Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 489/TB-VPCP kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tại Phiên họp thứ 6 ngày 14/11/2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thông báo nêu rõ, thời gian qua công tác cải cách thể chế, xây dựng pháp luật được đặc biệt quan tâm, nhiều vướng mắc về sản xuất kinh doanh, tài khóa, tiền tệ, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp... được tháo gỡ. Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã tổ chức 08 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, ban hành 79 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 27 Quyết định quy phạm.
Cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được đẩy mạnh: Từ năm 2021 đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2.500 quy định kinh doanh. Các bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa 437 TTHC liên quan đến giấy tờ công dân; 21/22 bộ và 61/63 địa phương đã công bố danh mục TTHC nội bộ. Chính phủ đã báo cáo Quốc hội, báo cáo Bộ Chính trị về 02 Nghị quyết liên quan đến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: (1) Nhận thức về tầm quan trọng, sức lan tỏa và hiệu quả công tác CCHC của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn hạn chế; (2) Tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, thi hành luật, pháp lệnh chưa được khắc phục triệt để; (3) Cải cách TTHC còn nhiều thách thức, thủ tục còn rườm rà; việc công bố, công khai còn chậm, chưa nghiêm; việc triển khai phương án đơn giản hóa TTHC còn rất chậm; việc đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, TTHC nội bộ chưa đạt yêu cầu; cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở một số nơi còn hình thức, chưa thuận lợi...; (4) Việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy tổ chức ở một số nơi còn mang tính cơ học, hiệu quả hoạt động chưa cao; (5) Kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; vẫn xảy ra tình trạng công chức né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong xử lý công việc hoặc gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực khi giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp…
Đẩy mạnh triển khai một cách toàn diện, đồng bộ đối với 06 nội dung về CCHC
Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Thông báo nêu rõ, các thành viên của Ban Chỉ đạo phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thành các nhiệm vụ CCHC năm 2023. Tuyệt đối không đùn đẩy trách nhiệm và tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, không gây lãng phí nguồn lực.
Các bộ, ngành và địa phương: Đẩy mạnh triển khai một cách toàn diện, đồng bộ đối với 06 nội dung về CCHC (cải cách thể chế, cải cách TTHC, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số); tăng cường nguồn lực cho cấp cơ sở để tạo đột phá cho công tác này.
Bộ trưởng Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp làm Trưởng Ban chỉ đạo CCHC của Bộ, cơ quan, địa phương; trực tiếp chỉ đạo công tác CCHC, xây dựng thể chế, cải cách TTHC, nhất là các địa phương tăng cường đối thoại để trực tiếp nắm bắt và chỉ đạo xử lý tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp.
Bộ, ngành, cơ quan Trung ương tập trung vào công tác quản lý, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho cấp dưới đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường giám sát, kiểm tra; cắt giảm tối đa các TTHC không cần thiết.
Tiếp tục cải cách mạnh mẽ các quy định về nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức
Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ: Giữ vai trò quan trọng của cơ quan thường trực CCHC, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những biện pháp, giải pháp mới, sáng tạo, đột phá để tổ chức thực hiện Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.
Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan triển khai các nhiệm vụ cần thiết để thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách năm 2024, được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, ngày 10 tháng 11 năm 2023.
Khẩn trương rà soát, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tiếp tục cải cách mạnh mẽ các quy định về nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.
Văn phòng Chính phủ rà soát, kiểm tra, đôn đốc các bộ, địa phương hoàn thành các nhiệm vụ cải cách TTHC năm 2023 theo các kế hoạch được ban hành. Tổng hợp, theo dõi, giúp Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, quy định kinh doanh theo chương trình, kế hoạch đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ Tư pháp chủ trì, đôn đốc các bộ, ngành tập trung rà soát toàn diện các quy định pháp luật, kịp thời phát hiện những quy định bất cập, những vấn đề vướng mắc để sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Bộ Tài chính phối hợp các bộ, ngành hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập và khuyến khích xã hội hóa dịch vụ công ở các lĩnh vực có đủ điều kiện.
1204 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 489/TB-VPCP kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tại Phiên họp thứ 6 ngày 14/11/2023. Thông báo nêu rõ, thời gian qua công tác cải cách thể chế, xây dựng pháp luật được đặc biệt quan tâm, nhiều vướng mắc về sản xuất kinh doanh, tài khóa, tiền tệ, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp... được tháo gỡ. Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã tổ chức 08 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, ban hành 79 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 27 Quyết định quy phạm.
Cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được đẩy mạnh: Từ năm 2021 đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2.500 quy định kinh doanh. Các bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa 437 TTHC liên quan đến giấy tờ công dân; 21/22 bộ và 61/63 địa phương đã công bố danh mục TTHC nội bộ. Chính phủ đã báo cáo Quốc hội, báo cáo Bộ Chính trị về 02 Nghị quyết liên quan đến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: (1) Nhận thức về tầm quan trọng, sức lan tỏa và hiệu quả công tác CCHC của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn hạn chế; (2) Tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, thi hành luật, pháp lệnh chưa được khắc phục triệt để; (3) Cải cách TTHC còn nhiều thách thức, thủ tục còn rườm rà; việc công bố, công khai còn chậm, chưa nghiêm; việc triển khai phương án đơn giản hóa TTHC còn rất chậm; việc đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, TTHC nội bộ chưa đạt yêu cầu; cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở một số nơi còn hình thức, chưa thuận lợi...; (4) Việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy tổ chức ở một số nơi còn mang tính cơ học, hiệu quả hoạt động chưa cao; (5) Kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; vẫn xảy ra tình trạng công chức né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong xử lý công việc hoặc gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực khi giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp…
Đẩy mạnh triển khai một cách toàn diện, đồng bộ đối với 06 nội dung về CCHC
Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Thông báo nêu rõ, các thành viên của Ban Chỉ đạo phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thành các nhiệm vụ CCHC năm 2023. Tuyệt đối không đùn đẩy trách nhiệm và tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, không gây lãng phí nguồn lực.
Các bộ, ngành và địa phương: Đẩy mạnh triển khai một cách toàn diện, đồng bộ đối với 06 nội dung về CCHC (cải cách thể chế, cải cách TTHC, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số); tăng cường nguồn lực cho cấp cơ sở để tạo đột phá cho công tác này.
Bộ trưởng Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp làm Trưởng Ban chỉ đạo CCHC của Bộ, cơ quan, địa phương; trực tiếp chỉ đạo công tác CCHC, xây dựng thể chế, cải cách TTHC, nhất là các địa phương tăng cường đối thoại để trực tiếp nắm bắt và chỉ đạo xử lý tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp.
Bộ, ngành, cơ quan Trung ương tập trung vào công tác quản lý, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho cấp dưới đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường giám sát, kiểm tra; cắt giảm tối đa các TTHC không cần thiết.
Tiếp tục cải cách mạnh mẽ các quy định về nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức
Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ: Giữ vai trò quan trọng của cơ quan thường trực CCHC, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những biện pháp, giải pháp mới, sáng tạo, đột phá để tổ chức thực hiện Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.
Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan triển khai các nhiệm vụ cần thiết để thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách năm 2024, được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, ngày 10 tháng 11 năm 2023.
Khẩn trương rà soát, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tiếp tục cải cách mạnh mẽ các quy định về nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.
Văn phòng Chính phủ rà soát, kiểm tra, đôn đốc các bộ, địa phương hoàn thành các nhiệm vụ cải cách TTHC năm 2023 theo các kế hoạch được ban hành. Tổng hợp, theo dõi, giúp Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, quy định kinh doanh theo chương trình, kế hoạch đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ Tư pháp chủ trì, đôn đốc các bộ, ngành tập trung rà soát toàn diện các quy định pháp luật, kịp thời phát hiện những quy định bất cập, những vấn đề vướng mắc để sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Bộ Tài chính phối hợp các bộ, ngành hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập và khuyến khích xã hội hóa dịch vụ công ở các lĩnh vực có đủ điều kiện.