Nghị quyết 104/2023/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đặt mục tiêu từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, phải triển khai quyết tâm, gấp rút nhiều công việc, trong đó cần tập trung hoàn thành sớm 4 nhiệm vụ, vấn đề trọng tâm.
Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Cuối tháng 12 tới đây, Hội nghị toàn quốc về cải cách chính sách tiền lương sẽ diễn ra để tổng kết lại những công việc đã làm, chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch, lộ trình triển khai chính sách vào năm 2024.
820 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Nghị quyết 104/2023/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đặt mục tiêu từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, phải triển khai quyết tâm, gấp rút nhiều công việc, trong đó cần tập trung hoàn thành sớm 4 nhiệm vụ, vấn đề trọng tâm.
Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Cuối tháng 12 tới đây, Hội nghị toàn quốc về cải cách chính sách tiền lương sẽ diễn ra để tổng kết lại những công việc đã làm, chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch, lộ trình triển khai chính sách vào năm 2024.