Nông dân huyện Trạm Tấu rất vui mừng khi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm khoai sọ nương, mở ra hướng đi mới cho đồng bào vùng cao phát triển kinh tế.
Sản phẩm khoai sọ nương Trạm Tấu vừa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, mở ra hướng đi mới cho người trồng khoai sọ.
Năm nay, anh Hờ A Trăng ở bản Tà Chử, xã Bản Công mua được xe máy, nhiều vật dụng khác có giá trị, tất cả là nhờ phần lớn nguồn thu nhập từ khoai sọ. "Từ năm 2019, hơn 3.000 m2 đất lúa nương kém hiệu quả, tôi chuyển sang trồng khoai sọ. So với trồng lúa thì trồng khoai sọ cho năng suất cao gấp 3 - 4 lần và mỗi vụ, gia đình tôi thu về hơn 12 triệu đồng từ trồng khoai sọ” - anh Trăng cho biết.
Với gia đình anh Vàng A Sáy ở bản Tà Xùa, anh đã chuyển đổi hơn 3.000 m2 đất lúa nương kém hiệu quả sang trồng khoai sọ. Theo anh Sáy, giống khoai sọ bản địa rất dễ trồng, hợp với thổ nhưỡng vùng cao lại không phải bỏ nhiều công chăm sóc, sản phẩm dễ bán.
Phát huy thế mạnh, tiềm năng đất đai, những năm qua, xã Bản Công đã tuyên truyền, vận động và khuyến khích đồng bào chuyển đổi đất trồng lúa, sắn kém hiệu quả sang trồng khoai sọ mang lại quả kinh tế cao.
Ông Chớ A Páo - Bí thư Đảng ủy xã Bản Công cho biết: "Toàn xã trồng được 5 ha khoai sọ nương. Từ hiệu quả mà giống khoai này đem lại, năm 2021 xã tiếp tục trồng thêm 15 ha”.
Cùng với gạo nếp 87, gà đen bản địa, lợn đen, măng ớt, huyện Trạm Tấu đã xác định khoai sọ là một trong những sản phẩm đặc hữu của huyện. Năm 2019, huyện đã chỉ đạo trồng 45 ha khoai sọ ở hầu hết các xã trên địa bàn, tập trung chủ yếu là ở các xã: Xà Hồ, Bản Công, Bản Mù.
Ông Nguyễn Văn Hòe - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Khoai sọ Trạm Tấu được trồng trên nương, thời gian trồng từ giữa tháng 3 và cho thu hoạch từ cuối tháng 9 đến hết tháng 11. Đây là giống khoai bản địa, cây thấp, củ tròn, vỏ mỏng, da trắng, ăn dẻo, đậm thơm và có hàm lượng dinh dưỡng cao; quá trình trồng, chăm sóc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, đây là giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các loại cây trồng truyền thống như lúa, ngô và các cây trồng khác, nên trong năm 2020 toàn huyện đã trồng mới được 80 ha ở 10 xã, sản lượng đạt trên 1.000 tấn”.
Theo cách tính của người trồng khoai sọ thì giá bán 1 kg hiện nay dao động từ 17.000 - 20.000 đồng, năng suất đạt từ 9 - 11 tấn/ha, trừ chi phí ban đầu, mỗi héc - ta khoai sọ đem về cho họ trên 50 triệu đồng, cao hơn hẳn so với trồng lúa nương và một số cây trồng khác trên cùng diện tích.
Việc được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm khoai sọ nương Trạm Tấu, đặc biệt là được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tin dùng đã mở cánh cửa cho người trồng khoai sọ ở Trạm Tấu một hướng đi mới.
Ông Nguyễn Văn Hòe - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết thêm: với những kết quả đạt được, năm 2021, huyện tiếp tục chỉ đạo nông dân các xã trồng thêm 200 ha khoai sọ. Cùng đó, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, tạo chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân; chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, quy hoạchvùng trồng, vận động người dân chuyển đổi giống cây trồng kém hiệu quả sang trồng khoai sọ nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích, góp phần thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu bền vững cho nông dân vùng cao.
2070 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Nông dân huyện Trạm Tấu rất vui mừng khi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm khoai sọ nương, mở ra hướng đi mới cho đồng bào vùng cao phát triển kinh tế.Năm nay, anh Hờ A Trăng ở bản Tà Chử, xã Bản Công mua được xe máy, nhiều vật dụng khác có giá trị, tất cả là nhờ phần lớn nguồn thu nhập từ khoai sọ. "Từ năm 2019, hơn 3.000 m2 đất lúa nương kém hiệu quả, tôi chuyển sang trồng khoai sọ. So với trồng lúa thì trồng khoai sọ cho năng suất cao gấp 3 - 4 lần và mỗi vụ, gia đình tôi thu về hơn 12 triệu đồng từ trồng khoai sọ” - anh Trăng cho biết.
Với gia đình anh Vàng A Sáy ở bản Tà Xùa, anh đã chuyển đổi hơn 3.000 m2 đất lúa nương kém hiệu quả sang trồng khoai sọ. Theo anh Sáy, giống khoai sọ bản địa rất dễ trồng, hợp với thổ nhưỡng vùng cao lại không phải bỏ nhiều công chăm sóc, sản phẩm dễ bán.
Phát huy thế mạnh, tiềm năng đất đai, những năm qua, xã Bản Công đã tuyên truyền, vận động và khuyến khích đồng bào chuyển đổi đất trồng lúa, sắn kém hiệu quả sang trồng khoai sọ mang lại quả kinh tế cao.
Ông Chớ A Páo - Bí thư Đảng ủy xã Bản Công cho biết: "Toàn xã trồng được 5 ha khoai sọ nương. Từ hiệu quả mà giống khoai này đem lại, năm 2021 xã tiếp tục trồng thêm 15 ha”.
Cùng với gạo nếp 87, gà đen bản địa, lợn đen, măng ớt, huyện Trạm Tấu đã xác định khoai sọ là một trong những sản phẩm đặc hữu của huyện. Năm 2019, huyện đã chỉ đạo trồng 45 ha khoai sọ ở hầu hết các xã trên địa bàn, tập trung chủ yếu là ở các xã: Xà Hồ, Bản Công, Bản Mù.
Ông Nguyễn Văn Hòe - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Khoai sọ Trạm Tấu được trồng trên nương, thời gian trồng từ giữa tháng 3 và cho thu hoạch từ cuối tháng 9 đến hết tháng 11. Đây là giống khoai bản địa, cây thấp, củ tròn, vỏ mỏng, da trắng, ăn dẻo, đậm thơm và có hàm lượng dinh dưỡng cao; quá trình trồng, chăm sóc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, đây là giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các loại cây trồng truyền thống như lúa, ngô và các cây trồng khác, nên trong năm 2020 toàn huyện đã trồng mới được 80 ha ở 10 xã, sản lượng đạt trên 1.000 tấn”.
Theo cách tính của người trồng khoai sọ thì giá bán 1 kg hiện nay dao động từ 17.000 - 20.000 đồng, năng suất đạt từ 9 - 11 tấn/ha, trừ chi phí ban đầu, mỗi héc - ta khoai sọ đem về cho họ trên 50 triệu đồng, cao hơn hẳn so với trồng lúa nương và một số cây trồng khác trên cùng diện tích.
Việc được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm khoai sọ nương Trạm Tấu, đặc biệt là được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tin dùng đã mở cánh cửa cho người trồng khoai sọ ở Trạm Tấu một hướng đi mới.
Ông Nguyễn Văn Hòe - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết thêm: với những kết quả đạt được, năm 2021, huyện tiếp tục chỉ đạo nông dân các xã trồng thêm 200 ha khoai sọ. Cùng đó, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, tạo chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân; chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, quy hoạchvùng trồng, vận động người dân chuyển đổi giống cây trồng kém hiệu quả sang trồng khoai sọ nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích, góp phần thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu bền vững cho nông dân vùng cao.