễ dàng, nhân dân rất hào hứng, phấn khởi tham gia đóng góp ngày công lao động, để hoàn thành công trình và đưa vào sử dụng, đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân trong thôn bấy lâu nay.
Thách thức mới, quyết tâm mới
Phát huy những kết quả đạt được, bước vào năm 2021, huyện Văn Chấn đề ra 36 chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh. Xác định đây là năm tăng tốc, bứt phá, tạo bước đà vững chắc cho những năm tiếp theo, huyện Văn Chấn đã triển khai 4 nhóm giải pháp, bám sát 5 chương trình trọng điểm và 3 khâu đột phá triển khai thực hiện theo định hướng của tỉnh. Với 17 chỉ tiêu phát triển kinh tế, trong đó một số chỉ tiêu quan trọng như: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 44.750 tấn, sản lượng chè búp tươi đạt 46.000 tấn, trồng mới trên 3.500ha rừng, tổng đàn gia súc chính đạt trên 120.500 con. Giá trị sản xuất công nghiệp từ 1.400 tỷ đồng trở lên, thu ngân sách nhà nước đạt 225,7 tỷ đồng. Thành lập mới từ 25 doanh nghiệp, 10 HTX và 130 tổ hợp tác sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,75%/năm….
Ông Phùng Thế Hanh- Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Phòng tiếp tục tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó chú trọng vào các đề án phát triển cây ăn quả có múi, chăn nuôi đại gia súc theo hướng bán chăn thả, trồng chè Shan tuyết tại các xã vùng cao, vùng thượng huyện, Đề án trồng dâu nuôi tằm…Đồng thời, duy trì 13 sản phẩm Ocop của 10 đơn vị đăng ký.
Cùng với đó, huyện Văn Chấn tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí của 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, quan tâm đầu tư, hỗ trợ xã Thượng Bằng La và xã Tân Thịnh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Phấn đấu có thêm 3 xã cán đích NTM, trong đó Tú Lệ là xã vùng thượng huyện, vùng cao đặc biệt khó khăn đầu tiên của huyện cán đích NTM trong năm 2021.
Ông Hoàng Văn Soàn- Phó Chủ tịch UBND xã Tú Lệ cho biết: Tính đến thời điểm này, xã Tú Lệ đã hoàn thành 15/19 tiêu chí, trong 4 tiêu chí còn lại có 2 tiêu chí cơ bản hoàn thành và 2 tiêu chí tiếp tục hoàn thiện. Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới giàu bản sắc kết hợp với phát huy tiềm năng du lịch. Địa phương đang tiếp tục kêu gọi, thu hút các nguồn lực đầu tư theo 3 loại hình du lịch gắn với lợi thế của địa phương, quy hoạch, mở rộng vùng trồng lúa nếp Tan đặc sản có giá trị kinh tế, khuyến khích các ngành nghề, dịch vụ phát triển, nâng cao thu nhập, mức sống của nhân dân trên địa bàn.
Nhiều giải pháp để phát triển toàn diện
Để thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu đề ra, huyện Văn Chấn đã xây dựng kế hoạch phân công chỉ tiêu cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, giao trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ lãnh đạo. Ông Chu Hoàng Sơn- Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cho biết: Phòng đã tham mưu với UBND huyện phân bổ chỉ tiêu cụ thể đối với từng xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị trên địa bàn, trong đó huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, kết hợp với nguồn lực xã hội hóa từ các thành phần kinh tế, tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn, xử lý nợ, tồn đọng thuế, tạo cơ chế đầu tư thông thoáng, xúc tiến thương mại. Trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, thực hiện mục tiêu kép “vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch bệnh”. Ưu tiên đầu tư nguồn lực để đồng bộ hệ thống hạ tầng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế bền vững gắn với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng an ninh, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, tăng cường quản lý đất đai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tập trung các nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM, nhất là các xã trong lộ trình cán đích NTM, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2021.
Bám sát phương châm hành động của tỉnh “Tiếp tục tăng tốc, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Chấn tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tận dụng, huy động mọi nguồn lực, tạo cơ chế đầu tư thông thoáng, không ngừng đổi mới, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội tạo nền tảng cho phát triển nhanh, bền vững./.