CTTĐT - Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, có hiệu quả, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND huyện Văn Yên yêu cầu các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Nhiều khu vực của Văn Yên bị ngập lụt do mưa lũ (Ảnh minh họa)
UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai năm 2021. Kiện toàn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ huy PCTT-TKCN. Nâng cao trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy của Ban chỉ huy và của từng thành viên Ban chỉ huy, đảm bảo tính thống nhất, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành để phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tổ chức tập huấn, diễn tập các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ dưới nhiều hình thức (Tờ rơi, cẩm nang, sổ tay, tuyên truyền trên Đài phát thanh...) cho mọi tầng lớp nhân dân, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chủ động tự phòng, tránh thiên tai an toàn, hiệu quả. Tập trung chỉ đạo ở các địa bàn xung yếu, đối tượng dễ bị tổn thương như người khuyết tật, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, những hộ đi làm nương, đồi thường xuyên ngủ lại ở trên lán, trại... Củng cố mạng lưới thông tin liên lạc, mạng lưới dự báo, cảnh báo đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống, đặc biệt là những xã, những vùng thường xuyên bị ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn, các cơ quan thực hiện chế độ trực ban từ ngày 01/01 đến 31/3 theo Công điện, Chỉ thị, cảnh báo, yêu cầu của cấp trên; trong mùa mưa, lũ trực ban 24/24 giờ từ 01/4 đến 30/12; thực hiện tốt theo phương châm 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ).
Các xã ven Sông Hồng, ven Suối Thia, suối Hút và một số suối khác, khu vực có nguy cơ xảy ra ngập úng, lũ quét, sạt lở đất cần có kế hoạch, phương án phòng, chống lũ và di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn. Vận động nhân dân chuẩn bị bè, mảng, thuyền nan, gia cố nhà cửa, đồng thời dự trữ các mặt hàng thiết yếu, nhất là lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh, các nhu yếu phẩm khác để đối phó và khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra.
UBND huyện cũng yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đường dây cao thế, hạ thế và các trạm trung gian và phụ tải để đảm bảo cung cấp điện an toàn không để sự cố khi thiên tai xảy ra. Có kế hoạch dự phòng các mặt hàng thiết yếu đảm bảo cung ứng cho các xã vùng sâu, vùng xa, khu vực có nguy cơ cao về thiên tai. Đồng thời có kế hoạch đảm bảo giao thông trên các tuyến đường trọng điểm và các cơ sở hạ tầng khác. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khi có thiên tai xảy ra. Rà soát các phương tiện, thiết bị, chuẩn bị đủ cơ số thuốc và nhân lực để sẵn sàng đối phó khi thiên tai xảy ra, đảm bảo cứu chữa người và vệ sinh môi trường. Kiểm tra, đánh giá thực trạng, sự an toàn của các công trình thủy lợi, các hồ chứa nước. Đồng thời có biện pháp dự trữ nước ở các hồ chứa để đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất; chủ động dự phòng các loại giống cây trồng, vật tư nông nghiệp để khôi phục sản xuất sau thiên tai. Tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn và đề xuất các chính sách hỗ trợ theo quy định.
1047 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, có hiệu quả, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND huyện Văn Yên yêu cầu các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai năm 2021. Kiện toàn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ huy PCTT-TKCN. Nâng cao trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy của Ban chỉ huy và của từng thành viên Ban chỉ huy, đảm bảo tính thống nhất, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành để phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tổ chức tập huấn, diễn tập các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ dưới nhiều hình thức (Tờ rơi, cẩm nang, sổ tay, tuyên truyền trên Đài phát thanh...) cho mọi tầng lớp nhân dân, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chủ động tự phòng, tránh thiên tai an toàn, hiệu quả. Tập trung chỉ đạo ở các địa bàn xung yếu, đối tượng dễ bị tổn thương như người khuyết tật, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, những hộ đi làm nương, đồi thường xuyên ngủ lại ở trên lán, trại... Củng cố mạng lưới thông tin liên lạc, mạng lưới dự báo, cảnh báo đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống, đặc biệt là những xã, những vùng thường xuyên bị ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn, các cơ quan thực hiện chế độ trực ban từ ngày 01/01 đến 31/3 theo Công điện, Chỉ thị, cảnh báo, yêu cầu của cấp trên; trong mùa mưa, lũ trực ban 24/24 giờ từ 01/4 đến 30/12; thực hiện tốt theo phương châm 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ).
Các xã ven Sông Hồng, ven Suối Thia, suối Hút và một số suối khác, khu vực có nguy cơ xảy ra ngập úng, lũ quét, sạt lở đất cần có kế hoạch, phương án phòng, chống lũ và di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn. Vận động nhân dân chuẩn bị bè, mảng, thuyền nan, gia cố nhà cửa, đồng thời dự trữ các mặt hàng thiết yếu, nhất là lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh, các nhu yếu phẩm khác để đối phó và khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra.
UBND huyện cũng yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đường dây cao thế, hạ thế và các trạm trung gian và phụ tải để đảm bảo cung cấp điện an toàn không để sự cố khi thiên tai xảy ra. Có kế hoạch dự phòng các mặt hàng thiết yếu đảm bảo cung ứng cho các xã vùng sâu, vùng xa, khu vực có nguy cơ cao về thiên tai. Đồng thời có kế hoạch đảm bảo giao thông trên các tuyến đường trọng điểm và các cơ sở hạ tầng khác. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khi có thiên tai xảy ra. Rà soát các phương tiện, thiết bị, chuẩn bị đủ cơ số thuốc và nhân lực để sẵn sàng đối phó khi thiên tai xảy ra, đảm bảo cứu chữa người và vệ sinh môi trường. Kiểm tra, đánh giá thực trạng, sự an toàn của các công trình thủy lợi, các hồ chứa nước. Đồng thời có biện pháp dự trữ nước ở các hồ chứa để đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất; chủ động dự phòng các loại giống cây trồng, vật tư nông nghiệp để khôi phục sản xuất sau thiên tai. Tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn và đề xuất các chính sách hỗ trợ theo quy định.