CTTĐT - Việc ban hành Kế hoạch nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật của các nhà trường góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; cung cấp kiến thức, kỹ năng về công tác phòng ngừa tội phạm, phòng, chống vi phạm pháp luật và nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành pháp luật của các thành viên trong nhà trường.
Các trường học, cơ sở giáo dục tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình và hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Mục tiêu cụ thể là 100% nhà trường kiện toàn, thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả của Ban chỉ đạo “Phòng, chống tội phạm”; xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật gắn với nhiệm vụ, hoạt động thường xuyên của nhà trường trong từng năm học; thiết lập các kênh tiếp nhận những thông tin, phản ánh để tư vấn, hỗ trợ, kịp thời giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong nhà trường.
100% nhà trường tổ chức ký cam kết giữa “Nhà trường - Gia đình - Chính quyền địa phương” về nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật.
100% nhà trường xây dựng, duy trì ít nhất 01 mô hình (tổ/đội xung kích; tổ/đội an ninh, trật tự; câu lạc bộ;…) về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật.
95% trở lên nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.
Phấn đấu hàng năm giảm số vụ, số người phạm tội, vi phạm pháp luật liên quan đến học sinh, sinh viên (gọi chung là người học).
Các biện pháp để đạt được mục tiêu bao gồm: Tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật; Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình và hoạt động giáo dục trong nhà trường; Nâng cao năng lực của các thành viên trong nhà trường về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật; Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan, ban, ngành của địa phương trong công tác quản lý, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý người học nhằm nâng cao công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát…
Kế hoạch cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong triển khai thực hiện Dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
2044 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Việc ban hành Kế hoạch nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật của các nhà trường góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; cung cấp kiến thức, kỹ năng về công tác phòng ngừa tội phạm, phòng, chống vi phạm pháp luật và nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành pháp luật của các thành viên trong nhà trường.Mục tiêu cụ thể là 100% nhà trường kiện toàn, thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả của Ban chỉ đạo “Phòng, chống tội phạm”; xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật gắn với nhiệm vụ, hoạt động thường xuyên của nhà trường trong từng năm học; thiết lập các kênh tiếp nhận những thông tin, phản ánh để tư vấn, hỗ trợ, kịp thời giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong nhà trường.
100% nhà trường tổ chức ký cam kết giữa “Nhà trường - Gia đình - Chính quyền địa phương” về nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật.
100% nhà trường xây dựng, duy trì ít nhất 01 mô hình (tổ/đội xung kích; tổ/đội an ninh, trật tự; câu lạc bộ;…) về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật.
95% trở lên nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.
Phấn đấu hàng năm giảm số vụ, số người phạm tội, vi phạm pháp luật liên quan đến học sinh, sinh viên (gọi chung là người học).
Các biện pháp để đạt được mục tiêu bao gồm: Tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật; Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình và hoạt động giáo dục trong nhà trường; Nâng cao năng lực của các thành viên trong nhà trường về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật; Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan, ban, ngành của địa phương trong công tác quản lý, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý người học nhằm nâng cao công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát…
Kế hoạch cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong triển khai thực hiện Dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”