CTTĐT - Giai đoạn 2017- 2020, 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; 100% số đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng chính sách theo quy định hiện hành được trợ cấp xã hội hàng tháng; 50% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu; 50% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện cập nhật, quản lý thông tin về các đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng trên địa bàn tỉnh bằng phần mềm quản lý… Đó là những mục tiêu được đề ra trong kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Yên Bái
Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh phấn đấu 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; 100% số đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng chính sách theo quy định hiện hành được trợ cấp xã hội hàng tháng. Tiếp tục thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đặc thù của tỉnh đối với người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi, không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Chính phủ theo từng thời kỳ; trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng có hoàn cảnh khó khăn (ngoài chính sách của Trung ương). 70% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 30% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện. 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện cập nhật, quản lý thông tin về các đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng trên địa bàn tỉnh bằng phần mềm quản lý.
Tầm nhìn đến năm 2030, 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời. Triển khai đầy đủ, kịp thời chính sách trợ giúp xã hội mới khi Chính phủ ban hành và các Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn thực hiện. Tiếp tục quan tâm và hiện chính sách trợ giúp xã hội đặc thù của tỉnh đối với người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi, không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Chính phủ theo từng thời kỳ; trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo cuộc sống cho họ. 90% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 50% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.
Để đạt được các mục tiêu trên, tỉnh sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội. Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp trong chỉ đạo, huy động nguồn lực và thực hiện trợ giúp xã hội; Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về trợ giúp xã. Trong đó đặc biệt chú trọng tới các hình thức tuyên truyền trực tiếp tại cấp cơ sở để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của nhà nước về trợ giúp xã hội, từng bước làm thay đổi nhận thức của xã hội về hoạt động trợ giúp xã hội từ khía cạnh hoạt động nhân đạo đơn thuần sang khía cạnh chia sẻ trách nhiệm xã hội trên cơ sở quyền con người; Tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội; Thực hiện công tác quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội
Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh về trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện về trợ giúp xã hội trên địa bàn cấp huyện.
Cải cách thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn thời gian, quy trình giải quyết chính sách trợ giúp xã hội dựa vào nhu cầu của người dân bảo đảm công khai, minh bạch. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giải quyết, chi trả trợ giúp xã hội, tích hợp dần các chính sách trợ giúp xã hội với các chính sách an sinh xã hội khác theo lộ trình thích hợp. Triển khai tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác trợ giúp xã hội. Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, đặc biệt là chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội và các chính sách có liên quan.
Cùng với đó, tỉnh sẽ phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội và huy động, sử dụng nguồn lực trợ giúp xã hội.
1312 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Giai đoạn 2017- 2020, 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; 100% số đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng chính sách theo quy định hiện hành được trợ cấp xã hội hàng tháng; 50% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu; 50% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện cập nhật, quản lý thông tin về các đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng trên địa bàn tỉnh bằng phần mềm quản lý… Đó là những mục tiêu được đề ra trong kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh phấn đấu 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; 100% số đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng chính sách theo quy định hiện hành được trợ cấp xã hội hàng tháng. Tiếp tục thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đặc thù của tỉnh đối với người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi, không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Chính phủ theo từng thời kỳ; trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng có hoàn cảnh khó khăn (ngoài chính sách của Trung ương). 70% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 30% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện. 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện cập nhật, quản lý thông tin về các đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng trên địa bàn tỉnh bằng phần mềm quản lý.
Tầm nhìn đến năm 2030, 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời. Triển khai đầy đủ, kịp thời chính sách trợ giúp xã hội mới khi Chính phủ ban hành và các Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn thực hiện. Tiếp tục quan tâm và hiện chính sách trợ giúp xã hội đặc thù của tỉnh đối với người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi, không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Chính phủ theo từng thời kỳ; trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo cuộc sống cho họ. 90% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 50% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.
Để đạt được các mục tiêu trên, tỉnh sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội. Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp trong chỉ đạo, huy động nguồn lực và thực hiện trợ giúp xã hội; Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về trợ giúp xã. Trong đó đặc biệt chú trọng tới các hình thức tuyên truyền trực tiếp tại cấp cơ sở để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của nhà nước về trợ giúp xã hội, từng bước làm thay đổi nhận thức của xã hội về hoạt động trợ giúp xã hội từ khía cạnh hoạt động nhân đạo đơn thuần sang khía cạnh chia sẻ trách nhiệm xã hội trên cơ sở quyền con người; Tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội; Thực hiện công tác quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội
Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh về trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện về trợ giúp xã hội trên địa bàn cấp huyện.
Cải cách thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn thời gian, quy trình giải quyết chính sách trợ giúp xã hội dựa vào nhu cầu của người dân bảo đảm công khai, minh bạch. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giải quyết, chi trả trợ giúp xã hội, tích hợp dần các chính sách trợ giúp xã hội với các chính sách an sinh xã hội khác theo lộ trình thích hợp. Triển khai tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác trợ giúp xã hội. Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, đặc biệt là chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội và các chính sách có liên quan.
Cùng với đó, tỉnh sẽ phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội và huy động, sử dụng nguồn lực trợ giúp xã hội.