CTTĐT - Với phương pháp “cầm tay chỉ việc” trong năm 2020, Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố Yên Bái đã hướng dẫn, giúp đỡ bà con nông dân thành phố ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả, nâng cao thu nhập.
Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố hướng dẫn người dân kỹ thuật úm gà khi trời rét
Nhiều năm nay gia đình ông Phạm Văn Cương thôn Châu Giang xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái phát triển kinh tế gia đình từ nuôi gà thương phẩm. Ban đầu với quy mô nhỏ vài trăm con đến thời kỳ cao điểm từ 2.000-2.500 con/lứa. Năm 2020, gia đình cũng được tạo điều kiện tham gia dự án gà 1 nghìn con/lứa theo Quyết định 27 của UBND tỉnh với số tiền hỗ trợ 15 triệu đồng. Trong quá trình chăn nuôi, gia đình ông luôn nhận được sự quan tâm của cán bộ khuyến nông phụ trách địa bàn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thú ý. Từ việc chăm sóc, phòng trừ các loại bệnh theo từng giai đoạn, từng mùa. Sau khi áp dụng những kiến thức được hướng dẫn, gia đình ông Cương chăn nuôi hiệu quả hơn. Ông Cương cho biết: Nhờ làm theo hướng dẫn về chăm sóc, phòng trừ bệnh cho gia cầm của cán bộ chăn nuôi thú y, tôi đã áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi của gia đình và cho hiệu quả cao.
Nhờ cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh, thành phố, những năm gần đây nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố đã tham gia chăn nuôi quy mô lớn. Do đó, để nâng cao kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố được phân công phụ trách từng địa bàn đã xuống tận hộ gia đình, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân tham gia các dự án chăn nuôi phát triển kinh tế trong xây dựng chuồng trại, lựa chọn con giống, quy trình kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh. Hướng dẫn cách sử dụng men vi sinh hoạt tính trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi, để tận dụng phế phẩm nôn nghiệp, giảm chi phí đầu vào; áp dụng kỹ thuật chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học, giúp bảo vệ môi trường. Anh Lương Anh Lập, viên chức Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố trao đổi: Tôi đã hướng dẫn kỹ thuật, thông tin tuyên truyền qua loa truyền thanh, tài liệu viết tay, hướng dẫn trực tiếp tại hộ chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi, sử dụng thức ăn, chăm sóc, phòng chống đói rét, phòng trừ bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Giúp bà con chăn nuôi hiệu quả hơn.
Một trong những ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất được Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố đem đến người nông dân chính là triển khai thực hiện Dự án “Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm rau an toàn thành phố” được triển khai tại 3 xã Âu Lâu, Tuy Lộc, Văn Phú. Cán bộ của Trung tâm đã giúp nông dân nâng cao trình độ sản xuất, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật mới theo phương pháp tăng cường sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, hạn chế sử dụng phân hóa học giúp cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, giảm được chi phí thuốc BVTV, sử dụng màng phủ nông nghiệp giúp giảm công chăm sóc, quản lý cỏ dại… đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, giúp tăng hiệu quả trong sản xuất. Bà Nguyễn Thị Hải, thôn Tuy Lộc xã Văn Phú cho hay: Được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, chúng tôi thực hiện sản xuất rau theo đúng quy trình, quy định về sản xuất rau an toàn từ đó hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV, kết hợp quản lý dịch hại tổng hợp, an toàn và bền vững dưới sự hướng dẫn, giám sát của ban quản trị Hợp tác xã, của cán bộ Trung tâm và cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã.
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố hướng dẫn người trồng rau xã Văn Phú chăm sóc rau an toàn.
Bằng biện pháp “cầm tay chỉ việc” trong năm 2020, Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố đã tập huấn cho 7.000 lượt hộ nông dân. Bao gồm tổ chức 05 lớp tập huấn kỹ thuật cho 250 lượt nông dân; tập huấn kỹ thuật đầu bờ cho 6.750 lượt nông dân. Nội dung tuyên truyền các cơ chế chính sách hỗ trợ, các dự án phát triển kinh tế năm 2020; kỹ thuật thâm canh, chăm sóc lúa vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu 2020; quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn, biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ mùa, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây rau màu, ngô… Từ vai trò “cầu nối” đưa khoa học kỹ thuật đến với nông dân, Trung tâm đã góp phần từng bước làm thay đổi cách thức sản xuất manh mún sang sản xuất hàng hóa bằng việc đưa giống mới có năng suất cao, có giá trị kinh tế vào sản xuất, chăn nuôi nâng cao thu nhập cho người dân. Bà Phạm Minh Phương- Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố khẳng định: Trong năm 2020, đơn vị chúng tôi thường xuyên xuống cơ sở sản xuất, xuống đồng ruộng hướng dẫn bà con nông dân thực hiện các mô hình trình diễn trong trồng lúa, trồng rau an toàn, chăn nuôi hàng hóa. Cán bộ phụ trách cơ sở thường xuyên chuyển giao KHKT mới, công nghệ mới trong trồng trọt, chăn nuôi giúp bà con ứng dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Năm 2021, Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố Yên Bái tiếp tục phối hợp với các xã, phường xây dựng mô hình trình diễn về sản xuất nông lâm nghiệp, tập trung lựa chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất của thành phố nhằm bổ sung đưa vào cơ cấu giống, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chăn nuôi, giúp người dân có những sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao trên thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.
1438 lượt xem
Theo Trang TTĐT thành phố Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với phương pháp “cầm tay chỉ việc” trong năm 2020, Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố Yên Bái đã hướng dẫn, giúp đỡ bà con nông dân thành phố ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả, nâng cao thu nhập.Nhiều năm nay gia đình ông Phạm Văn Cương thôn Châu Giang xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái phát triển kinh tế gia đình từ nuôi gà thương phẩm. Ban đầu với quy mô nhỏ vài trăm con đến thời kỳ cao điểm từ 2.000-2.500 con/lứa. Năm 2020, gia đình cũng được tạo điều kiện tham gia dự án gà 1 nghìn con/lứa theo Quyết định 27 của UBND tỉnh với số tiền hỗ trợ 15 triệu đồng. Trong quá trình chăn nuôi, gia đình ông luôn nhận được sự quan tâm của cán bộ khuyến nông phụ trách địa bàn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thú ý. Từ việc chăm sóc, phòng trừ các loại bệnh theo từng giai đoạn, từng mùa. Sau khi áp dụng những kiến thức được hướng dẫn, gia đình ông Cương chăn nuôi hiệu quả hơn. Ông Cương cho biết: Nhờ làm theo hướng dẫn về chăm sóc, phòng trừ bệnh cho gia cầm của cán bộ chăn nuôi thú y, tôi đã áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi của gia đình và cho hiệu quả cao.
Nhờ cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh, thành phố, những năm gần đây nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố đã tham gia chăn nuôi quy mô lớn. Do đó, để nâng cao kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố được phân công phụ trách từng địa bàn đã xuống tận hộ gia đình, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân tham gia các dự án chăn nuôi phát triển kinh tế trong xây dựng chuồng trại, lựa chọn con giống, quy trình kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh. Hướng dẫn cách sử dụng men vi sinh hoạt tính trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi, để tận dụng phế phẩm nôn nghiệp, giảm chi phí đầu vào; áp dụng kỹ thuật chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học, giúp bảo vệ môi trường. Anh Lương Anh Lập, viên chức Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố trao đổi: Tôi đã hướng dẫn kỹ thuật, thông tin tuyên truyền qua loa truyền thanh, tài liệu viết tay, hướng dẫn trực tiếp tại hộ chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi, sử dụng thức ăn, chăm sóc, phòng chống đói rét, phòng trừ bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Giúp bà con chăn nuôi hiệu quả hơn.
Một trong những ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất được Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố đem đến người nông dân chính là triển khai thực hiện Dự án “Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm rau an toàn thành phố” được triển khai tại 3 xã Âu Lâu, Tuy Lộc, Văn Phú. Cán bộ của Trung tâm đã giúp nông dân nâng cao trình độ sản xuất, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật mới theo phương pháp tăng cường sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, hạn chế sử dụng phân hóa học giúp cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, giảm được chi phí thuốc BVTV, sử dụng màng phủ nông nghiệp giúp giảm công chăm sóc, quản lý cỏ dại… đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, giúp tăng hiệu quả trong sản xuất. Bà Nguyễn Thị Hải, thôn Tuy Lộc xã Văn Phú cho hay: Được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, chúng tôi thực hiện sản xuất rau theo đúng quy trình, quy định về sản xuất rau an toàn từ đó hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV, kết hợp quản lý dịch hại tổng hợp, an toàn và bền vững dưới sự hướng dẫn, giám sát của ban quản trị Hợp tác xã, của cán bộ Trung tâm và cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã.
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố hướng dẫn người trồng rau xã Văn Phú chăm sóc rau an toàn.
Bằng biện pháp “cầm tay chỉ việc” trong năm 2020, Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố đã tập huấn cho 7.000 lượt hộ nông dân. Bao gồm tổ chức 05 lớp tập huấn kỹ thuật cho 250 lượt nông dân; tập huấn kỹ thuật đầu bờ cho 6.750 lượt nông dân. Nội dung tuyên truyền các cơ chế chính sách hỗ trợ, các dự án phát triển kinh tế năm 2020; kỹ thuật thâm canh, chăm sóc lúa vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu 2020; quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn, biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ mùa, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây rau màu, ngô… Từ vai trò “cầu nối” đưa khoa học kỹ thuật đến với nông dân, Trung tâm đã góp phần từng bước làm thay đổi cách thức sản xuất manh mún sang sản xuất hàng hóa bằng việc đưa giống mới có năng suất cao, có giá trị kinh tế vào sản xuất, chăn nuôi nâng cao thu nhập cho người dân. Bà Phạm Minh Phương- Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố khẳng định: Trong năm 2020, đơn vị chúng tôi thường xuyên xuống cơ sở sản xuất, xuống đồng ruộng hướng dẫn bà con nông dân thực hiện các mô hình trình diễn trong trồng lúa, trồng rau an toàn, chăn nuôi hàng hóa. Cán bộ phụ trách cơ sở thường xuyên chuyển giao KHKT mới, công nghệ mới trong trồng trọt, chăn nuôi giúp bà con ứng dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Năm 2021, Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố Yên Bái tiếp tục phối hợp với các xã, phường xây dựng mô hình trình diễn về sản xuất nông lâm nghiệp, tập trung lựa chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất của thành phố nhằm bổ sung đưa vào cơ cấu giống, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chăn nuôi, giúp người dân có những sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao trên thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.