Từ ngày 03/10/2017, các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập được thực hiện theo Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành.
Ảnh minh họa
Thông tư này áp dụng đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục (gọi chung là giáo viên) đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục chuyên biệt công lập hoặc đang giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên trong các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh/cấp huyện, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện (gọi chung là cơ sở giáo dục) và đã được xếp hạng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Thông tư nêu rõ, giáo viên dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi và được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi.
Bên cạnh đó, được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 03 năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi; có đủ phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền; có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi theo quy định.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định rõ về nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng II lên hạng I; từ hạng III lên hạng II; từ hạng IV lên hạng III.
Nội dung thi đều bao gồm: Môn thi kiến thức chung; môn thi chuyên môn, nghiệp vụ; môn thi Ngoại ngữ; môn thi tin học.
Theo Thông tư, miễn thi ngoại ngữ đối với giáo viên dự thi thuộc một trong các trường hợp: Giáo viên tính đến ngày 31/12 của năm tổ chức thi thăng hạng, có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ; giáo viên đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài sử dụng một trong các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc trong đào tạo; văn bằng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định hiện hành; có bằng tốt nghiệp đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ thuộc một trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc…
Miễn thi tin học đối với giáo viên dự thi đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành tin học hoặc công nghệ thông tin trở lên.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 03/10/2017.
1415 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Từ ngày 03/10/2017, các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập được thực hiện theo Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành.Thông tư này áp dụng đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục (gọi chung là giáo viên) đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục chuyên biệt công lập hoặc đang giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên trong các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh/cấp huyện, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện (gọi chung là cơ sở giáo dục) và đã được xếp hạng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Thông tư nêu rõ, giáo viên dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi và được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi.
Bên cạnh đó, được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 03 năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi; có đủ phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền; có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi theo quy định.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định rõ về nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng II lên hạng I; từ hạng III lên hạng II; từ hạng IV lên hạng III.
Nội dung thi đều bao gồm: Môn thi kiến thức chung; môn thi chuyên môn, nghiệp vụ; môn thi Ngoại ngữ; môn thi tin học.
Theo Thông tư, miễn thi ngoại ngữ đối với giáo viên dự thi thuộc một trong các trường hợp: Giáo viên tính đến ngày 31/12 của năm tổ chức thi thăng hạng, có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ; giáo viên đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài sử dụng một trong các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc trong đào tạo; văn bằng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định hiện hành; có bằng tốt nghiệp đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ thuộc một trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc…
Miễn thi tin học đối với giáo viên dự thi đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành tin học hoặc công nghệ thông tin trở lên.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 03/10/2017.