Ngày 1/1/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 01/CĐ-TTg yêu cầu tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án, công trình hạ tầng giao thông.
Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu rõ:
Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một trong ba khâu đột phá chiến lược, trong đó phát triển hạ tầng giao thông là trụ cột quan trọng, tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định mục tiêu cả nước đến năm 2025 có khoảng 3.000 km đường bộ cao tốc và đến năm 2030 có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc. Giai đoạn 2021-2025 đã tập trung tối đa nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, gấp 3 lần so với giai đoạn 2016-2020.
Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương; các Chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án, nhà thầu xây lắp, nhà thầu tư vấn, các kỹ sư, công nhân ..v..v.. đã quyết liệt, tích cực triển khai các dự án, công trình giao thông quan trọng quốc gia và nhiều công trình đã làm việc liên tục "3 ca, 4 kíp", thi công xây dựng cả trong các ngày thứ Bẩy, Chủ nhật, lễ, tết, nhờ đó đến nay đã thi công nhiều dự án giao thông (đường bộ cao tốc, cảng hàng không, đường sắt, hàng hải…) và trong năm 2023 đã hoàn thành, đưa vào khai thác 20 Dự án, trong đó, có 09 Dự án đường bộ cao tốc dài 475 km, nâng tổng số cao tốc đưa vào khai thác từ đầu nhiệm kỳ đến nay là 729 km và nâng tổng số cao tốc của cả nước lên gần 1.900 km.
Ngay trong những ngày nghỉ Tết dương lịch 2024 này, trên các công trình giao thông trọng điểm khắp các miền đất nước, cán bộ, công nhân viên và người lao động của các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn vẫn hăng say làm việc với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "vượt nắng, thắng mưa", "không thua đại dịch", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương" thi công '3 ca 4 kíp', làm việc xuyên lễ, xuyên tết, xuyên ngày nghỉ để đẩy nhanh tiến độ công trình, dự án. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chúc mừng năm mới thắng lợi mới, cảm ơn, ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng tham gia thi công, tư vấn, các cán bộ, công nhân v...v.. đã nỗ lực, quyết tâm để đưa các công trình về đích đúng tiến độ, vượt tiến độ, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động…
Khắc phục mọi khó khăn, vướng mắc, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công
Với tinh thần: "tất cả vì hạnh phúc ấm no của nhân dân, vì sự phát triển hùng cường của đất nước" và để phấn đấu hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn, cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật, công nhân v..v.. trên các công trường tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, kịp thời khắc phục mọi khó khăn, vướng mắc, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công trên công trường (trong đó có trên 1.700 km cao tốc kết nối Bắc - Nam và các cao tốc kết nối Đông - Tây; các cây cầu lớn, các dự án cảng hàng không nội địa, quốc tế, các tuyến đường sắt, các cảng biển, tuyến đường thủy nội địa) và đồng thời sớm hoàn thành thủ tục, khởi công thêm các dự án mới các dự án, công trình hạ tầng giao thông. Một số yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn:
a) Tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "không thua đại dịch", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương" thi công '3 ca 4 kíp', làm việc xuyên lễ, xuyên tết, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa khô năm 2024, trách nhiệm hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng các công trình, dự án, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ đề ra.
b) Trong mọi trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc, trở ngại, các cấp, các ngành, các lực lượng tham gia triển khai dự án, công trình cần đồng tâm hiệp lực, "chỉ bàn tiến, không bàn lùi", quyết tâm cao nhất, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để vượt qua mọi thách thức, đưa công trình về đích.
c) Nâng cao chất lượng công trình trong từng khâu, từng công đoạn; nỗ lực, đổi mới, sáng tạo ngay từ khâu ý tưởng thiết kế để công trình, dự án không những có chất lượng tốt nhất mà còn thể hiện được nét, dấu ấn văn hóa đặc sắc, các giá trị lịch sử của vùng, miền, địa danh.
Nỗ lực hơn nữa, tập trung tháo gỡ khó khăn, xử lý tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng giao thông
2. Các Bộ trưởng có liên quan nhất là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án hạ tầng giao thông đang triển khai đầu tư xây dựng:
a) Tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải và Lãnh đạo Chính phủ; chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương nỗ lực hơn nữa, tập trung tháo gỡ khó khăn, xử lý tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng, di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật; quan tâm đến công tác xây dựng các khu tái định cư, bảo đảm các điều kiện sản xuất kinh doanh, sinh hoạt bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; người dân sớm có chỗ ở mới, ổn định trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn; tháo gỡ vướng mắc liên quan đến khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng, hỗ trợ các chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng các công trình, dự án theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng; chỉ đạo các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu thực hiện tốt phương châm "đi dân nhớ, ở dân thương", sử dụng tối đa lao động địa phương, tích cực giúp đỡ, hỗ trợ, gắn bó với dân, tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân; rà soát kết nối đồng bộ với các tuyến đường bộ cao tốc khắc phục hậu quả các vấn đề phát sinh nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, khai thác quỹ đất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng, địa phương và cả nước.
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương có hình thức phù hợp, kịp thời để tuyên truyền, động viên, khích lệ, khen thưởng các tập thể, cá nhân, tạo khí thế mới, nâng cao tinh thần thi đua sôi nổi lao động sản xuất tại các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.
c) Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đặc biệt là công tác lựa chọn nhà đầu tư để khởi công các dự án đường bộ cao tốc trong năm 2024 theo đúng kế hoạch đã đặt ra.
3. Các Bộ:
a) Bộ Xây dựng tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng, tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong công tác quản lý giá, công bố giá vật liệu xây dựng; rà soát, sửa đổi các bất cập trong định mức xây dựng.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư kịp thời tham mưu Chính phủ phân bổ vốn đầu tư cho các dự án, công trình giao thông; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản, đẩy nhanh tiến độ thẩm định các dự án.
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản, đẩy nhanh thủ tục đầu tư trong lĩnh vực giao thông (thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…). Tăng cường quản lý nhà nước trong việc cấp phép khai thác vật liệu xây dựng; tiếp tục hướng dẫn địa phương, tháo gỡ các vướng mắc trong công tác cấp mỏ vật liệu theo cơ chế đặc thù. Tiếp tục mở rộng phạm vi của dự án đánh giá tài nguyên cát biển phục vụ các dự án giao thông và các công trình xây dựng khác
d) Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản rà soát, đẩy nhanh giải quyết các thủ tục liên quan đến vốn vay ODA, vốn vay của các tổ chức quốc tế cho các dự án giao thông.
e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản đẩy nhanh các thủ tục liên quan đến công tác chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất lúa.
Chú trọng việc đầu tư xây dựng các khu tái định cư
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án hạ tầng giao thông đang triển khai xây dựng:
a) Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tuyên truyền vận động người dân để đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật trong đó chú trọng đến việc đầu tư xây dựng các khu tái định cư, bảo đảm người dân có nơi ở mới tối thiểu bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với các Chủ đầu tư, nhà thầu thi công làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, tạo thêm công ăn việc làm, sinh kế cho người dân địa phương, tạo sự phấn khởi, gắn bó "đi dân nhớ, ở dân thương".
b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản dự án giao thông trong việc cấp phép khẩn trương mỏ vật liệu nhất là các mỏ theo cơ chế đặc thù, rà soát các mỏ vật liệu thông thường tại địa phương để bảo đảm nguồn cung, bảo đảm công suất đáp ứng tiến độ thi công các dự án và hoàn nguyên trạng sau khi kết thúc.
5. Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bảo đảm tiến độ, chất lượng và vệ sinh, an toàn cho các Dự án, công trình.
6. Giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này, kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh./.
1335 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Ngày 1/1/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 01/CĐ-TTg yêu cầu tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án, công trình hạ tầng giao thông.Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu rõ:
Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một trong ba khâu đột phá chiến lược, trong đó phát triển hạ tầng giao thông là trụ cột quan trọng, tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định mục tiêu cả nước đến năm 2025 có khoảng 3.000 km đường bộ cao tốc và đến năm 2030 có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc. Giai đoạn 2021-2025 đã tập trung tối đa nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, gấp 3 lần so với giai đoạn 2016-2020.
Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương; các Chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án, nhà thầu xây lắp, nhà thầu tư vấn, các kỹ sư, công nhân ..v..v.. đã quyết liệt, tích cực triển khai các dự án, công trình giao thông quan trọng quốc gia và nhiều công trình đã làm việc liên tục "3 ca, 4 kíp", thi công xây dựng cả trong các ngày thứ Bẩy, Chủ nhật, lễ, tết, nhờ đó đến nay đã thi công nhiều dự án giao thông (đường bộ cao tốc, cảng hàng không, đường sắt, hàng hải…) và trong năm 2023 đã hoàn thành, đưa vào khai thác 20 Dự án, trong đó, có 09 Dự án đường bộ cao tốc dài 475 km, nâng tổng số cao tốc đưa vào khai thác từ đầu nhiệm kỳ đến nay là 729 km và nâng tổng số cao tốc của cả nước lên gần 1.900 km.
Ngay trong những ngày nghỉ Tết dương lịch 2024 này, trên các công trình giao thông trọng điểm khắp các miền đất nước, cán bộ, công nhân viên và người lao động của các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn vẫn hăng say làm việc với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "vượt nắng, thắng mưa", "không thua đại dịch", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương" thi công '3 ca 4 kíp', làm việc xuyên lễ, xuyên tết, xuyên ngày nghỉ để đẩy nhanh tiến độ công trình, dự án. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chúc mừng năm mới thắng lợi mới, cảm ơn, ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng tham gia thi công, tư vấn, các cán bộ, công nhân v...v.. đã nỗ lực, quyết tâm để đưa các công trình về đích đúng tiến độ, vượt tiến độ, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động…
Khắc phục mọi khó khăn, vướng mắc, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công
Với tinh thần: "tất cả vì hạnh phúc ấm no của nhân dân, vì sự phát triển hùng cường của đất nước" và để phấn đấu hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn, cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật, công nhân v..v.. trên các công trường tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, kịp thời khắc phục mọi khó khăn, vướng mắc, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công trên công trường (trong đó có trên 1.700 km cao tốc kết nối Bắc - Nam và các cao tốc kết nối Đông - Tây; các cây cầu lớn, các dự án cảng hàng không nội địa, quốc tế, các tuyến đường sắt, các cảng biển, tuyến đường thủy nội địa) và đồng thời sớm hoàn thành thủ tục, khởi công thêm các dự án mới các dự án, công trình hạ tầng giao thông. Một số yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn:
a) Tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "không thua đại dịch", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương" thi công '3 ca 4 kíp', làm việc xuyên lễ, xuyên tết, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa khô năm 2024, trách nhiệm hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng các công trình, dự án, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ đề ra.
b) Trong mọi trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc, trở ngại, các cấp, các ngành, các lực lượng tham gia triển khai dự án, công trình cần đồng tâm hiệp lực, "chỉ bàn tiến, không bàn lùi", quyết tâm cao nhất, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để vượt qua mọi thách thức, đưa công trình về đích.
c) Nâng cao chất lượng công trình trong từng khâu, từng công đoạn; nỗ lực, đổi mới, sáng tạo ngay từ khâu ý tưởng thiết kế để công trình, dự án không những có chất lượng tốt nhất mà còn thể hiện được nét, dấu ấn văn hóa đặc sắc, các giá trị lịch sử của vùng, miền, địa danh.
Nỗ lực hơn nữa, tập trung tháo gỡ khó khăn, xử lý tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng giao thông
2. Các Bộ trưởng có liên quan nhất là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án hạ tầng giao thông đang triển khai đầu tư xây dựng:
a) Tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải và Lãnh đạo Chính phủ; chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương nỗ lực hơn nữa, tập trung tháo gỡ khó khăn, xử lý tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng, di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật; quan tâm đến công tác xây dựng các khu tái định cư, bảo đảm các điều kiện sản xuất kinh doanh, sinh hoạt bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; người dân sớm có chỗ ở mới, ổn định trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn; tháo gỡ vướng mắc liên quan đến khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng, hỗ trợ các chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng các công trình, dự án theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng; chỉ đạo các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu thực hiện tốt phương châm "đi dân nhớ, ở dân thương", sử dụng tối đa lao động địa phương, tích cực giúp đỡ, hỗ trợ, gắn bó với dân, tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân; rà soát kết nối đồng bộ với các tuyến đường bộ cao tốc khắc phục hậu quả các vấn đề phát sinh nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, khai thác quỹ đất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng, địa phương và cả nước.
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương có hình thức phù hợp, kịp thời để tuyên truyền, động viên, khích lệ, khen thưởng các tập thể, cá nhân, tạo khí thế mới, nâng cao tinh thần thi đua sôi nổi lao động sản xuất tại các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.
c) Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đặc biệt là công tác lựa chọn nhà đầu tư để khởi công các dự án đường bộ cao tốc trong năm 2024 theo đúng kế hoạch đã đặt ra.
3. Các Bộ:
a) Bộ Xây dựng tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng, tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong công tác quản lý giá, công bố giá vật liệu xây dựng; rà soát, sửa đổi các bất cập trong định mức xây dựng.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư kịp thời tham mưu Chính phủ phân bổ vốn đầu tư cho các dự án, công trình giao thông; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản, đẩy nhanh tiến độ thẩm định các dự án.
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản, đẩy nhanh thủ tục đầu tư trong lĩnh vực giao thông (thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…). Tăng cường quản lý nhà nước trong việc cấp phép khai thác vật liệu xây dựng; tiếp tục hướng dẫn địa phương, tháo gỡ các vướng mắc trong công tác cấp mỏ vật liệu theo cơ chế đặc thù. Tiếp tục mở rộng phạm vi của dự án đánh giá tài nguyên cát biển phục vụ các dự án giao thông và các công trình xây dựng khác
d) Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản rà soát, đẩy nhanh giải quyết các thủ tục liên quan đến vốn vay ODA, vốn vay của các tổ chức quốc tế cho các dự án giao thông.
e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản đẩy nhanh các thủ tục liên quan đến công tác chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất lúa.
Chú trọng việc đầu tư xây dựng các khu tái định cư
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án hạ tầng giao thông đang triển khai xây dựng:
a) Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tuyên truyền vận động người dân để đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật trong đó chú trọng đến việc đầu tư xây dựng các khu tái định cư, bảo đảm người dân có nơi ở mới tối thiểu bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với các Chủ đầu tư, nhà thầu thi công làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, tạo thêm công ăn việc làm, sinh kế cho người dân địa phương, tạo sự phấn khởi, gắn bó "đi dân nhớ, ở dân thương".
b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản dự án giao thông trong việc cấp phép khẩn trương mỏ vật liệu nhất là các mỏ theo cơ chế đặc thù, rà soát các mỏ vật liệu thông thường tại địa phương để bảo đảm nguồn cung, bảo đảm công suất đáp ứng tiến độ thi công các dự án và hoàn nguyên trạng sau khi kết thúc.
5. Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bảo đảm tiến độ, chất lượng và vệ sinh, an toàn cho các Dự án, công trình.
6. Giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này, kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh./.