Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 24/11/2023 phê duyệt “Kế hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2030”.
Phát triển chuẩn đo lường quốc gia theo hướng hiện đại.
Mục tiêu chung nhằm phát triển chuẩn đo lường quốc gia theo hướng hiện đại, đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường trong giai đoạn mới, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
Giai đoạn 2024 – 2025 phấn đấu duy trì, bảo quản và sử dụng 48 chuẩn đo lường quốc gia của 29 đại lượng đã được phê duyệt theo Quy hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 1361/QĐ-TTg ngày 8/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ; đầu tư phát triển mới, bổ sung 08 chuẩn đo lường của 07 đại lượng.
Giai đoạn 2026 – 2030, duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia của các đại lượng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đầu tư nâng cấp mở rộng phạm vi đo, nâng cao trình độ 09 chuẩn đo lường quốc gia của 08 đại lượng đã được phê duyệt; đầu tư phát triển mới, bổ sung 36 chuẩn đo lường của 23 đại lượng.
Ưu tiên nguồn lực phát triển các chuẩn đo lường quốc gia
Để đạt được các mục tiêu trên, Kế hoạch đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Tập trung, ưu tiên nguồn lực triển khai, phát triển các chuẩn đo lường quốc gia được phê duyệt; đào tạo cán bộ; duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia; hợp tác quốc tế.
Cùng với đó là phát triển chuẩn đo lường quốc gia đáp ứng các yêu cầu sau:
- Sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, phù hợp với điều kiện duy trì, bảo quản, sử dụng tại Việt Nam; bảo đảm trình độ chuẩn tương đương với trình độ chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN.
- Đạt độ chính xác và phạm vi đo cần thiết tương đương với đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đầu (primary standards) hoặc chuẩn thứ (secondary standards), giữ vai trò là chuẩn đo lường quốc gia cho từng lĩnh vực đo tương ứng, bảo đảm tính liên kết của chuẩn tới Hệ đơn vị đo quốc tế (SI), đảm bảo thời hạn hoàn thành.
- Đồng bộ giữa chuẩn đo lường quốc gia được trang bị với thiết bị sao truyền, thiết bị phụ trợ, bảo đảm chuẩn đo lường quốc gia được dẫn xuất đến chuẩn chính đang sử dụng trong các ngành kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đảm bảo thời hạn hoàn thành.
906 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 24/11/2023 phê duyệt “Kế hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2030”.Mục tiêu chung nhằm phát triển chuẩn đo lường quốc gia theo hướng hiện đại, đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường trong giai đoạn mới, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
Giai đoạn 2024 – 2025 phấn đấu duy trì, bảo quản và sử dụng 48 chuẩn đo lường quốc gia của 29 đại lượng đã được phê duyệt theo Quy hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 1361/QĐ-TTg ngày 8/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ; đầu tư phát triển mới, bổ sung 08 chuẩn đo lường của 07 đại lượng.
Giai đoạn 2026 – 2030, duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia của các đại lượng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đầu tư nâng cấp mở rộng phạm vi đo, nâng cao trình độ 09 chuẩn đo lường quốc gia của 08 đại lượng đã được phê duyệt; đầu tư phát triển mới, bổ sung 36 chuẩn đo lường của 23 đại lượng.
Ưu tiên nguồn lực phát triển các chuẩn đo lường quốc gia
Để đạt được các mục tiêu trên, Kế hoạch đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Tập trung, ưu tiên nguồn lực triển khai, phát triển các chuẩn đo lường quốc gia được phê duyệt; đào tạo cán bộ; duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia; hợp tác quốc tế.
Cùng với đó là phát triển chuẩn đo lường quốc gia đáp ứng các yêu cầu sau:
- Sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, phù hợp với điều kiện duy trì, bảo quản, sử dụng tại Việt Nam; bảo đảm trình độ chuẩn tương đương với trình độ chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN.
- Đạt độ chính xác và phạm vi đo cần thiết tương đương với đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đầu (primary standards) hoặc chuẩn thứ (secondary standards), giữ vai trò là chuẩn đo lường quốc gia cho từng lĩnh vực đo tương ứng, bảo đảm tính liên kết của chuẩn tới Hệ đơn vị đo quốc tế (SI), đảm bảo thời hạn hoàn thành.
- Đồng bộ giữa chuẩn đo lường quốc gia được trang bị với thiết bị sao truyền, thiết bị phụ trợ, bảo đảm chuẩn đo lường quốc gia được dẫn xuất đến chuẩn chính đang sử dụng trong các ngành kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đảm bảo thời hạn hoàn thành.