CTTĐT - Nà Hẩu là xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu và là nơi định cư lâu đời của các dòng họ người Mông. Dù cuộc sống còn nghèo khó nhưng hàng ngày người Mông Nà Hẩu vẫn luôn bảo vệ rừng xanh nguyên sinh như bảo vệ ngôi nhà của mình.
Cán bộ Hạt Kiểm lâm Văn Yên kết hợp với cán bộ UBND xã và người dân Nà Hẩu tuần tra, bảo vệ rừng nguyên sinh
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có diện tích quy hoạch 16.950 ha, trong đó, khu bảo vệ nghiêm ngặt 7.250 ha, phân khu phục hồi sinh thái 9.700 ha trải rộng trên địa bàn 4 xã Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng của huyện Văn Yên. Không chỉ có hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu còn là một trong những khu rừng phòng hộ xung yếu cho thượng nguồn của sông Hồng. Nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn, xã Nà Hẩu có tổng diện tự nhiên là 5.640 ha, trong đó rừng tự nhiên đặc dụng trên 4.500 ha. Rừng Nà Hẩu như mái nhà chung của trên 460 hộ với trên 2.280 nghìn nhân khẩu. Mái nhà chung ấy được đồng bào Mông đồng lòng gìn giữ, cho dù cuộc sống của họ vẫn còn khó khăn.
Cả cuộc đời gắn bó với rừng, sống cùng rừng, người Mông Nà Hẩu coi rừng như nguồn sống, là mái nhà che chở, là chỗ dựa tinh thần của cả cộng đồng. Trải qua hàng trăm năm chung sống hoà thuận với rừng, hiểu được luật rừng, dân tộc Mông đặt ra những quy định về việc bảo vệ rừng được cộng đồng tôn trọng như những luật tục. Rừng còn là nơi để người Mông Nà Hẩu thực hành nghi lễ tín ngưỡng cúng rừng, cầu mong các vị thần che chở, bảo vệ và giúp họ có cuộc sống mạnh khỏe, hạnh phúc và bình yên; cho cây cối, gia súc, gia cầm phát triển, và cho sự trường tồn của các dòng họ. Chị Thào Thị Vắng ở thôn Trung tâm xã Nà Hẩu chia sẻ: “Theo quan niệm của người Mông, những cánh rừng xanh, rừng cấm, rừng thiêng gần bản là nơi chở che dân bản tránh cái gió, tránh lũ ống, lũ quét, cho dân bản sản vật để ăn, nguồn nước để uống và tưới tiêu cho đồng ruộng. Giữ cánh rừng luôn tươi tốt cũng chính là giữ cho dân bản luôn bình an, no ấm. Vì vậy không một người dân nào tự ý vào rừng phá rừng trái phép”.
Tín ngưỡng thờ Thần rừng của đồng bào Mông như một sợi dây tâm linh truyền qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, ở thôn bản nào của xã Nà Hẩu cũng có một khu rừng cấm - rừng thiêng nằm ở địa thế đẹp nhất của thôn, nơi hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất để thờ cúng Thần rừng với những quy định “bất khả xâm phạm”. Lệ làng đã định, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng âm lịch hàng năm, các bản, làng trong xã Nà Hẩu lại tụ họp về khu “rừng cấm, rừng thiêng” của thôn để cùng tổ chức “lễ cúng Thần rừng”. Những nghi thức độc đáo, trang nghiêm của buổi lễ được diễn ra ở cửa rừng, nơi có nhiều cây cổ thụ lớn. Trên bàn thờ đặt dưới gốc cây lớn nhất trong rừng là lễ vật gồm một con gà trống lông trắng, một con gà mái lông đen, một con lợn đen, rượu, xôi, hương, giấy bản… để dâng cúng Thần rừng. Theo quy ước của bản, cúng rừng xong thì cấm rừng ba ngày. Trong ba ngày đó không ai được vào rừng chặt lá xanh, đào đất, bẻ măng, lấy củi… Quy ước, hương ước của từng bản cũng quy định trong năm các hộ dân phải bảo vệ rừng thật tốt, không được chặt cây xanh trên rừng để giữ nguồn nước. Luật tục người Mông quy định, bất cứ ai vi phạm rừng cấm cũng đều bị xử phạt. Không quá phức tạp như các điều luật khác, luật tục của cộng đồng người Mông ở xã Nà Hẩu đơn giản nhưng rất hiệu lực, mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ rừng. Bởi vậy, đến Nà Hẩu đâu đâu cũng thấy màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng nguyên sinh vốn đã tồn tại cả trăm năm.
Với phương châm bảo vệ rừng tận gốc và xã hội hoá công tác bảo vệ rừng, Hạt Kiểm lâm Văn Yên, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu đã phối hợp với UBND xã Nà Hẩu giao khoán quản lý bảo vệ trên 3.700 ha rừng tự nhiên đặc dụng cho cộng đồng các thôn trên địa bàn xã. UBND xã Nà Hẩu đã giao cho các thôn thành lập 6 tổ nhóm bảo vệ rừng, gồm trên 120 thành viên phân bố đều ở 3 thôn trên địa bàn. Thông qua đó nâng cao vai trò, quyền lợi gắn với trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Đây là chỗ dựa vững chắc của Hạt kiểm lâm Văn Yên trong công tác bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng tự nhiên như khai thác gỗ, săn bắt động vật, phát phá rừng trái phép, phòng cháy chữa cháy rừng. Cùng với đó, UBND xã phối hợp với cán bộ Hạt Kiểm lâm Văn Yên tăng cường xuống cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân; tổ chức cho bà con ký kết các quy định bảo vệ rừng gắn với phòng cháy, chữa cháy rừng; xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Với người Mông ở Nà Hẩu, việc giữ rừng giống như giữ cái nhà của mình, nên người dân ở đây ai cũng tự bảo nhau không được phá rừng làm nương rẫy, không để người lạ vào rừng. Nếu ai xâm phạm vào khu vực rừng nhận khoán, người dân sẽ nhanh chóng thông báo chính quyền xã và cán bộ Kiểm lâm can thiệp, xử lý kịp thời. Được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng, người dân ở đây tự nhắc nhở nhau bảo vệ diện tích rừng đã nhận khoán. Đồng thời, tự giác tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát và triển khai nhiều biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng; ngăn chặn kịp thời các hành vi chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép. Nhờ vậy mà trong nhiều năm qua, diện tích rừng nguyên sinh đặc dụng trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu được các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ không bị tán phá, không để xảy ra cháy rừng. Những cánh rừng bạt ngàn luôn một màu xanh tốt, ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng lên theo hướng thân thiện với rừng và môi trường sống.
Mặc dù cuộc sống của đồng bào Mông Nà Hẩu còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nhất huyện, nhưng không vì thế mà việc giữ rừng bị sao nhãng. Quyết tâm giữ rừng của người dân nơi đây đã góp phần ổn định tình hình, các vụ tàng trữ, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép kịp thời được phát hiện xử lý theo quy định của pháp luật. Những cánh rừng thiêng, rừng nguyên sinh vẫn ngút ngàn xanh và trường tồn dài lâu như tập tục giữ rừng của người Mông. Đó là một nét đẹp văn hoá hết sức đáng trân trọng của những người dân sống nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu.
1665 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nà Hẩu là xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu và là nơi định cư lâu đời của các dòng họ người Mông. Dù cuộc sống còn nghèo khó nhưng hàng ngày người Mông Nà Hẩu vẫn luôn bảo vệ rừng xanh nguyên sinh như bảo vệ ngôi nhà của mình.Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có diện tích quy hoạch 16.950 ha, trong đó, khu bảo vệ nghiêm ngặt 7.250 ha, phân khu phục hồi sinh thái 9.700 ha trải rộng trên địa bàn 4 xã Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng của huyện Văn Yên. Không chỉ có hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu còn là một trong những khu rừng phòng hộ xung yếu cho thượng nguồn của sông Hồng. Nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn, xã Nà Hẩu có tổng diện tự nhiên là 5.640 ha, trong đó rừng tự nhiên đặc dụng trên 4.500 ha. Rừng Nà Hẩu như mái nhà chung của trên 460 hộ với trên 2.280 nghìn nhân khẩu. Mái nhà chung ấy được đồng bào Mông đồng lòng gìn giữ, cho dù cuộc sống của họ vẫn còn khó khăn.
Cả cuộc đời gắn bó với rừng, sống cùng rừng, người Mông Nà Hẩu coi rừng như nguồn sống, là mái nhà che chở, là chỗ dựa tinh thần của cả cộng đồng. Trải qua hàng trăm năm chung sống hoà thuận với rừng, hiểu được luật rừng, dân tộc Mông đặt ra những quy định về việc bảo vệ rừng được cộng đồng tôn trọng như những luật tục. Rừng còn là nơi để người Mông Nà Hẩu thực hành nghi lễ tín ngưỡng cúng rừng, cầu mong các vị thần che chở, bảo vệ và giúp họ có cuộc sống mạnh khỏe, hạnh phúc và bình yên; cho cây cối, gia súc, gia cầm phát triển, và cho sự trường tồn của các dòng họ. Chị Thào Thị Vắng ở thôn Trung tâm xã Nà Hẩu chia sẻ: “Theo quan niệm của người Mông, những cánh rừng xanh, rừng cấm, rừng thiêng gần bản là nơi chở che dân bản tránh cái gió, tránh lũ ống, lũ quét, cho dân bản sản vật để ăn, nguồn nước để uống và tưới tiêu cho đồng ruộng. Giữ cánh rừng luôn tươi tốt cũng chính là giữ cho dân bản luôn bình an, no ấm. Vì vậy không một người dân nào tự ý vào rừng phá rừng trái phép”.
Tín ngưỡng thờ Thần rừng của đồng bào Mông như một sợi dây tâm linh truyền qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, ở thôn bản nào của xã Nà Hẩu cũng có một khu rừng cấm - rừng thiêng nằm ở địa thế đẹp nhất của thôn, nơi hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất để thờ cúng Thần rừng với những quy định “bất khả xâm phạm”. Lệ làng đã định, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng âm lịch hàng năm, các bản, làng trong xã Nà Hẩu lại tụ họp về khu “rừng cấm, rừng thiêng” của thôn để cùng tổ chức “lễ cúng Thần rừng”. Những nghi thức độc đáo, trang nghiêm của buổi lễ được diễn ra ở cửa rừng, nơi có nhiều cây cổ thụ lớn. Trên bàn thờ đặt dưới gốc cây lớn nhất trong rừng là lễ vật gồm một con gà trống lông trắng, một con gà mái lông đen, một con lợn đen, rượu, xôi, hương, giấy bản… để dâng cúng Thần rừng. Theo quy ước của bản, cúng rừng xong thì cấm rừng ba ngày. Trong ba ngày đó không ai được vào rừng chặt lá xanh, đào đất, bẻ măng, lấy củi… Quy ước, hương ước của từng bản cũng quy định trong năm các hộ dân phải bảo vệ rừng thật tốt, không được chặt cây xanh trên rừng để giữ nguồn nước. Luật tục người Mông quy định, bất cứ ai vi phạm rừng cấm cũng đều bị xử phạt. Không quá phức tạp như các điều luật khác, luật tục của cộng đồng người Mông ở xã Nà Hẩu đơn giản nhưng rất hiệu lực, mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ rừng. Bởi vậy, đến Nà Hẩu đâu đâu cũng thấy màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng nguyên sinh vốn đã tồn tại cả trăm năm.
Với phương châm bảo vệ rừng tận gốc và xã hội hoá công tác bảo vệ rừng, Hạt Kiểm lâm Văn Yên, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu đã phối hợp với UBND xã Nà Hẩu giao khoán quản lý bảo vệ trên 3.700 ha rừng tự nhiên đặc dụng cho cộng đồng các thôn trên địa bàn xã. UBND xã Nà Hẩu đã giao cho các thôn thành lập 6 tổ nhóm bảo vệ rừng, gồm trên 120 thành viên phân bố đều ở 3 thôn trên địa bàn. Thông qua đó nâng cao vai trò, quyền lợi gắn với trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Đây là chỗ dựa vững chắc của Hạt kiểm lâm Văn Yên trong công tác bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng tự nhiên như khai thác gỗ, săn bắt động vật, phát phá rừng trái phép, phòng cháy chữa cháy rừng. Cùng với đó, UBND xã phối hợp với cán bộ Hạt Kiểm lâm Văn Yên tăng cường xuống cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân; tổ chức cho bà con ký kết các quy định bảo vệ rừng gắn với phòng cháy, chữa cháy rừng; xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Với người Mông ở Nà Hẩu, việc giữ rừng giống như giữ cái nhà của mình, nên người dân ở đây ai cũng tự bảo nhau không được phá rừng làm nương rẫy, không để người lạ vào rừng. Nếu ai xâm phạm vào khu vực rừng nhận khoán, người dân sẽ nhanh chóng thông báo chính quyền xã và cán bộ Kiểm lâm can thiệp, xử lý kịp thời. Được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng, người dân ở đây tự nhắc nhở nhau bảo vệ diện tích rừng đã nhận khoán. Đồng thời, tự giác tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát và triển khai nhiều biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng; ngăn chặn kịp thời các hành vi chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép. Nhờ vậy mà trong nhiều năm qua, diện tích rừng nguyên sinh đặc dụng trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu được các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ không bị tán phá, không để xảy ra cháy rừng. Những cánh rừng bạt ngàn luôn một màu xanh tốt, ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng lên theo hướng thân thiện với rừng và môi trường sống.
Mặc dù cuộc sống của đồng bào Mông Nà Hẩu còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nhất huyện, nhưng không vì thế mà việc giữ rừng bị sao nhãng. Quyết tâm giữ rừng của người dân nơi đây đã góp phần ổn định tình hình, các vụ tàng trữ, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép kịp thời được phát hiện xử lý theo quy định của pháp luật. Những cánh rừng thiêng, rừng nguyên sinh vẫn ngút ngàn xanh và trường tồn dài lâu như tập tục giữ rừng của người Mông. Đó là một nét đẹp văn hoá hết sức đáng trân trọng của những người dân sống nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu.