CTTĐT - Những năm qua, từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn huyện Văn Yên đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương nông dân vượt khó, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Một trong số đó phải kể đến tấm gương ông Lý A Dèn, dân tộc Dao ở thôn Cài, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên. Hiện ông Dèn đang đang sở hữu đàn trâu lớn nhất xã Lâm Giang và nhất huyện Văn Yên. Sau nhiều năm gây dựng, ông đã trở thành “triệu phú nuôi trâu nơi miền sơn cước”.
Đàn trâu béo tốt của ông Lý A Dèn
Men theo con đường rừng trơn trượt, khấp khểnh, chúng tôi đến thăm trang trại của ông Lý A Dèn, thôn Cài xã Lâm Giang. Buổi chiều miền sơn cước êm ả như ru, trên con đường mòn dẫn về bản, từng đàn trâu nối đuôi nhau về chuồng. Tiếng mõ trâu kêu lốc cốc đều đều như xua tan vẻ tĩnh mịch của núi rừng. Năm nay đã bước sang tuổi 63, nhưng nom ông Dèn còn rắn giỏi lắm. Minh chứng là ngày mưa ông vẫn cứ cuốc bộ hàng cây số đường rừng để chăn thả đàn trâu của mình. Ông Dèn vừa cười hồn nhiên, khoe tài sản gần 40 con trâu đen bóng trong chuồng. Ông Rèn bảo, hạt thóc, bắp ngô, củ khoai ở nơi này rất sẵn, đất rộng bát ngát, người dân cần cù chịu khó, thế mà trước đây cuộc sống nghèo vẫn hoàn nghèo. Suốt mấy chục năm chăm bẵm và tìm tòi cách chăm sóc đàn trâu, một điều ông Dèn nhận thấy rằng nuôi cái con “ăn cỏ uống nước lã” này là dễ kiếm tiền hơn cả.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất thừa tiềm năng, nhưng thiếu người đánh thức, năm 1990 ông Dèn đã cùng vợ con vào dựng lán trại trong vùng rừng núi hoang vu của thôn Cài, xã Lâm Giang để lập nghiệp. Tài sản quý nhất lúc bấy giờ chỉ là căn nhà lá tạm bợ dựng lên giữa rừng núi hoang vu, đủ che nắng chứ mưa xuống thì trong nhà dột như ngoài sân, 6 đứa con nhỏ nheo nhóc, thiếu ăn, thiếu mặc. Không thể để vợ con đói khổ mãi được, ông Lý A Dèn đã suy nghĩ nhiều đêm và quyết tâm khai hoang trồng cây quế. Những năm cây quế còn nhỏ, ông trồng xen lúa, ngô, sắn để lấy ngắn nuôi dài, vừa có lương thực thực phẩm để ăn và chăn nuôi. Bằng bàn tay, khối óc, sự cần cù, chịu thương, chịu khó, không quản ngại nắng mưa, thức khuya, dậy sớm, ông đã cùng vợ con ngày ngày, tháng tháng đánh những gốc lau, khuân từng viên đá, san từng mô đất để khai hoang hơn 2 mẫu ruộng nước, đào 3 sào ao thả cá và trồng trên 30 ha quế.
Nhận thấy chăn nuôi và phát triển đàn đại gia súc rất tiềm năng và phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây, ông Dèn cũng đã tận dụng những diện tích đất đồi rộng rãi, cây cỏ xanh tốt quanh năm, không khí phù hợp để chăn nuôi và phát triển đàn trâu, vừa có sức kéo phục vụ sản xuất của gia đình, vừa tăng thêm thu nhập. Thời điểm đầu ít vốn, chưa có kinh nghiệm, ông Dèn chỉ nuôi 2 con trâu cái sinh sản, sau khi có kinh nghiệm chăm sóc và phòng bệnh cho đàn trâu, ông Dèn phát triển số lượng đàn trâu tăng theo thời gian, lứa này nối tiếp lứa khác. Cùng với đó, ông Dèn đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm, phương thức chăn nuôi, chủ động phòng trừ bệnh cho vật nuôi. Được sự hỗ trợ của huyện Văn Yên từ đề án chăn nuôi, thay vì thả rông đàn trâu trong rừng, ông Dèn đã trồng trên 2 ha cỏ voi, đầu tư gần 200 triệu đồng để xây dựng chuồng trại theo đúng yêu cầu “mát về mùa hè, ấm về mùa đông”. Đàn trâu của ông hiện nay luôn dao động khoảng 40 con, trong đó có 20 con trâu cái sinh sản, bình quân mỗi năm bán ra thị trường 10 con trâu, trừ tất cả chi phí, ông thu về cũng được 200 - 250 triệu đồng.
Ngoài thu nhập hàng năm trên 200 triệu đồng từ chăn nuôi trâu sinh sản, ông Dèn còn thu nhập thêm khoảng 50 triệu đồng từ trồng lúa, ngô, sắn, quế. 2 mẫu ruộng của gia đình ông được gieo cấy 2 vụ trong năm bằng các giống lúa có năng suất và chất lượng. Nhờ chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phân trâu được ủ mục để bón ruộng, mỗi vụ gia đình ông cũng thu được từ 4 - 5 tấn lúa phục vụ cho cuộc sống hàng ngày và chăn nuôi. 6 người con của ông trưởng thành và xây dựng gia đình đều được ông chia cho một số diện tích quế để phát triển kinh tế, số quế còn lại trên 10 ha cũng đã đến chu kỳ khai thác có giá trị trên 10 tỷ đồng.
Là một người nông dân, không chỉ biết làm giàu cho bản thân gia đình, ông Lý A Dèn còn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, chăn nuôi, cách chọn con giống, chăm sóc, phòng bệnh cho đàn trâu với bà con thôn xóm để cùng nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, được nhiều người trong thôn tin yêu, quý trọng. Hàng năm, gia đình ông đều đạt danh hiệu gia đình văn hóa, được UBND xã, UBND huyện tặng nhiều giấy khen.
Với ý chí không ngại vượt khó để vươn lên, lão nông Lý A Dèn đã tự tìm tòi phương thức sản xuất thích hợp từng bước phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại thu nhập ổn định cho gia đình. Ông cũng là một trong những tấm gương điển hình về chăn nuôi đại gia súc của huyện Văn Yên, là tấm gương sáng để những thanh niên vẫn loay hoay với câu chuyện lập thân lập nghiệp miền sơn cước suy ngẫm và học tập, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
1072 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Văn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn huyện Văn Yên đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương nông dân vượt khó, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Một trong số đó phải kể đến tấm gương ông Lý A Dèn, dân tộc Dao ở thôn Cài, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên. Hiện ông Dèn đang đang sở hữu đàn trâu lớn nhất xã Lâm Giang và nhất huyện Văn Yên. Sau nhiều năm gây dựng, ông đã trở thành “triệu phú nuôi trâu nơi miền sơn cước”.Men theo con đường rừng trơn trượt, khấp khểnh, chúng tôi đến thăm trang trại của ông Lý A Dèn, thôn Cài xã Lâm Giang. Buổi chiều miền sơn cước êm ả như ru, trên con đường mòn dẫn về bản, từng đàn trâu nối đuôi nhau về chuồng. Tiếng mõ trâu kêu lốc cốc đều đều như xua tan vẻ tĩnh mịch của núi rừng. Năm nay đã bước sang tuổi 63, nhưng nom ông Dèn còn rắn giỏi lắm. Minh chứng là ngày mưa ông vẫn cứ cuốc bộ hàng cây số đường rừng để chăn thả đàn trâu của mình. Ông Dèn vừa cười hồn nhiên, khoe tài sản gần 40 con trâu đen bóng trong chuồng. Ông Rèn bảo, hạt thóc, bắp ngô, củ khoai ở nơi này rất sẵn, đất rộng bát ngát, người dân cần cù chịu khó, thế mà trước đây cuộc sống nghèo vẫn hoàn nghèo. Suốt mấy chục năm chăm bẵm và tìm tòi cách chăm sóc đàn trâu, một điều ông Dèn nhận thấy rằng nuôi cái con “ăn cỏ uống nước lã” này là dễ kiếm tiền hơn cả.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất thừa tiềm năng, nhưng thiếu người đánh thức, năm 1990 ông Dèn đã cùng vợ con vào dựng lán trại trong vùng rừng núi hoang vu của thôn Cài, xã Lâm Giang để lập nghiệp. Tài sản quý nhất lúc bấy giờ chỉ là căn nhà lá tạm bợ dựng lên giữa rừng núi hoang vu, đủ che nắng chứ mưa xuống thì trong nhà dột như ngoài sân, 6 đứa con nhỏ nheo nhóc, thiếu ăn, thiếu mặc. Không thể để vợ con đói khổ mãi được, ông Lý A Dèn đã suy nghĩ nhiều đêm và quyết tâm khai hoang trồng cây quế. Những năm cây quế còn nhỏ, ông trồng xen lúa, ngô, sắn để lấy ngắn nuôi dài, vừa có lương thực thực phẩm để ăn và chăn nuôi. Bằng bàn tay, khối óc, sự cần cù, chịu thương, chịu khó, không quản ngại nắng mưa, thức khuya, dậy sớm, ông đã cùng vợ con ngày ngày, tháng tháng đánh những gốc lau, khuân từng viên đá, san từng mô đất để khai hoang hơn 2 mẫu ruộng nước, đào 3 sào ao thả cá và trồng trên 30 ha quế.
Nhận thấy chăn nuôi và phát triển đàn đại gia súc rất tiềm năng và phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây, ông Dèn cũng đã tận dụng những diện tích đất đồi rộng rãi, cây cỏ xanh tốt quanh năm, không khí phù hợp để chăn nuôi và phát triển đàn trâu, vừa có sức kéo phục vụ sản xuất của gia đình, vừa tăng thêm thu nhập. Thời điểm đầu ít vốn, chưa có kinh nghiệm, ông Dèn chỉ nuôi 2 con trâu cái sinh sản, sau khi có kinh nghiệm chăm sóc và phòng bệnh cho đàn trâu, ông Dèn phát triển số lượng đàn trâu tăng theo thời gian, lứa này nối tiếp lứa khác. Cùng với đó, ông Dèn đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm, phương thức chăn nuôi, chủ động phòng trừ bệnh cho vật nuôi. Được sự hỗ trợ của huyện Văn Yên từ đề án chăn nuôi, thay vì thả rông đàn trâu trong rừng, ông Dèn đã trồng trên 2 ha cỏ voi, đầu tư gần 200 triệu đồng để xây dựng chuồng trại theo đúng yêu cầu “mát về mùa hè, ấm về mùa đông”. Đàn trâu của ông hiện nay luôn dao động khoảng 40 con, trong đó có 20 con trâu cái sinh sản, bình quân mỗi năm bán ra thị trường 10 con trâu, trừ tất cả chi phí, ông thu về cũng được 200 - 250 triệu đồng.
Ngoài thu nhập hàng năm trên 200 triệu đồng từ chăn nuôi trâu sinh sản, ông Dèn còn thu nhập thêm khoảng 50 triệu đồng từ trồng lúa, ngô, sắn, quế. 2 mẫu ruộng của gia đình ông được gieo cấy 2 vụ trong năm bằng các giống lúa có năng suất và chất lượng. Nhờ chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phân trâu được ủ mục để bón ruộng, mỗi vụ gia đình ông cũng thu được từ 4 - 5 tấn lúa phục vụ cho cuộc sống hàng ngày và chăn nuôi. 6 người con của ông trưởng thành và xây dựng gia đình đều được ông chia cho một số diện tích quế để phát triển kinh tế, số quế còn lại trên 10 ha cũng đã đến chu kỳ khai thác có giá trị trên 10 tỷ đồng.
Là một người nông dân, không chỉ biết làm giàu cho bản thân gia đình, ông Lý A Dèn còn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, chăn nuôi, cách chọn con giống, chăm sóc, phòng bệnh cho đàn trâu với bà con thôn xóm để cùng nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, được nhiều người trong thôn tin yêu, quý trọng. Hàng năm, gia đình ông đều đạt danh hiệu gia đình văn hóa, được UBND xã, UBND huyện tặng nhiều giấy khen.
Với ý chí không ngại vượt khó để vươn lên, lão nông Lý A Dèn đã tự tìm tòi phương thức sản xuất thích hợp từng bước phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại thu nhập ổn định cho gia đình. Ông cũng là một trong những tấm gương điển hình về chăn nuôi đại gia súc của huyện Văn Yên, là tấm gương sáng để những thanh niên vẫn loay hoay với câu chuyện lập thân lập nghiệp miền sơn cước suy ngẫm và học tập, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.